Thực Trạng Quản Lý Việc Khai Thác, Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học‌

Phân tích kết quả điều tra thực trạng và căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài, có thể rút ra một số điểm sau đây trong công tác QL đổi mới PPDH tiếng Anh theo hướng tăng cường TTSP tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu:

- Ưu điểm: Nhiều GV tiếng Anh có ý thức học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ và tích cực ứng dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học như thường xuyên tìm kiếm thông tin, tài liệu trên Internet, tra khảo sách tham khảo, báo, tập san... tại thư viện và các nguồn khác để làm phong phú, sinh động bài học. Đó là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo hướng tăng cường TTSP tại các trường THCS trên địa bàn Huyện Hải Hậu.

- Nhược điểm: Còn đó 20% trong tổng số GV tiếng Anh toàn huyện chưa có kỹ năng, kiến thức đầy đủ để có thể vận dụng vào dạy học theo hướng TTSP. 1/3 số nữa chưa mạnh dạn, tự tin các hình thức dạy học tương tác làm kích thích HS hứng thú và đam mê môn học.

2.3.4. Thực trạng quản lý việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học‌


Bảng 2.10: Điều kiện thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hậu‌



TT


Trường TH/THCS


Số phòng nghe nhìn


Số phòng học tiếng chuyên biệt (loại có trị giá 100 triệu trở lên)


Số máy học tiếng Anh (easy

-

talk)


Số bút học tiếng Anh (smart- talk, kid- talk…)


Số bảng thông minh (smart board)


Số bộ CD-

player (kèm theo loa)


Số bộ cassette- player (kèm theo loa)


Số Kim từ điển


Phòng học

tiếng có Cabin


Phòng học

tiếng không có Cabin

(0)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

Hải An

1

1

0

0

0

0

0

1

0

2

A Hải Anh

0

0

0

0

0

0

2

2

0

3

B Hải Anh

0

0

0

0

0

0

0

2

0

4

Hải Bắc

1

0

0

0

0

0

1

1

0

5

Thị trấn Cồn

1

0

1

0

0

0

1

1

0

6

Hải Cường

1

0

0

0

0

0

1

4

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 8

Hải Châu

1

0

1

0

0

0

1

1

0

8

Hải Chính

1

0

0

0

0

0

1

1

0

9

H¶i §«ng

1

0

1

0

0

0

1

1

0

10

A Hải Đường

1

0

1

0

0

0

2

2

0

11

B Hải Đường

1

0

1

0

0

0

1

1

0

12

Hải Giang

1

0

1

0

0

0

0

1

0

13

Hải Hà

1

0

1

0

0

0

3

1

0

14

Hải Hòa

1

0

0

0

0

0

1

1

0

15

Hải Hưng

1

0

0

0

0

0

1

1

0

16

Hải Long

1

0

0

0

0

0

0

1

0

17

Hải Lộc

1

0

0

0

0

0

1

1

0

18

Hải Lý

1

0

1

0

0

0

1

1

0

19

A Hải Minh

1

0

0

0

0

0

0

3

0

20

B Hải Minh

1

0

0

0

0

0

0

2

0

21

Hải Nam

1

0

0

0

0

0

0

2

0

22

Hải Ninh

1

0

0

0

0

0

0

1

0

23

Hải Phong

1

0

0

0

0

0

0

0

0

24

Hải Phú

1

0

1

0

0

0

1

1

0

25

Hải Phúc

1

0

1

0

0

0

0

0

0

26

Hải Phương

1

0

1

0

0

0

1

1

0

27

Hải Quang

1

0

1

0

0

0

2

0

0

28

Hải Sơn

1

0

0

0

0

0

0

0

0

29

Hải Tân

1

0

1

0

0

0

2

0

0

30

Hải Tây

1

0

0

0

0

0

0

0

0

31

Hải Thanh

1

0

1

0

0

0

1

1

0

32

Thịnh Long

1

0

0

0

0

0

0

0

0

33

Hải Toàn

1

0

1

0

0

0

0

1

0

34

Hải Trung

1

0

0

0

0

0

1

1

0

35

Hải Triều

1

0

0

0

0

0

2

2

0

36

Hải Vân

1

0

0

0

0

0

1

1

0

37

Hải Xuân

1

0

0

0

0

0

2

2

0

38

Yên Định

1

0

0

0

0

0

0

2

0

39

Hải Hậu

0

1

3

0

0

4

11

9

0


CỘNG

36

2

18

0

0

4

42

53

0

7

(Nguồn tổng hợp từ Báo cáo CSVC các trường THCS năm học 2016-2017)

Kết quả thống kê bảng 2.10 cho thấy, UBND các cấp đã đầu tư, mua sắm, sửa chữa CSVC, TTB của nhà trường đảm bảo tối thiểu cho việc triển khai dạy ngoại ngữ: Phòng nghe nhìn, Cassette, CD-players, và hệ thống âm thanh. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ theo Đề án 2020 thì các trang thiết bị cần phải đầu tư đảm bảo về số lượng và chất lượng cũng như tính hiện đại, tính tiện ích và đặc biệt là có thể tương tác: Bảng tương tác thông minh (Smart - Interactive board), các phần mềm, tiện ích học online hoặc offline (i-learn), các phòng học tương tác được trang bị các thiết bị hiện đại có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên...

2.3.5. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh đáp ứng Đề án quốc gia 2020‌

2.3.5.1 Sự bất cập giữa trình độ đào tạo của giáo viên tiếng Anh cấp TH với trình độ giáo viên tiếng Anh cấp THCS và thực trạng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở huyện Hải Hậu

Từ năm 1994, Phòng GD-ĐT Hải Hậu bắt đầu triển khai dạy học tiếng Anh cho một số trường THCS trong huyện và 100% số lượng trường được phổ cập tiếng Anh là năm 1996. Giai đoạn này tồn tại một sự thật là không có nhiều GV tiếng Anh được đào tạo chính quy, bài bản. Giải quyết vấn đề này, nhiều GV tiếng Anh đã được đào tạo “vội”, không bài bản và bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau được tuyển chọn để dạy tiếng Anh cấp THCS.

Đến năm 2005, khi mà GV tiếng Anh cấp THCS được định biên tương đối đầy đủ, Phòng GD-ĐT bắt đầu triển khai dạy học tiếng Anh ở các trường TH. Do đó GV tiếng Anh được đào tạo chính qui, có chất lượng liên tục được bổ sung cho cấp TH.

Trong những năm qua, Phòng GD-ĐT Hải Hậu một mặt cử hầu hết GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh cũng như là PPDH do các trường Đại học hoặc Sở GD-ĐT Nam Định tổ chức để đạt chuẩn theo KNLNN, một mặt mời các chuyên gia trong nước và nước

ngoài để tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tay nghề và PPDH theo hướng tích cực hoá học sinh. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Trình độ giáo viên tiếng Anh theo đào tạo và chuẩn‌

theo khung tham chiếu Châu âu



Cấp học


Tổng GV


Trình độ đào tạo trước khi tuyển dụng


Đạt chuẩn


Chưa đạt chuẩn

Đại học

Cao đẳng


Chính quy


Tại chức


Chính quy


Tại chức


C1


B2


C1+B2


B1


A1


SL


%


SL


%


SL


%


SL


%


SL


%


SL


%


SL


%


TH


56


15


26,8


5


8,93


26


46,4


10


17,9


4


7,1


45


80,4


4


7,1

TH CS

88


4


4,55


17


19,3


31


35,2


36


40,9


7


8,0


78


88,6


7


8,0

Tổ ng

144

19

13,2

22

15,3

57

39,6

46

31,9

11

7,6

123

85,4

11

7,6

(Nguồn: Báo cáo đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp THCS của Phòng GD-ĐT Hải Hậu tính đến ngày 07/07/2016)

Để bổ sung cho sự bất cập này, Bảng 2.11 còn cho thấy: Tỷ lệ GV tiếng Anh được đào tạo chính quy giữa hai cấp chênh lệch nhau quá lớn: cấp TH 26,8%, cấp THCS chỉ có 4,55% đối với đào tạo Đại học và với đào tạo Cao đẳng con số tương ứng là 46,4 và 35,2; Tỷ lệ GV được đào tạo hệ tại chức cũng cao ở cấp THCS (60%) và với mức trung bình ở cấp TH (27%). Tỷ lệ GV đạt chuẩn theo KNLNN của cấp TH và THCS mặc dù không có sự chênh lệch nhiều nhưng chắc chắn là đối với GV tiếng Anh cấp TH nếu được tham gia khảo sát hết thì tỷ lệ này ắt hẳn sẽ cao hơn. Một số GV cấp TH chưa tham gia dự các kỳ khảo sát để được công nhận đạt chuẩn là do mới được tuyển dụng và họ chưa có cơ hội để được tham gia.

Có thể nói, sự chênh lệch lớn về chất lượng GV tiếng Anh giữa hai cấp học của huyện Hải Hậu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ, đặc biệt sẽ ảnh hướng rất xấu đến chất lượng dạy học tiếng

Anh cấp THCS và như thế cũng là cản trở lớn đối với việc triển khai dạy học ngoại ngữ theo Đề án 2020 của huyện Hải Hậu.

2.3.5.2 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng dạy học tiếng Anh

Qua triển khai của Phòng GD-ĐT các năm học gần đây bộc lộ một số tồn tại cần được tiếp tục được khắc phục:

- Các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT thường được tiếng hành lồng ghép trong các đợt thanh tra, kiểm tra toàn diện các trường THCS và thường theo kế hoạch với tần xuất 5 năm/01lần nên các đơn vị và cá nhân đã có sự chuẩn bị và thường được đánh giá là “Tốt”. Có nghĩa là việc đánh giá kết quả chưa thật sự đảm bảo tính tổng thể, toàn diện và xuyên suốt quá trình.

- Cộng tác viên thanh tra hạn chế về nghiệp vụ, một số lại thiếu thời gian vì phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong năm học. Do đó, lực lượng làm công tác thanh tra mỏng về lượng và chất. Một số còn nể nang hoặc chưa tư vấn thúc đẩy tới tầm cũng dẫn đến chất lượng thanh tra, kiểm tra đối với bộ môn tiếng Anh còn hạn chế.

- Thời lượng tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS trên địa bàn đa số được tiến hành trong 02 ngày các năm học 2013-2014 về trước và về sau là chỉ tiến hành trong 01 ngày nên việc tiến hành khảo sát HS và dự giờ GV cũng như tư vấn, thúc đẩy chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng giờ lên lớp của cộng tác viên với GV và nhà trường cũng đạt chất lượng, hiệu quả còn ở mức khiêm tốn.

2.3.6. Thực trạng quản lý các hoạt động ngoại khóa, hợp tác giáo dục phục vụ dạy học tiếng Anh‌

Song song với việc chỉ đạo các trường tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, Phòng GD- ĐT huyện Hải Hậu đã chủ động tổ chức hoặc yêu cầu các nhà trường phải thường xuyên tổ chức và tham gia các phong trào, các hoạt động trải

nghiệm phục vụ cho việc học tập tiếng Anh của HS được toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu mới, chẳng hạn: Thi Hùng biện, IOE, Thi tài năng (OTE) cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và xúc tiến công tác XHH để triển khai dạy tiếng Anh có YTNN. Tuy nhiên vẫn còn đó những tồn tại khó khăn, cụ thể là:

- Nhận thức, tư tưởng của lãnh đạo các cấp, các ngành và của nhiều CMHS chưa xác định được tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại hội nhập và chưa nhận thức rõ rằng để phát triển tốt khả năng giao tiếp cho HS thì việc tổ chức các hình thức như thi hùng biện, IOE, tài năng tiếng Anh (OTE) sinh hoạt các câu lạc bộ nói tiếng Anh (English Speaking Club) ....và đặc biệt là được học trong các lớp có YTNN là điều vô cùng hữu ích và cần thiết. Điều này dẫn đến hệ lụy là vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách, kinh phí và sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo và triển khai dạy học theo Đề án ngoại ngữ 2020,

- Thời gian của GV, HS cũng là vấn đề gây cản trở đến việc tham gia các hình thức học ngoại khoá, trải nghiệm. Họ bị cuốn vào các hoạt động của các môn khác, vì xưa đến nay nơi đây vẫn tồn tại quan điểm thống soái đó là ưu tiên số 1 cho các môn khoa học tự nhiên: Toán học, Hoá học và Vật lý. Luồng tư tưởng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hình thức học ngoài giờ lên lớp, một yếu tố quan trọng để hình thành các kĩ năng giao tiếp và kỹ năng mềm cần thiết cho HS ngày nay,

- Công tác tổ chức còn bị bó hẹp trong khuôn khổ hình thức và nội dung nhất định, chưa phong phú, chủ yếu theo chỉ đạo, hướng dẫn cấp trên. Cũng do là kinh phí, quan điểm và một số qui định từ các cấp, chẳng hạn như thông tư 30/TT-BGD ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD-ĐT,

- Cơ sở đào tạo ngoại ngữ có YTNN ở địa phương mới chỉ có 01 đó là Trung Tâm Ngoại Ngữ Ecolink và GV chủ yếu là người Philipine và Nigeria. Có thể nói sẽ tồn tại một thực tế ở huyện Hải Hậu là thiếu về số lượng và chất lượng các cơ sở dạy học có YTNN.

2.4. Thực trạng triển khai Đề án quốc gia 2020‌

2.4.1. Thực trạng qui trình và nội dung triển khai Đề án quốc gia 2020‌

Triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/11/2011 UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 2005/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong cơ sở GD phổ thông tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020” [40]. Để cụ thể hoá công tác triển khai ở huyện, UBND huyện Hải Hậu đã xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung chính sau:

- Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các nhà trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch của huyện và tuyên truyền cho quần chúng nhân dân tìm hiểu và nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của triển khai Đề án ngoại ngữ,

- Chỉ đạo sâu rộng công tác tuyên truyền về mục đích yêu cầu, nội dung của Đề án về hội nhập quốc tế. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của CBQL các cấp học và CMHS về tầm quan trọng của dạy học ngoại ngữ .

- Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo về số lượng và đạt chuẩn theo qui định: tổ chức các đợt rà soát, tập huấn kiểm tra trình độ GV và HS. Cử GV theo học chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT Nam Định với các trường Đại học triển khai khoá học bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp theo chuẩn KNLNN.

- Chỉ đạo các ban ngành, các trường THCS huy động và tập trung các nguồn lực tăng cường CSVC để thực hiện Đề án.

2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai Đề án quốc gia 2020‌

2.4.2.1. Thuận lợi:

- Đề án đã ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế nên đã nhận được sự đồng lòng, nhất trí của CBQL trong ngành, đội ngũ GV tiếng Anh, cha mẹ và HS trong cả nước nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng. Hải Hậu là huyện có truyển thống 36 dẫn đầu toàn quốc về văn hoá cấp huyện nên nơi đây luôn tồn tại tinh thần yêu nước và đặc biệt hiếu học của

lớp lớp thế hệ. Nhờ vậy mà phong trào học tiếng Anh, đặc biệt là việc triển khai học tiếng Anh theo Đề án 2020 ở huyện ngày càng được quan tâm hơn.

- Đội ngũ GV được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên hơn. Nhờ đó mà năng lực ngoại ngữ cũng như PPDH ngày càng được cải thiện và nâng cấp.

- Bộ phận HS cũng đã có ý thức vươn lên trong học tập, dành nhiều tâm, trí vào học hơn và quan tâm tới bộ môn nhiều hơn, nhất là có ý thức rèn luyện không chỉ là kỹ năng viết, đọc hiểu mà còn cả kỹ năng nghe, nói và nghe nói tương tác.

- Trang bị CSVC, thiết bị trong phòng học ngoại ngữ của các trường THCS được đầu tư về lượng và chất: Laptop, Hệ thống âm thanh, máy chiếu Projector, Phòng học tiếng...

2.4.2.2. Khó khăn:

- Như đã đề cập ở trên, từ xưa tới nay, nơi đây đã tồn tại luồng tư tưởng là “sính” các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hoá) nên đa số cha mẹ HS đều hướng cho con em học các môn tự nhiên nhiều hơn, mong muốn con em họ vào được các trường THPT có chất lượng cao và sau này vào các trường đại học danh tiếng. Họ cho rằng lúc đó mới học tiếng Anh thì vẫn kịp. Do vậy, sự đầu tư của cha mẹ cho con em học tiếng Anh ngay từ cấp TH và THCS rất hạn chế, hơn nữa là ảnh hưởng xấu đến động cơ, động lực trong việc học tiếng Anh của học sinh THCS của huyện.

- Giọng nói ở địa phương cũng hết sức đặc biệt, đó là nói “ngọng” , chẳng hạn như là lộn “l” với “n”, “ch” với “tr” thậm chí với cả “t” – thay vì phát âm là “trường học”, nhiều người phát âm “tường học”. Vấn đề này khiến cho việc rèn phát âm, ngữ âm (pronunciation, phonics) gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.

- Trang thiết bị, CSVC cũng còn thiếu và quá lạc hậu: các trường THCS mới chỉ trang bị các phòng nghe nhìn để dạy Âm nhạc và tiếng Anh. Đa số các trường trang bị máy laptop và projector để GV dạy một số tiết bằng Powerpoint là chủ yếu.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí