Công Suất Buồng Trung Bình Giai Đoạn 2005 – 2010

Bảng 2.35: Công suất buồng trung bình giai đoạn 2005 – 2010


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Công suất trung bình (%)

49,44

52,19

55,89

56,01

56,24

56,32

- Khách sạn

38,12

49,23

57,83

57,75

55,70

57

- Nhà nghỉ

56,56

57,54

51,86

54,47

54,82

54,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận

Thành phố Phan Thiết thường bị “quá tải” du khách vào những ngày lễ lớn như 30 tháng 4, Quốc khánh 2/9, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, Trung Thu... Mặc dù số buồng, số cơ sở lưu trú tăng hàng năm nhưng cũng chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch những ngày cao điểm.

Cơ sở ăn uống

Hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh khá đa dạng. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Ngoài ra, Bình Thuận còn có hệ thống các nhà hàng, các quán ăn... từ bình dân đến cao cấp.

Tuy nhiên, số lượng các nhà hàng đủ chuẩn, đủ điều kiện phục vụ khách quốc tế và phục vụ số lượng lớn còn hạn chế. Chưa có các nhà hàng, phố ẩm thực đặc sắc có chất lượng cao. Còn nhiều nhà hàng, quán ăn chưa đạt chuẩn, chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơ sở kinh doanh lữ hành

Bình Thuận hiện có 21 cơ sở đang hoạt động, trong đó 19 cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa, 2 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế.

Hoạt động kinh doanh lữ hành chủ yếu là lữ hành nội địa, tổ chức trực tiếp những tour, tuyến du lịch trong nước.

Các tour đưa khách đoàn hoặc khách lẻ ra nước ngoài tham quan du lịch hầu hết được kết hợp với các đơn vị lữ hành quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng không đáng kể.

Cơ sở kinh doanh vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường bộ: hầu hết khách quốc tế đến Phan Thiết bằng đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh, đi xe của các cơ sở lữ hành. Khách

nội địa chủ yếu thuê xe du lịch hoặc xe chất lượng cao của các hãng tư nhân như Taxi Bình Thuận, công ty Mai Linh, Kumho Samco…

Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường sắt: Bên cạnh tuyến đường sắt Thống Nhất, Bình Thuận đã có thêm tuyến tàu lửa du lịch chất lượng cao (tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết) chạy 2 chuyến/ngày. Khách xuống ga Phan Thiết được các cơ sở du lịch đưa xe đón về các khách sạn, khu du lịch bằng xe taxi, xe buýt…

Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường biển: hàng tuần có 4 tàu vận tải hành khách – hàng hóa từ Phan Thiết ra đảo Phú Quý. Thời gian vận chuyển khoảng 6 tiếng, trung bình 2 ngày có 1 chuyến.

Các cơ sở dịch vụ khác

Để đáp ứng nhu cầu của vui chơi giải trí của du khách, một số loại hình dịch vụ du lịch đã được phát triển như: nhà hàng, quán bar, massage, vũ trường, khu vui chơi (khu du lịch Suối Cát, Eco Hàm Tiến, Trăng Tròn, Winchamp (Phan Thiết), khu du lịch sinh thái Suối Dứa (La Gi), khu du lịch lặn biển Việt Nam – Scuba (Tuy Phong).

Các trung tâm văn hóa - thông tin – TDTT đều có bước phát triển khá hơn. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao chưa nhiều, chất lượng chưa cao, chưa gắn kết các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao với phát triển du lịch.

Trung tâm thương mại, mạng lưới chợ, dịch vụ được phát triển rộng nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là các đặc sản biển như: nước mắm cá cơm nguyên chất, cá thu, hải sâm, bào ngư, mực trứng sữa, khô cá chỉ vàng, cá đục, hàng lưu niệm làm từ vỏ ốc, vỏ sò, gốm, gỗ mỹ nghệ, tranh cát, thổ cẩm… Nhìn chung mẫu mã hàng hóa chưa đa dạng. Việc quản lý, kiểm soát chất lượng, giá cả còn hạn chế. Đã xuất hiện tình trạng một số cửa hàng bán hàng kém chất lượng, giá cao, ảnh hưởng đến chất lượng tour du lịch và hình ảnh thân thiện của Bình Thuận.

2.2.1.7. Đầu tư du lịch

Tính đến tháng 12/2010 toàn tỉnh có 405 dự án đầu tư du lịch (không kể 28 dự án đầu tư dịch vụ du lịch) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 57.000 tỷ đồng và diện tích đất xây dựng khoảng 8.176 ha. Trong đó: 31 dự án đầu tư nước ngoài (không kể 09 dự án đầu tư dịch vụ du lịch) với tổng diện tích đất cấp là 3.092,8 ha và

tổng vốn đăng ký là 24.242,8 tỷ đồng. 374 dự án đầu tư trong nước (không kể 19 dự án đầu tư dịch vụ du lịch) với tổng diện tích đất cấp là 5.083,9 ha và tổng vốn đăng ký là 32.876,7 tỷ đồng.

Hiện nay, số dự án đi vào hoạt động là 125 (không kể 08 dự án đầu tư dịch vụ du lịch); trong đó có 28 dự án vừa kinh doanh, vừa xây dựng. Đang xây dựng: 83 dự án. Đang san ủi, trồng cây: 18 dự án. Vướng đền bù: 73 dự án. Các dự án còn lại: đang làm các thủ tục về thiết kế xây dựng, xin giấy phép xây dựng, thuê đất, đền bù giải tỏa.

Tuy nhiên, thu hút đầu tư dự án du lịch ở một số khu vực chưa đạt yêu cầu do liên quan đến đất quốc phòng, đất rừng. Số lượng dự án chưa triển khai chiếm tỷ lệ cao so với tổng số dự án được chấp thuận đầu tư do nhiều nguyên nhân như điều kiện hạ tầng ở các khu quy hoạch thiếu hoặc chưa đồng bộ; vướng mắc đền bù, giải tỏa mặt bằng; một số dự án chồng lấn quy hoạch rừng, cát đen, nuôi tôm, cảng biển… chưa được giải quyết hoặc tháo gỡ vướng mắc không kịp thời, kéo dài; công tác quy hoạch khu tái định cư để di dời các hộ dân nằm trong các vùng quy hoạch du lịch chậm nên một số dự án tuy đã đền bù xong nhưng vẫn chưa triển khai được; việc thực hiện các cơ chế, chính sách về tài chính, đất đai, ưu đãi đầu tư còn lúng túng.

Tuy nhiên, các khu resort nghỉ dưỡng phát triển quy mô nhỏ, nằm liền kề nhau tại Mũi Né – Hòn Rơm nên không có trục đường hướng biển, bãi tắm công cộng, sinh hoạt cộng đồng. Một số dự án du lịch lớn triển khai rất chậm. Việc thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục để xây dựng chưa được giải quyết triệt để. Thêm vào đó, các dự án khai thác cát đen đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch và các dự án phát triển du lịch của tỉnh.

2.2.1.8. Sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Bình Thuận:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, chơi golf.

- Du lịch văn hóa, tham quan các di tích, lễ hội – sự kiện.

- Du lịch sinh thái biển.

- Du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng.

Vài năm gần đây, một số sản phẩm mới đang được đưa vào các chương trình tour như du lịch thể thao, leo núi, vượt đồi cát, dù lượn, lướt ván, đua thuyền buồm… Ngành VH,TT&DL tỉnh đã phối hợp với Công ty CP. Truyền thông Việt và Công ty tư vấn Đầu tư và giải trí DANHAN cùng các đơn vị liên quan tổ chức thành công 02 sự kiện văn hóa – thể thao mang tầm quốc tế, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế đó là: Giải Lướt ván buồm Cúp Thế giới PWA Mũi Né

- Việt Nam và Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né - Bình Thuận - Việt Nam 2011. Trước đó, cũng với phương châm xã hội hóa, ngành VH,TT&DL đã phối hợp với Công ty CP. Rạng Đông tổ chức thành công các hoạt động văn hóa - nghệ thuật diễn ra trong khuôn khổ sự kiện “Hoa hậu trái đất năm 2010” tại khu du lịch Sea Links City (Mũi Né, Phan Thiết).

Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và những cải thiện đáng kể các điều kiện cơ sở hạ tầng, các nhà điều hành tour đang mạnh dạn xây dựng những tour du lịch vươn tới các miền xa hơn như các tour tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc Núi Ông (huyện Tánh Linh), thăm hồ thuỷ điện Hàm Thuận - Đa My (huyện Hàm Thuận Bắc)…

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch nói chung còn nghèo nàn, các sản phẩm chủ yếu vẫn là nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích, danh thắng. Hầu hết các sản phẩm du lịch mới chỉ dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư để biến những nguồn tài nguyên còn thô này trở thành những sản phẩm du lịch có tính hàng hóa cao, nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương chưa được khai thác, tôn tạo và phát huy. Hoạt động du lịch lữ hành phát triển chậm. Các dịch vụ phục vụ du lịch như dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, vận tải, mua sắm chậm phát triển. Chưa xây dựng và hình thành các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng của Bình Thuận. Chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong các hoạt động du lịch chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn hạn chế nhất là trong điều kiện mở cửa hội nhập với bên ngoài. Tính hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch, chưa đáp ứng yêu cần phát triển du lịch bền vững.

Cần có kế hoạch phát triển đa dạng về các loại hình thể thao, vui chơi giải trí và tập trung phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc phù hợp với tài nguyên du lịch sinh thái, văn hoá của mỗi vùng và địa phương.

2.2.1.9. Quảng bá và xúc tiến du lịch

Nội dung, hình thức quảng bá, xúc tiến ngày càng đi vào chiều sâu và từng bước được xã hội hoá.

Ngành du lịch tỉnh đã hỗ trợ các báo, đài, đoàn làm phim thực hiện các chương trình, ấn phẩm, phim tài liệu, phóng sự quảng bá du lịch Bình Thuận. Thông tin trên website Binhthuantourism.com để giới thiệu ngành du lịch Bình Thuận thường xuyên được cập nhật. Ngành du lịch đã tham gia các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước như: Triển lãm du lịch quốc tế ITE 2008, 2009, 2010, Lễ hội văn hóa ẩm thực thế giới Vũng Tàu Việt Nam 2010, Festival du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội 2010, Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh 2011 chủ đề “Chợ Sài Gòn – Hoa Đà Lạt – Biển Mũi Né”, “Vietnam Beach Tourism Feastival” tại Pháp,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn tham gia quảng bá du lịch tại thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Đức,… Thương hiệu du lịch Mũi Né - Phan Thiết ngày càng được định hình, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, hiệu quả còn thấp, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho thương hiệu du lịch. Nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động.

2.2.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ‌


2.2.2.1. Điểm du lịch

Các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được phân bố khá rộng khắp, tất cả các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh đều có các điểm du lịch. Song, phân bố tập trung dày đặc nhất vào thành phố Phan Thiết. Hàng năm, khoảng 80 – 90% lượng khách đến Bình Thuận tập trung ở thành phố Phan Thiết, và từ đây đi tham quan du lịch đến các điểm du lịch khác trong tỉnh.

Các điểm du lịch chính:

Thành phố Phan Thiết: có các bãi biển: Đồi Dương - Thương Chánh, Rạng (Hàm Tiến), bãi Sau Mũi Né - Hòn Rơm, Gành - Hòn Lao, Long Sơn suối nước; đồi cát bay Mũi Né; Suối Tiên; các di tích lịch sử - văn hóa: quần thể tháp Chàm Poshanư, trường Dục Thanh và Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Lầu Ông Hoàng, chùa Phật Quang, Chùa Ông, chùa An Lạc, vạn Thủy Tú, đình làng Đức Nghĩa, Phú Hội, Đức Thắng; làng chài Mũi Né, làng nghề truyền thống chế biến hải sản Mũi Né, chế biến nước mắm Phú Hài.

Các huyện Tuy Phong, Bắc Bình: bãi biển Cà Ná- Vĩnh Hảo, Bình Thạnh, bãi Chùa, bãi Đá con đa màu, bãi Hòn Nghề, thắng cảnh Gành Son, suối khoáng Vĩnh Hảo, hồ Bàu Trắng, chùa Hang, chùa Linh Sơn, chùa Linh Bửu, vạn Tả Tân – miếu Hải Tân, miếu Quan Thánh, đình làng Xuân Hội, Xuân An, Đông An, Long Hương, Bình An, trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm, di tích đền thờ Pônít, tháp Pô Klong MơhNai, đền tháp Pô Đam.

Khu vực Hàm Thuận – Đa Mi: hồ Đa Mi, hồ Hàm Thuận, thác Chín Tầng, Sương Mù, Tàzun, các căn cứ kháng chiến Nam Sơn, Đông Giang, khu dân cư dân tộc K’ho, Raglay.

Các huyện Đức Linh, Tánh Linh: khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, hồ Biển Lạc, hồ Trà Tân, suối nước khoáng nóng Đa Kai, Đức Bình, thác Bà, thác K’reo, thác Mai, thác Trượt, thác Đá Bàn, khu di tích Hoài Đức - Bắc Ruộng, căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy.

Các huyện Hàm Tân – La Gi – Hàm Thuận Nam: bãi biển Đồi Dương, bãi biển Hòn Lan, Cam Bình, Thuận Quý, thắng cảnh Hòn Bà, hải đăng Kê Gà, mũi Đá, đập Đá Dựng, ngảnh Tam Tân, dốc Ông Bằng, suối nước nóng Bưng Thị, Dinh Thầy Thím, chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà Cú – có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam.

Huyện đảo Phú Quý: bãi biển Triều Dương, Doi Dừa, bãi Nhỏ Gành Hang, thắng cảnh núi Cấm, chùa Linh Quang, chùa Linh Sơn, đền thờ Bà Chúa Ngọc, vạn Thương Hải, vạn An Thạnh, đền thờ Công Chúa Bàn Tranh.

2 2 2 2 Tuyến du lịch Bình Thuận là cửa ngõ giao lưu về kinh tế văn hoá giữa 1

2.2.2.2. Tuyến du lịch

Bình Thuận là cửa ngõ giao lưu về kinh tế - văn hoá giữa các khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hệ thống các quốc lộ 1A, quốc lộ 28 và quốc lộ 55 chạy qua địa bàn tỉnh làm cho Bình Thuận trở thành giao điểm nối các trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước như: Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng phụ cận. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch trong mối liên hệ vùng và khu vực, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực xây dựng mối liên hệ phát triển với các địa bàn trọng điểm du lịch ở khu vực phía Nam. Đến nay đã bước đầu xúc tiến xây dựng tam giác phát triển du lịch Phan Thiết - Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở hợp tác chia sẻ thị trường gửi khách, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch đặc thù.

Tuyến du lịch quốc gia

+ Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – La Gi - TP. Phan Thiết (theo QL 1A, và QL 55): Tham quan Dinh Thầy Thím, Dốc Ông Bằng (La Gi), hải đăng Kê Gà. Đi cáp treo khu du lịch Tà Cú, tham quan chùa núi Tà Cú, tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam. Tham quan các di tích: trường Dục Thanh, Lầu Ông Hoàng, tháp Pô Sah Inư, Vạn Thủy Tú, chùa Phật Quang, … Tắm biển, vui chơi giải trí: lướt ván, chèo thuyền thúng, ca nô trượt nước, bóng chuyền bãi biển, trượt cát ở đồi cát Mũi Né, Đồi Hồng,… Mua sắm ở chợ Phan Thiết.

+ Tuyến du lịch Phan Thiết - Nha Trang - Đà Lạt (theo QL 1A và QL 27): Tham quan mộ Nguyễn Thông, Vạn Thạch Long, đồi cát Mũi Né. Tắm biển Nha Trang, chơi môtô nước, dù bay, ca nô thể thao, lướt ván,… Tham quan Tháp Bà Ponagar, viện Hải Dương Học Nha Trang. Tắm nước khoáng - bùn khoáng tại suối khoáng nóng Tháp Bà. Đến Đà Lạt, tham quan Thiền Viện Trúc Lâm, chùa Linh Quang, nhà thờ Con Gà, dinh Bảo Đại, công viên hoa Đà Lạt, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình Yêu, thác Cam Ly, … Chinh phục đỉnh Langbiang, du lịch sinh thái thác Prenn, thác Pongour rất hấp dẫn. Chơi golf ở sân golf Đồi Cù. Hòa mình vào cuộc sống của người dân trong các trang trại trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Mua sắm đặc sản ở chợ Đà Lạt.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023