Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ‌

Sơ đồ 1.1: Tháp nhu cầu con người của Moslow 27

Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý các cơ sở GD có YTNN 88

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu đối với các trường THCS từ nay đến năm 2020 92

Biểu đồ 2.1: Mức độ đáp ứng theo chuẩn KNLNN hiện nay của giáo viên và học sinh huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 57

MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge–Based Economy). Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức". Như vậy kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải và là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đã từ lâu, các quốc gia trên thế giới đã ý thức được rằng muốn tồn tại trong hoà bình và phát triển ổn định bền vững thì sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia có vai trò quyết định. Công cụ để tiến tới hợp tác giữa các quốc gia chính là ngôn ngữ. Ngày nay, trên thế giới có nhiều người sử dụng tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai. Do đó, sử dụng thành thạo tiếng Anh là kỹ năng rất cần thiết đối với công dân toàn cầu trong thời đại ngày nay.

Với mong muốn sớm trở thành nước công nghiệp, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ngày 01/11/2007 trở thành viên chính thức Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ngày 05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào một trong những phiên chợ được đánh giá là giàu tiềm năng nhất hiện nay, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là TPP) gồm 12 quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

thành viên bao gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

Đảng ta đã nhận thức rõ bối cảnh và xu thế phát triển của thời đại hiện nay. “Nghị Quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII, BCH Trung ương khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây gọi là Nghị quyết

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 2

29) đã chỉ rất rõ 3 phẩm chất và 8 năng lực mà thế hệ mới (đối với HS THCS) cần đạt, trong đó năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học đóng vai trò quan trọng để làm tiền đề trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế.

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư chiến lược dạy học tiếng Anh, điều đó được thể hiện ở nhiều Văn bản, Chỉ thị, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu mới, Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định 1400/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/9/2008 (sau đây gọi tắt là Đề án quốc gia 2020). Triển khai thực hiện Đề án quốc gia 2020, ngày 10 tháng 11 năm 2011, UBND tỉnh Nam định đã ban hành Quyết định số 2005/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020”.

Hiện nay, vấn đề chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS nói chung và ở các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nói riêng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của ngành, của Đề án ngoại ngữ 2020 đề ra. Trong các kì kiểm tra định kỳ, thi vào THPT trong 2 năm gần đây tỉ lệ HS đạt trung bình điểm của tất cả HS dự thi môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu thấp nhất so với 9 đơn vị khác trong tỉnh. Biểu hiện của HS yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm vững ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kĩ năng tạo lập văn bản chưa đạt yêu cầu và yếu nhất là kĩ năng nghe, nói - không thể tương tác giao tiếp, nhất là khi giao tiếp với người nước ngoài. Có

nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: Một trong những nguyên nhân là do chất lượng đội ngũ CBQL, GV và công tác quản lý còn hạn chế, chưa đồng bộ về cơ cấu, về biện pháp. Vì vậy, việc QL hoạt động dạy học tiếng Anh các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu của Đề án quốc gia 2020 đang là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian và các nguồn lực, nhất là cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và lộ trình từng bước để đáp ứng mục tiêu Đề án.

Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là chuyên viên phụ trách bộ môn, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, đề xuất biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Dạy học tiếng Anh tại các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

4. Giả thuyết khoa học

Thời gian qua, việc QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn một số bất cập về đội ngũ; nội dung; chương trình; PPGD; KTĐG; CSVC, .... . Nếu lựa chọn đề xuất và áp dụng được các biện pháp QL phù hợp với lí luận và điều kiện thực tế của các trường THCS thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy

học tiếng Anh và đáp ứng yêu cầu triển khai Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân từ nay đến năm 2020” ở các trường THCS trong huyện.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS.

5.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh và nguyên nhân của thực trạng đó tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

5.3. Đề xuất các biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở huyện Hải Hậu từ nay đến năm 2020.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS công lập ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Với điều kiện là một cán bộ phụ trách bộ môn, nên đề tài được nghiên cứu ở 39 trường THCS của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

6.3. Giới hạn khách thể khảo sát

- Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD-ĐT Nam Định,

- Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định,

- CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV của các trường THCS trong huyện.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các hình thức phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa khái quát hóa các tài liệu lý luận, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước liên quan đến GD-ĐT, quản lí hoạt động dạy học nói chung và dạy học tiếng Anh ở trường THCS nói riêng để xây dựng cơ sở lý luận cho Đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

-Phương pháp điều tra bằng hệ thống câu hỏi dành cho CBQL, GV về công tác QL hoạt động dạy học, hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THCS.

-Phương pháp quan sát được sử dụng với mục đích quan sát cách thức quản lý, cách thực hiện hoạt động dạy và học tiếng Anh của GV và HS, khả năng sử dụng tiếng Anh của HS THCS để bổ sung cho kết quả điều tra.

-Phương pháp phỏng vấn sâu những chuyên viên, hiệu trưởng, GV có kinh nghiệm về công tác QL và trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS góp phần làm rõ thực trạng.

-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của GV và các sản phẩm hoạt động học của HS thông qua các bài kiểm tra, các bài thi, các kỹ năng HS thể hiện trong học tập tiếng Anh.

-Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

7.3. Phương pháp hỗ trợ

Phương pháp toán thống kê: xử lý số liệu thu được từ điều tra thực trạng và khảo nghiệm.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020.

Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌‌‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Trên thế giới‌

Tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Nó được sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ bởi một số lượng lớn người dân từ khắp thế giới tại Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, New Zealand và một số quốc đảo trong vùng Caribbean. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha. Đây là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức trong các tổ chức lớn bao gồm Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh và đặc biệt là Liên hiệp Quốc.

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa.

Do đó, QL hoạt động dạy học môn tiếng Anh là một phần quan trọng trong chương trình phát triển GD ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nước, đặc biệt là khu vực châu Á đều quy định tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình và có xu hướng tăng thêm thời lượng dạy bộ môn này. Các hình thức dạy và học môn tiếng Anh diễn ra phong phú, đa dạng và đều nhằm mục đích thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Vấn đề này được đề cập rất cụ thể trong Đề án ngoại ngữ 2020:

Ở Châu Âu, năm 1976, Cộng đồng Châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên mở rộng việc dạy và học ngoại ngữ. Trong đó tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được chọn nhiều nhất ở cấp tiểu và trung học. Tỷ lệ HS chọn học tiếng Anh cũng

đa dạng: ở Bồ Đào Nha, ở Tây Ban Nha, ở Áo, ở Thụy Điển và ở Phần Lan, tỷ lệ tương ứng là: 93%, 71%, 56%, 62% và 63%.

Ở Châu Á, xu hướng cũng tương tự: Tại Nhật Bản, Chính phủ đã có chính sách định hình lại việc dạy tiếng Anh hiện tại trong các lĩnh vực chính yếu của chương trình học, trong việc ĐG và trong việc giảng dạy để chuẩn bị tốt hơn cho HS trong tương lai. Đối với Trung Quốc, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, sở dĩ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% trong suốt hơn 30 năm qua là do chất lượng nguồn nhân lực. Trung Quốc chủ trương sử dụng tối đa các chương trình và sách giáo khoa hiện đại quốc tế và giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh đối với các môn khoa học, công nghệ; xây dựng các trung tâm học và thi TOEFL, IELTS tại các thành phố; tăng cường hợp tác quốc tế trong GD và gửi HS, sinh viên đi du học và động viên về nước để phục vụ cho GD- ĐT. Tại Hàn Quốc, kể từ năm 1997, tiếng Anh là môn bắt buộc từ lớp 3. Tháng 5 năm 2005, Bộ GD-ĐT Hàn Quốc đã ban hành kế hoạch tổng thể 5 năm (2006-2010), trong đó có dự án xây dựng các “Làng” tiếng Anh. Hàn Quốc quyết tâm thực hiện tham vọng trở thành một trong những nước thực hiện chiến dịch phổ cập tiếng Anh triệt để nhất trong các nước châu Á không nói tiếng Anh hiện nay. Tại Singapore, đất nước này thừa nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính của họ nên việc quan tâm, chú trọng và đầu tư cho dạy và học tiếng Anh là tất yếu.

Có thể kể đến một công trình nghiên cứu ở nước ngoài tiêu biểu được sử dụng khá phổ biến như: “Teaching English. Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff, “The strategic school. Corwin Press, 2008” của Stephen Frank, “Evaluating School Improvement Plans and their Affect on Academic Performance. University of Nevada, 2011” của Kenneth E. Fernandez.

1.1.2. Ở Việt Nam‌

Vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước đã được Đảng và Chính phủ nhận thức rõ ràng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022