Khung Trình Độ Năng Lực Ngoại Ngữ Trong Sự Tương Thích Với Một Số Chuẩn Trình Độ Quốc Tế ‌

Bậc

1.3.3.2. Mục tiêu cấp trung học cơ sở

Theo yêu cầu của Đề án, HS tốt nghiệp THCS phải đạt trình độ A2. Đến năm 2020, GV dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn trình độ chung của cấp dạy hai bậc (CEFR B2) do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu (ALTE) đã ban hành tương đương chứng chỉ FCE tối thiểu 60 điểm; chứng chỉ TOEFL trên giấy tối thiểu 525 điểm; chứng chỉ IELTS tối thiểu 5.5 điểm; chứng chỉ CAE tối thiểu 45 điểm.

Bảng 1.2: Khung trình độ năng lực ngoại ngữ trong sự tương thích với một số chuẩn trình độ quốc tế


KNLNN

IELTS

TOEFL

Cambridge Main Bussiness English Suite Certificates

Examinations Examinations

9

Bậc 6

CPE

8 BEC3

Bậc 5 600+ CAE

7

600 FCE

6

BEC2

Bậc 4

500

5

PET

BEC1

Bậc 3

400

4

3

KET

Bậc 2 300

2

200

Bậc 1

1

100

Cũng theo Đề án, Chương trình 10 năm bắt đầu từ lớp 3 cho đến hết lớp

12. Ngoại ngữ được chọn để dạy với thời lượng là 1.155 tiết và các mức trình độ ngoại ngữ bậc học phổ thông tương ứng được qui định như sau:

Bảng 1.3: Trình độ và thời lượng dạy môn ngoại ngữ‌

ở trường phổ thông‌


Cấp học

Trình độ cần đạt


Thời lượng (tiết)

Trường THPT (Lớp 10,11,12)

3

3 tiết/tuần = 315

Trường THCS (Lớp 6,7,8,9)

2

3 tiết/tuần = 420

Trường tiểu học (Lớp 3, 4, 5)

1

4 tiết/tuần = 420

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 4

1.3.3.3. Lộ trình triển khai

Đề án được triển khai thực hiện theo ba giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2008 – 2010: trọng tâm của giai đoạn này là hoàn thành các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng, thí điểm các chương trình ngoại ngữ mới và chuẩn bị để triển khai đại trà ở các cấp học phổ thông.

- Giai đoạn 2011 – 2015: trọng tâm của giai đoạn này là triển khai đại trà chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với các bậc, trình độ đào tạo.

- Giai đoạn 2016 – 2020: trọng tâm của giai đoạn này là triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên quy mô cả nước và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở‌

1.4.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học tiếng Anh‌

1.4.1.1. Các căn cứ và yêu cầu

Qua nghiên cứu các Văn bản hướng dẫn của cấp trên, từ đó nắm vững chủ trương, định hướng chung của Bộ và Sở về GD-ĐT nói chung và ngoại ngữ nói riêng;

Bám sát nhiệm vụ năm học của cấp học, chỉ đạo và yêu cầu của UBND huyện, đặc thù hoạt động DH của các trường trong huyện để xây dựng kế hoạch DH tiếng Anh một cách phù hợp;

Đảm bảo nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn tiếng Anh, nội dung và phạm vi kiến thức môn học, phương pháp dạy học đặc trưng của môn tiếng Anh, hình thức tổ chức cho các nhiệm vụ cụ thể, tổ chức thực hiện, xây dựng các mục tiêu về từng đơn vị bài học;

Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, nhất là chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học bộ môn.

1.4.1.2. Tiến hành xây dựng kế hoạch

Đối với Phòng GD-ĐT, phải căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học cho bộ môn của Sở GD-ĐT, trước mỗi năm học, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học tiếng Anh trên địa bàn huyện. Kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD-ĐT có tính định hướng cho hoạt động dạy học tiếng Anh trong huyện. Dựa vào đó, các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết và phù hợp với đơn vị mình. Kế hoạch dạy học tiếng Anh của nhà trường phải bám sát vào thực tiễn để có kế hoạch phù hợp với nhà trường, tập trung vào phát huy điểm mạnh và khắc phục những tồn tại của trường mình để đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp theo, kế hoạch được triển khai đến tổ, nhóm chuyên môn rồi đến GV ngoại ngữ, và nhờ vậy mà GV có thể chủ động công tác chuyên môn trong cả năm học và từng tháng, từng tuần góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn và cũng là căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra của Phòng GD- ĐT đối với các trường THCS, đối với các tổ, nhóm chuyên môn cũng như là với từng GV.

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên‌

1.4.2.1.Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học tiếng Anh

Mục tiêu: Tiếng Anh được triển khai trong chương trình GD THCS nhằm đạt 3 mục đích cơ bản: Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp,

nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Cả ba mục đích đều có tầm quan trọng nhất định. Mục đích giao tiếp là cơ bản nhất, hai mục đích còn lại phải luôn gắn với mục đích giao tiếp. Tốt nghiệp THCS, HS cần được cung cấp về kiến thức, kỹ năng cơ bản và phẩm chất trí tuệ để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động: Về kiến thức: HS có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về ngôn ngữ tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi; Về kỹ năng: HS có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; Về thái độ: Giúp HS có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình. Bước đầu có nhu cầu và biết cách tự học để nắm và sử dụng tiếng nước ngoài trong học tập và trong đời sống.

Chương trình và nội dung dạy học ở trường trung học cơ sở:

- Trước đây sách giáo khoa của HS được coi là nguồn duy nhất chứa đựng nội dung dạy và học tiếng Anh, là phương tiện tiềm ẩn chứa đựng các phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS. Sách giáo khoa cũng là nền tảng của việc KT, ĐG kết quả học tập. Quan điểm dạy mới cho rằng toàn bộ hoạt động dạy và học trong nhà trường được thể hiện qua chương trình môn học là tổ hợp các kinh nghiệm và hoạt động được tổ chức trong một môi trường sư phạm nhất định nhằm hình thành và phát triển ở HS những năng lực trí tuệ đạo đức và thẩm mỹ cần thiết cho HS.

- Chương trình tiếng Anh ở trường phổ thông được biên soạn theo 6 chủ đề chính (Gia đình, Nhà trường, Bè bạn, Thể thao, Các mùa, Môi trường và các Hoạt động hàng ngày) được lặp lại và có mở rộng từ lớp 6 đến lớp 9. Dưới chủ đề (theme) là các chủ điểm (topic). Hệ thống chủ đề và chủ điểm là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Theo quan điểm trường phái giao tiếp (Communicative approach)

thì nội dung không chỉ bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết theo truyền thống mà ngày nay cần phải cung cấp, rèn luyện đảm bảo 3 thành tố (Ngữ âm, Từ vựng và Chức năng ngôn ngữ - các thành tố ngôn ngữ mang tính điều kiện) và 5 kỹ năng (Nghe, Nói và Nghe nói tương tác - các kỹ năng mang tính quyết định; Đọc, Viết - Reading, Writing - các kỹ năng mang tính hỗ trợ).

1.4.2.2. Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Để việc quản lý KTĐG kết quả học tập của HS đạt mục đích, cần xác định trình độ ngoại ngữ của HS so với mục tiêu đề ra; xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với HS hay không để có kế hoạch điều chỉnh; phát hiện những lỗi HS hay mắc phải khi học ngoại ngữ để giúp họ khắc phục; điều chỉnh cách dạy của HS cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

- Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về ĐG quá trình dạy học cũng như đổi mới việc KT và ĐG thành tích học tập của HS. ĐG kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu GD, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

- Theo quan điểm phát triển năng lực, việc ĐG kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc ĐG mà cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. ĐG kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động GD ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, ĐG theo năng lực là ĐG kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011).

1.4.2.3. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Đây là công cụ của CBQL nhằm nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong tổ bộ môn, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nền nếp

chuyên môn. Hồ sơ cần phải có của mỗi GV theo quy định của Bộ GD-ĐT tại Công văn số: 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 gồm: Giáo án (bài soạn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Sổ chủ nhiệm (đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp).

1.4.2.4. Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

- Tự bồi dưỡng là quá trình tự tổ chức, thực hiện các hoạt động bằng nỗ lực bản thân để chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành kinh nghiệm của ban thân, sáng tạo và năng động do đó QL hoạt động tự học, tự bồi dưỡng là một yếu tố rất quan trọng, đó chính là QL hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Nội dung của bồi dưỡng là cập nhật kiến thức, hướng dẫn GV việc đổi mới, áp dụng PPDH mới và các hình thức dạy học có hiệu quả cao.

- Để có phương tiện QL hoạt động này, đòi hỏi các nhà QL phải có các quy định về cơ chế, chính sách và hồ sơ, chẳng hạn như là kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV cho từng học kỳ, từng năm học và từng giai đoạn....

1.4.2.5. Quản lý nền nếp dạy học

Xây dựng nền nếp dạy học: xây dựng nền nếp dạy học tiếng Anh là những tác động có mục đích, có kế hoạch theo chức trách của người QL nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá trình dạy học tiếng Anh thành ý thức tự giác, tự chủ và tự quản, ý thức trách nhiệm cá nhân và tinh thần cộng đồng trách nhiệm của mỗi GV tiếng Anh thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo pháp luật và các qui chế, qui định GD các cấp đã được ban hành. Một trong những nhiệm vụ của Phòng GD-ĐT là chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học, phát huy tối đa vai trò của tổ chuyên môn.

Giáo viên là người tổ chức, định hướng và giúp đỡ HS: tạo động lực cho HS hứng thú học tập, kích thích HS tích cực trong hoạt động học và là người người hướng dẫn, lập kế hoạch trong công việc định hướng cho cả quá

trình học của HS cũng như phương pháp sư phạm của GV. GV cũng cần tìm hiểu được đối tượng HS của mình, biết rõ những điều kiện HS đã biết khi bắt đầu học hoặc bắt đầu bài học mới. Luôn đặt vị trí của mình vào vị trí người học, cảm nhận và thông hiểu các vấn đề HS vướng mắc, từ đó đề xuất và trợ giúp các phương hướng khả thi giải quyết các tình huống sư phạm.

Giáo viên là người điều khiển hoạt động dạy học: GV là người điều phối các hoạt động dạy học, điều hoà các mối quan hệ giữa GV và HS.

1.4.2.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh‌

Đổi mới PPDH là quá trình chuyển từ thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ - trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới đó là thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, còn HS là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học.

Hầu hết các quốc gia triển khai dạy học tiếng Anh đều nhận định rằng cách tiếp cận giao tiếp là phương pháp được ưa chuộng. Do đó GV nên khuyến khích HS tự thể hiện trong lớp một cách tự nhiên, càng thường xuyên càng tốt và tiếp xúc tối đa ngoại ngữ là vô cùng quan trọng.

Coi việc phát triển năng lực giao tiếp của HS qua càc hình thức nghe, nói, đọc, viết là đích của giảng dạy, lấy chủ đề là đơn vị dạy học, lấy nhiệm vụ (nhiệm vụ trong đời sống thực và nhiệm vụ GD) là những hoạt động giao tiếp trong lớp học và xem các thành phần của ngữ liệu: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng là những phương tiện phải được cung cấp để người học rèn luyện và có thể giao tiếp thành công (chính xác và phù hợp) trong những tình huống cụ thể.

Giáo viên là người quyết định hàng đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả: Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn HS học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người GV trong nhà trường.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí