Khái Quát Kết Quả Từ Các Công Trình Đã Được Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Sẽ Tiếp Tục Nghiên Cứu


lịch Bắc Bộ của Việt Nam” (2011) [Hoàng Thị Lan Hương, 2011. Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.] của Hoàng Thị Lan Hương, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

+ Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về lưu trú du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch, xây dựng được một hệ thống các tiêu thức đánh giá về kinh doanh lưu trú du lịch. Trong đó phân tích các tiêu thức xác định kinh doanh lưu trú du lịch bền vững với việc liên kết với các hãng hàng không, trong đó có LCA để duy trì lượng khách ổn định là một tiêu thức quan trọng.

+ Trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo cho kinh doanh lưu trú du lịch phát triển bền vững thì liên kết giữa du lịch ­ haǹ g không được xem như một tiêu thức, giải pháp giúp loại hình kinh doanh này phát triển.

­ Luận án tiến sĩ, “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” [Nguyễn Trùng Khánh, 2012. Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến s]ĩ.(2012) của Nguyễn Trùng Khánh bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam.

+ Nội dung cơ bản của luận án là hướng vào phân tích lý luận về lữ hành du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch và các đặc điểm cơ bản của dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

+ Đặc biệt, tác giả luận án kết luận, khi phân tích về các bài học phát

triển dịch vụ lữ hành du lịch thì liên kết du lịch ­ haǹ g không được coi như là một

yếu tố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

quan trọng để

phát triển các doanh nghiệp lữ

Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 4

hành du lịch Việt Nam.

Trong đó được tác giả tập trung phân tích những lợi thế căn bản của quan hệ liên kết này trong phát triển các doanh nghiệp lữ hành và bảo đảm thành công các


hoạt động của chúng.

* Một số nội dung nghiên cứu về


liên kết Tourism – LCA trong các

luận án nghiên cứu về phát triển của ngành hàng không

Không có điều kiện tiếp cận và thực tế không có nhiều chuyên khảo

nghiên cứu các mặt khác nhau trong phát triển ngành hàng không ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổng quan được một số vấn đề liên kết giữa du lịch ­ haǹ g không trong các luận án sau:

­ Luận án Tiến sĩ Kinh tế, “Những khả năng tích lũy và lợi nhuận trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam” [Đào Mạnh Nhương, 1996. Những khả năng tích lũy và lợi nhuận trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.] (1996) của Đào Mạnh Nhương, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

+ Luận án đã trình bày những vấn đề

lý luận chung về

tích lũy và lợi

nhuận đối với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, trong đó phân tích được vai trò, yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của ngành cũng như nhu cầu khả năng tích lũy vốn và tạo lợi nhuận. Trong mục phân tích đặc điểm và khả năng tích lũy vốn, luận án đã phân tích khá sâu về tiết kiệm ở tất cả các khâu trong hoạt động các ngành hàng không như: Sử dụng các loại máy bay tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm trong cung ứng các dịch vụ mặt đất, lưu không sửa chữa và cả thuê máy bay…Đây là những nội dung quan trọng có thể kế thừa trong phân tích sự hình thành phát triển của một hãng LCA và cung ứng LCAS trong luận án.

+ Khi phân tích về các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tăng khả năng tích lũy cũng cho thấy rõ bài học thất bại của một số hãng LCA đã rời bỏ thị trường do phá sản hoặc tạm đình chỉ bay hiện nay.

­ Luận án tiến sĩ kinh tế, “Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020” [Dương Cao Thái Nguyên, 2005. Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ.] (2005) của Dương Cao Thái Nguyên tại Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

+ Luận án đã trình bày một số vấn đề chung về hãng LCA, trong đó phân


tích các đặc trưng của mô hình hãng chi phí thấp, phân tích trình bày những điều kiện khách quan và chủ quan cũng như kinh nghiệm của một số nước về xây dựng hãng LCA.

+ Trình bày những căn cứ cần thiết để xây dựng hãng LCA tại Việt Nam:

1) Dựa trên các dự báo về thị trường dịch vụ vận tải hàng không, dự báo sự ra đời của các hãng LCA và phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng không dân dụng Việt Nam; 2) Phân tích nhu cầu xây dựng hãng LCA tại Việt Nam; và 3) Trình bày khả năng giảm chi phí và lợi nhuận cũng như những khó khăn trong việc xây dựng hãng.

+ Trình bày nội dung và định hướng cũng như lộ trình xây dựng hãng LCA tại Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị về xây dựng hãng LCA.

Tuy không phân tích cụ thể về liên kết LCA ­ Du lịch, song đây thực sự là những nội dung quan trọng khi phân tích đặc tính của LCAS nêu trong luận án.

2.3. Khái quát kết quả từ các công trình đã được tổng quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu

2.3.1. Kết quả cơ bản từ các công trình đã được tổng quan

Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, những vấn đề sau đây đã được đề cập đến, luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nội dung và yêu cầu của đề tài luận án đề ra:

Thứ nhất, một số công trình trong và ngoài nước đã đề cập tới khái niệm dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS), dịch vụ du lịch và những đặc trưng cơ bản của hai loại hình dịch vụ này. Ngoài ra còn đề cập tới hãng hàng không giá rẻ (LCA) và doanh nghiệp kinh doanh du lịch với các loại hình khác nhau như: Doanh nghiệp lữ hành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, doanh nghiệp giao thông vận tải phục vụ du lịch…và đặc thù của các loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, để sử dụng được các khái niệm trên trong luận án cần phải khái quát lại và bổ sung những đặc trưng mới cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận án đòi hỏi.

Thứ hai, trong một số công trình đã đề cập đến phương thức mà các hãng LCA thực hiện để giảm chi phí và bổ trợ trên không và dưới mặt đất, lựa chọn


đường bay, mạng bay và đội bay phù hợp…Những nội dung này luận án đã kế thừa và phát triển rộng ra, gắn kết các đặc điểm hoạt động và phương thức tiết giảm chi phí của ngành hàng không cho phù hợp và tương đồng hơn.

Thứ ba, một số công trình đã đề cập đến như cơ chế quản lý điều hành và vai trò của chính sách Nhà nước trong phát triển ngành Tourism ­ LCA, song rất ít thấy các ý tưởng của Nhà nước về thúc đẩy sự liên kết Tourism ­ LCA. Một số công trình hoặc bài viết ngắn trên các website nhưng mới dừng ở mô tả thực tiễn chưa có các luận chứng lý thuyết khoa học về vai trò điều tiết và quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình liên kết này, luận án kế thừa và sẽ phát triển hoàn thiện hơn.

Thứ tư, nhiều tư liệu thực tiễn và tình hình hoạt động của các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch được tác giả luận án kế thừa và cơ cấu lại theo các tiêu thức cho phù hợp với đề tài.

Thứ

năm,

hầu như

tất cả

các công trình nghiên cứu đều đề

cập tới

quan điểm, phương hướng và hệ thống các giải pháp để thúc đẩy LCA hoặc

du lịch phát triển. Ở đây luận án chỉ kế thừa các giải pháp liên kết du lịch ­

haǹ g không hoặc liên kết Tourism ­ LCA để phát triển và hoàn thiện hơn.

2.3.2. Những vấn đề sẽ phát triển mở rộng trong luận án

Cho đến nay, tác giả luận án chưa có tìm thấy một chuyên khảo nào viết về liên kết phát triển Tourism – LCA trên thị trường dịch vụ của nước ta. Do đó, nội dung cốt lõi trong đề cương được phê duyệt của luận án do tác giả tự nghiên cứu và triển khai. Đó là các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, chứng minh tính khách quan kinh tế của liên kết Tourism – LCA do yêu cầu phát triển nội tại của hai ngành qui định, trong đó sản phẩm du lịch với tư cách là sản phẩm ra đời trên cơ sở liên kết hoạt động đa ngành, trong đó liên kết với hàng không giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là các tour du lịch quốc tế.

Thứ hai, phân tích hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập du lịch, tự do hóa đòi hỏi LCA và lữ hành du lịch phải liên kết lại để tăng sức cạnh tranh đương đầu với các hãng LCA trong vùng nhằm bảo đảm thành công cho tiến


trình hội nhập và phát triển của hai ngành trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ.

Thứ ba, xây dựng mô hình và cơ chế liên kết Tourism – LCA tối ưu và sử dụng lý thuyết này vào khảo sát thực trạng tiến trình liên kết Tourism – LCA của Việt Nam. Từ đó chỉ ra những điều kiện cần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình của sự liên kết này.

Thứ tư, xác định rõ vai trò của sự liên kết Tourism – LCA trong phát triển bản thân hai ngành và đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt là, đưa ra được sản phẩm chung của sự liên kết cho ra đời một sản phẩm du lịch giá rẻ tối ưu.

Thứ năm, đưa ra được những quan điểm cơ bản và hệ thống các giải pháp khả thi để thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism – LCA và bảo đảm cho nó phát triển ổn định bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

­ Mục tiêu cơ bản của luận án là chứng minh tính khách quan và lợi ích to lớn của liên kết giữa du lịch (Tourism) vàhàng không giá rẻ (LCA). Từ đó xác định rõ quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và củng cố mối liên kết giữa Tourism ­ LCA để 2 ngành du lịch và LCA cùng phát triển ổn định ở mức độ cao hơn, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

­ Để thực hiện mục tiêu trên, Luận án có những mục tiêu cụ thể sau:

+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lí luận của du lịch hàng không giá rẻ, các điều kiện và mô hình liên kết tối ưu giữa Tourism ­ LCA cũng như kinh nghiệm liên kết này ở các nước trong khu vực.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác giữa hàng không với du lịch ở

Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của nó.

+ Xác định những xu hướng, quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy


mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hàng không nói chung và dịch vụ hàng không giá rẻ nói riêng với du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Do đối tượng của chuyên ngành kinh tế chính trị là nghiên cứu quan hệ sản xuất, tức là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, từ đó chỉ rõ bản chất và qui luật vận động của các quá trình kinh tế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất và qui luật vận động của các quá trình này việc phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự phù hợp của quan hệ sản xuất là cần thiết. Cụ thể ở đề tài này là nghiên cứu mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp của hai ngành: Tourism và LCA, trong đó sự phát triển của sức sản xuất trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá đã phát triển tới mức đòi hỏi chúng phải liên kết với nhau trong cùng một dây chuyền cung ứng dịch vụ Tourism và

LCA cho thị

trường mở

rộng, để

tối đa hóa lợi ích nhằm phát triển của cả

Tourism và LCA trong cạnh tranh quốc tế, phát triển và hội nhập kinh tế quốc gia.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

+ Về

thời gian từ

khi xuất hiện các hãng LCA và hoạt động cung

ứng

LCAS ra thị trường ở Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2014.

+ Về

không gian và đối tượng khảo sát, chủ

yếu phân tích liên kết

Tourism ­LCA trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh của các hãng LCA của các nước khác hoạt động trên thị trường nước ta. Việc liên kết LCA và Du lịch Việt Nam với các nước khác diễn ra không thường xuyên nên luận án chỉ đề cập tới sự liên kết này dưới dạng xu hướng.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1. Cơ sở lý luận của luận án

Luận án lấy cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin; quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên kết ngành kinh tế, trong đó


có liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ làm thế giới quan và phương pháp luận trong phân tích đề tài luận án.

5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Khi phê phán quan điểm sai lầm của các lý luận gia tư sản về phương

pháp nghiên cứu của Khoa Kinh tế chính trị, C.Mác viết: “ .. khi phân tích những

hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó” [C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, T23, NXB CTQG (st) H.1993,Tr 16]. Tức là, ở đề tài này khi nghiên cứu liên kết Tourism ­ LCA phải gạt bỏ những biểu hiện không bản chất, chỉ giữ lại các quan hệ bản chất phản ánh tính qui luật của quá trình liên kết. Tính qui luật ở đây chính là sự giao thoa lợi ích của các chủ thể tham gia thông qua mô hình liên kết tối ưu. Do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu ở đây là chỉ rõ bản chất và tính qui luật của các quá trình kinh tế, còn phương pháp so sań h

đôí chiếu, thống kê, mô hình hoa,́ trưù

tượng hoákhoa hoc

, phương phaṕ

nghiên

cưú taì liệu để thu thập thông tin vềcơ sở lýluận...bổ sung, minh chứng cho các

lập luận.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng để phân tích cơ sở

lý luận ở chương 1 và thực trạng liên kết giữa du lịch ­ hàng không giá rẻ ở

chương 2 để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp ở

chương 3.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để minh chứng thực trạng liên kết giữa du lịch ­ hàng không giá rẻ trong chương 2.

Phương pháp mô hình hoá được sử dụng trong chương 1 và 2 để làm rõ vấn đề liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ

Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong chương 3 nhằm đưa ra xu hướng và quan điểm cho liên kết giữa du lịch – hàng không giá rẻ, để từ đó đề ra những chính sách và giải pháp khả thi, có hiệu quả.

6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận án.

­ Về lý luận, luận án đã chứng minh sự liên kết du lịch – hàng không giá


rẻ là một khách quan kinh tế xuất phát từ yêu cầu mở rộng phân công chuyên môn hóa dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế quốc tế. Bước đầu hình thành mô hình liên kết du lịch – hàng không giá rẻ tối ưu dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể kinh tế.

­ Về thực tiễn, phân tích được thực trạng các quan hệ liên kết giữa du lịch

– hàng không giá rẻ ở các mức độ liên kết khác nhau, đánh giá kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của liên kết du lịch – hàng không thời gian qua, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp trong thời gian tới.

­ Đề xuất các chính sách và giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch và hàng không, nhằm góp phần phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: Thực trạng liên kêt́ Du lịch ­Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Những quan điểm và giải pháp cơ ban thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH ­ HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí