hệ thống cánh sen chạy lô xô sang hai bên đến tiếp giáp cột cái. Phía dưới là dải băng hoa cúc mãn khai, cứ cách một bông cúc là một cụm mây. Lòng băng chính được chia làm 5 ô nhỏ và 4 ô lớn. Lòng các ô lớn là tấm gỗ chữ nhật nằm khắc chữ Hán “Thánh cung vạn tuế”, 5 ô chữ nhật đứng cũng được khắc chữ Hán. Diềm các thanh gỗ được bào soi kẻ chỉ. Dưới cùng của mảng trang trí này là thanh gỗ cũng được bào soi kẻ chỉ như ở thanh gỗ trên để tạo thành dải băng trang trí với phong cách chạm lộng chia thành 3 cụm hoa cúc mãn khai, hai bên bông cúc là lá dạng đao chạy sang hai bên (Bản ảnh số 32).
* Trang trí cốn
Cốn trên kiến trúc được chia làm hai loại. Tất cả các cốn được làm theo kiểu chồng rường, duy có hai cốn phía sau gian giữa được làm theo kiểu cốn ván mê. Hai cốn ván mê này được thay thế dưới thời Nguyễn trong một đợt tu bổ.
- Trang trí cốn ở các gian
Hệ thống cốn dạng chồng rường. Thân các con rường được bào soi vỏ măng, phía đầu ngoài cột quân được chạm nổi cụm vân xoắn lớn (bản ảnh số 40). Cốn góc gian chái để trơn không trang trí (Bản ảnh số 36).
- Trang trí hai cốn phía sau gian giữa
Mặt ngoài phía gian bên cạnh: được chạm nổi đề tài “Tứ linh”. Hình tượng rồng thể hiện chủ đạo chiếm gần hết diện tích ván trang trí. Thân rồng uốn lượn với đầu rồng chạm mặt nhìn chính diện hơi nghiêng. Toàn thân rồng được phủ bởi vảy cá, đuôi rồng chạm tỉa thành 5 nheo lượn. Đi kèm với thân rồng là các mây đao. Sau đuôi rồng là hình tượng phượng đang dang rộng cánh bay. Phía trước đầu rồng hơi chếch dưới cổ là con ly đang trong tư thế vờn mây. Phía dưới chân rồng được chạm hình tượng rùa nhỏ bé đang nhô trên mặt sóng.
Mặt chầu vào gian giữa: mặt bên phải là đề tài “Trúc hóa long”, mặt bên trái là đề tài “Mai hóa long”. Với kỹ thuật chạm nổi, hình tượng Trúc và
Mai được thể hiện phần gốc là đầu rồng, phần thân uốn lượn như thể rồng bay. Từ thân và ngọn được nảy ra các lá, hoa mãn khai.
Bảng 2.6: Các đề tài sử dụng trang trí đình Công Đình
Đề tài trang trí | Vị trí trang trí | |
1 | Rồng | Đầu dư, cánh gà |
2 | “Lưỡng long triều hổ phù”, phượng chầu mặt trời, rồng, cúc mãn khai, cánh sen | Cửa võng |
4 | “Tứ linh”, “Trúc hóa long”, “Mai hóa long” | Cốn |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Vị Trí Địa Lý Và Lịch Sử Vùng Đất Gia Lâm
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Đình Xuân Dục (Bản Vẽ Số 2)
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Đình Công Đình (Bản Vẽ Số 7)
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Trân Tảo (Bản Vẽ Số 15)
- Các Đề Tài Sử Dụng Trang Trí Đình Trân Tảo
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Thanh Am (Bản Vẽ Số 20)
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
d. Hệ thống di vật liên quan
Trải qua thời gian, nhất là trong những cuộc chiến tranh và nhận thức của về di sản một thời đã làm ảnh hưởng nhiều đến di tích. Chính bởi vậy di vật cổ của đình hiện nay chỉ còn lại rất ít. Hiện nay đình còn lưu lại tấm bia đá dựng năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742) ghi lại tướng công Đào Công Luận người làng Phù Ninh đã cúng 200 quan cổ tiền, 60 cây gỗ quý, 30 sào ruộng tốt để sửa sang mở rộng ngôi đình thành 3 gian 2 chái và hậu cung (Bản ảnh số 38, số 39). Đây là di vật có thông tin chính xác về quá trình mở rộng quy mô đình Công Đình.
e. Niên đại
Lòng bụng 2 câu đầu gian giữa toà đại đình có ghi rõ: “Tuế thứ Mậu Thân thập nhị nguyệt nhị thập lục nhật Dần thời thụ trụ thượng lương đại cát hảo” (Giờ Dần ngày 26 tháng 12 năm Mậu Thân dựng cột cất nóc rất là tốt lành) và “Cảnh Trị lục niên thập nhị nguyệt nhị thập lục nhật...” (Ngày 26 tháng 12 năm Cảnh Trị thứ 6 tức năm 1668) (bản ảnh số 30). Qua phong cách nghệ thuật trang trí với hình thức chạm nổi, chạm lộng ở “cánh gà”, đầu dư về đề tài rồng và cửa võng chạm đề tài “Lưỡng long triều hổ phù” của đình Công Đình có sự tương đồng với nghệ thuật trang trí những ngôi đình cùng thời. Từ đó khẳng định đình Công Đình khởi dựng năm 1668. Đây là bằng chứng khảo
cổ học quan trọng để nghiên cứu những ngôi đình có cùng phong cách nghệ thuật. Theo truyền thuyết tại địa phương về xây dựng đình so với tư liệu lịch sử là phù hợp.
2.2.2.3. Đình Tình Quang
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Đình Tình Quang thuộc xã Giang Biên, huyện Gia Lâm, nay thuộc quận Long Biên. Làng Tình Quang có tên nôm là Kẻ Vịa (chữ Vịa có nghĩa là vìa, bìa tức là ven sông, sau này mỹ tự hóa chữ Hán là Giang Biên). Theo các cụ già làng Tình Quang cho biết, trên 2 tấm bia có niên đại thế kỷ XVII, nay đã bị vùi sâu trong lòng đất mà dân làng đã làm nhà lên trên thì đình làng Tình Quang được xây dựng vào thời Chính Hòa (1680 -1705). Năm 1856, do đào sông Đuống thay cho sông Thiên Đức xưa mà thôn Tình Quang có nhiều thay đổi. Năm 1913, đê bị vỡ phải đắp con đê quai vì vậy đình vốn ở trong đồng trở thành một ngôi đình nằm ở ngoài bãi. Đến năm 1918 (Khải Định 3) đình được trùng tu lớn đến năm 1922 (Khải Định 7) mới hoàn thành. Năm 1929 sửa chữa tả - hữu vu. Năm 1946, Pháp đóng ở đình (chúng phá và vứt bỏ cả đồ thờ). Sau trận lụt năm 1971, đình được tu sửa một số bộ phận kiến trúc và giữ nguyên cho đến nay. Năm 2010, đình được thay thế hoành, rui và cải tạo hạ tầng phía ngoài.
Đình làng Tình Quang tôn thờ Lý Nam Đế, Đinh Điền và Lý Chiêu Hoàng. Đây là những nhân vật trong các triều đại lịch sử Việt Nam làm thành hoàng làng.
b. Kiến trúc
* Mặt bằng kiến trúc
Đình Tình Quang được xây dựng trên khu đất phẳng rộng (Bản ảnh số 45). Mặt bằng kiến trúc: trước cửa đình là một ao lớn mang tư cách tụ thuỷ. Sau quá trình tu sửa đã thu hẹp lại thành giếng có hình bán nguyệt, phần còn lại tạo thành vườn cỏ (Bản ảnh số 46). Tiếp đến là nghi môn, sau đó là một
sân rộng lát gạch Bát Tràng. Tả - hữu vu song song và vuông góc với đầu hồi đại đình (Bản ảnh số 47, số 48). Hậu cung 3 gian chạy dọc, nối với đại đình tạo thành hình chữ Đinh. Mặt nền của tòa hậu cung cao hơn so với nền tòa đại đình 0,50m. Tòa đại đình là kiến trúc trung tâm (Bản vẽ số 11). Do điều kiện lịch sử, các công trình kiến trúc được xây dựng và sửa chữa nhiều thời kỳ khác nhau. Riêng đại đình là công trình kiến trúc trung tâm bảo lưu được những yếu tố ban đầu, phản ánh được những giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Do vậy chỉ tập trung nghiên cứu về tòa đại đình.
Ghi chú:
1. Cổng đình
2. Giếng đình
3. Nghi môn
4. Đại đình
Ghi chú:
5. Hậu cung
6. Tả - hữu vu
7. Lăng quận công
6
6
7
3
1
2
5
4
2.2.2.3.2.2.Nền móng kiến trúc
Sơ đồ mặt bằng khu di tích đình Tình Quang
* Nền móng kiến trúc
Qua khỏi bậc tam cấp là bước vào toà đại đình. Đại đình có diện tích 360 m2 bao gồm 5 gian 2 chái lớn, được dựng trên kết cấu 6 hàng chân cột. Nền của toà đại đình được lát gạch đỏ vuông 0,30m x 0,30m. Hiện nay, tại gian giữa vẫn còn gian lòng thuyền, thấp hơn so với nền gian khác 0,10m.
Các cột cái đều cao 6m, đường kính 0,47m dựng trên chân tảng đá âm dương có kích thước 0,68m x 0,68 m. Cột quân cao 3,6m, đường kính 0,40m, dựng trên chân tảng kích thước 0,56m x 0,56m. Cột hiên cao 2,7m, đường kính 0,36m. Khoảng các giữa cột cái với cột quân là 2,91m, giữa cột quân với
cột hiên là 1,45m. Khoảng cách giữa 2 cột cái ở gian chính giữa toà đại đình là 3,77m. Hệ thống cột được dựng trên chân tảng vuông tròn.
Bảng 2.7: Kích thước cắt dọc của đại đình Tình Quang (Bản vẽ số 13)
Số đo | |
Gian giữa | 3,60m |
Gian bên bên phải cạnh gian giữa | 3,02m |
Gian bên bên trái cạnh gian giữa | 3,02m |
Gian bên bên phải kế tiếp | 2,98m |
Gian bên bên trái kế tiếp | 2,98m |
Chái bên phải | 4,44m |
Chái bên trái | 4,44m |
Hiên hồi bên phải | 1,10m |
Hiên hồi bên trái | 1,10m |
Bảng 2.8: Kích thước cắt ngang của đại đình Tình Quang (Bản vẽ số 12)
Số đo | |
Cột cái – cột cái | 3,77m |
Cột cái – cột quân phía trước | 2,91m |
Cột cái – cột quân phía sau | 2,91m |
Cột quân phía trước – cột hiên phía trước | 1,45m |
Cột quân phía sau – cột hiên phía sau | 1,45m |
* Kết cấu bộ khung kiến trúc
Kết cấu khung chịu lực bằng gỗ của đại đình được hình thành trên cơ sở các cột, các bộ vì và các cấu kiện khác (các xà dọc) liên kết các bộ vì lại với nhau. Với 5 gian 2 chái, đình Tình Quang có 6 bộ vì theo lối triến trúc thượng rường hạ kẻ. Khoảng hoành mái kiểu “Thượng tứ, hạ ngũ” (trên 4,
dưới 5). Chiều cao của mái từ thượng lương đến nền là 6,49m, chiều cao từ giọt gianh đến nền là 2,65m. Tỷ lệ giữa chiều cao của mái so với chiều cao của giọt gianh là 3,14 lần. Như vậy mái đình dài, chiều cao đình thấp.
- Liên kết ngang kiến trúc
Tương tự như đình Xuân Dục, liên kết ngang kiến trúc tòa đại đình được giằng nối giữa cột cái với cột cái là câu đầu, hai đầu câu đầu bám mộng vào đầu cột cái. Giữa cột cái với cột quân được liên kết bởi xà nách, một đầu xà nách đánh mộng vào thân cột cái, một đầu ăn mộng sập vào cột quân. Giữa cột quân với cột hiên cũng được gắn kết bởi kẻ, hai đầu kẻ đánh mộng sập vào đầu cột quân và đầu cột hiên. Phía dưới chân cột cái, cột quân trước đây có làm ván sàn (hiện vẫn còn dấu vết lỗ mộng), cũng có chức năng liên kết các cột với nhau.
+ Vì nóc được dựng trên câu đầu dạng vì kèo cột trụ thanh vuông. Đây là sản phẩm của lần tu bổ dưới thời Nguyễn. Hiện tượng này tạo cho kiến trúc có phần vững chãi hơn, bởi kèo và cột trụ được đóng bén ăn mộng với nhau. Phần vì nóc tạo dạng tam giác cân đứng toàn bộ và tải lực trên một câu đầu lớn. Phần trụ giữa đỡ lấy xà nóc thông qua một đấu hình thuyền. Phần đấu này có chạm viền và phần cổ dưới hở ra dạng lá đề.
+ Cốn trong các gian toà đại đình được chia làm hai loại. Loại thứ nhất được thể hiện ở hai vì gian giữa. Loại thứ hai ở các gian bên và gian chái. Cốn gian giữa được tạo thêm ván mê và khoảng cách các con rường được chắp khít nhau thông qua một đấu vuông thót đáy mỏng, tạo thành một mảng kín để trang trí đồng thời nó có tác dụng chịu lực, tán lực cho các hoành mái phía trên. Các cốn gian còn lại là hệ thống các con rường, một đầu ăn mộng vào cột cái. Đầu kia chồng nhau thông qua các đấu vuông thót đáy có độ dày hơn (Bản ảnh số 51).
Hệ thống xà đùi, xà nách, một đầu ăn mộng vào cột cái, một đầu ăn mộng với cột quân, đỡ dưới là các nghé. Đây là kết cấu: “Giá chiêng vì kèo trụ trốn,
cốn chồng rường, kẻ hiên”. Đỡ lấy câu đầu phía dưới là đầu dư, đỡ lấy xà đùi, xà nách là nghé. Hệ thống ăn mộng này có tác dụng giằng lấy các cột.
+ Đầu dư được tạo tác dạng đầu rồng, phần đuôi rồng được đặt trên các cốn với hình thức mộng sập vào cột cái. Với hình thức này, nó không những có tác dụng làm cân bằng câu đầu mà nó còn là hình thức trang trí để làm giảm sự thô kệch trong kiến trúc.
+ Kẻ hiên được tạo dạng cong cổ ngỗng, nối cột quân với cột hiên với hình thức sập mộng. Với hình thức lượn dạng cổ ngỗng có tác dụng công lực các hoành dưới vừa có tác dụng giằng cột quân với cột hiên..
+ Các đấu kê trên kiến trúc: được làm dưới 2 dạng, một là đấu vuông, hai là đấu hình thuyền. Loại đấu vuông được làm hai kích cỡ phù hợp với độ lớn của các con rường, đầu cột cái. Đấu hình thuyền chủ yếu được sử dụng ở thượng lương. Các đấu có tác dụng tán lực, kê chỉnh các bộ phận kiến trúc.
- Liên kết dọc kiến trúc
Theo mặt cắt dọc, các bộ vì của đại đình đình làng Tình Quang được các xà dọc liên kết lại thành một khung chịu lực. Các cấu kiện này có công năng làm hình thành một hệ thống giằng, cố định bộ khung gỗ ở những cao độ khác nhau. Đầu các cột cái được liên kết với nhau bởi các xà dọc (còn gọi là xà thượng), đầu các cột quân có các xà hạ, ở chân các cột có xà ngưỡng cũng là những cấu kiện có tác dụng liên kết làm bộ khung gỗ chịu lực thêm vững chãi.
yếu:
- Kỹ thuật mộng
Trên kiến trúc đình Tình Quang chủ yếu được sử dụng 3 loại mộng chủ
+ Loại thứ nhất là mộng sập: được sử dụng ở đầu dư đóng sập vào khe
cột cái và kẻ hiên sập mộng vào đầu khe cột quân và cột hiên. Nhìn chung hình thức này chủ yếu sử dụng ở đầu các cột.
+ Loại thứ hai là mộng chốt: sử dụng ở tàu mái nhằm liên kết ván gỗ dày với kẻ hiên.
+ Loại thứ 3 là mộng xuyên: loại mộng này sử dụng để liên kết các hoành mái, các xà dọc với nhau, xà nách vào cột cái.
* Đánh giá đặc điểm: Với 6 hàng chân cột của một kiến trúc 5 gian 2 chái, với khoảng không gian (mặt cắt dọc là 26,68m). Đây là ngôi đình có quy mô lớn, phản ánh đương thời làng Tình Quang khá giàu có, thể hiện rõ nét về sự phát triển nghệ thuật kiến trúc đình làng thuộc xứ Bắc.
c. Điêu khắc trang trí
Dưới thời Nguyễn, đình Tình Quang được tu sửa lớn cho nên cấu trúc bộ vì nóc gian giữa với kiểu thức “Vì kèo trụ trốn” bào trơn đóng bén, tất cả đều là ván xẻ, với hệ thống trụ trốn (một lớn hai nhỏ) kết nối bằng đòn tay, tạo thành tam giác cân. Cũng từ đây các mảng chạm ở vì nóc, ở các ván bưng, ván gió nối đầu cột (theo hệ xà đai) đều mất hẳn, để nghệ thuật cổ truyền của đình chủ yếu chỉ còn ở các đầu dư, cốn, kẻ nối giữa cột quân và cột hiên.
* Trang trí cốn
- Cốn gian giữa phía trước bên phải
Cốn này được tạo bởi các con rường chồng khít nhau và trang trí ở mặt chầu vào gian giữa. Nghệ thuật được thể hiện thông qua chạm nổi, bong kênh, chạm lộng với nhiều đề tài. Con rường trên cùng được chạm nổi khối với hình tượng hai chú bé ngộ nghĩnh, khuôn mặt bầu bĩnh, đầu đội mũ “bì biện” cưỡi trên nghê uống rượu (Bản ảnh số 56). Hình tượng nghê chỉ thể hiện phần đầu đang trong tư thế sinh động, kèm theo bên cạnh là dải mây. Con rường phía dưới là hình tượng cụm mây đi với dải lá cúc lật. Dưới cùng tiếp giáp với xà nách là một con rường lửng được chạm hình lân đang trong tư thế vờn dỡn với cụm mây. Ô chữ nhật nằm làm mảng trang trí “rồng ổ” với kỹ thuật chạm lộng, nổi, bong kênh (Bản ảnh số 57). Hình tượng rồng được thể hiện chính mặt với trán lạc đà, mũi sư tử, miệng rộng đang ngậm viên ngọc. Các đao mác