Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Các Cơ Quan Quản Lý :

74


lực và mức độ hoàn thành mục tiêu của nhân viên. Bên cạnh đó, cần có các hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những nhân viên có thành tích tốt, có sáng kiến đóng góp vào sự tăng trưởng của NH, có khả năng hoàn thành mục tiêu sớm hơn dự định, có hành vi cư xử tốt đẹp với KH như: trả tiền thừa lại cho KH, có khả năng tiếp thị được nhiều KH,… Đồng thời, VCB cũng cần có những biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi gian lận, coi thường KH,… đặc biệt các hành vi lợi dụng công nghệ để gian lận.

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ và các cơ quan quản lý :

Hiện nay, chi phí sử dụng dịch vụ Internet của Việt Nam rất cao so với các nước trong khu vực, vì thế làm hạn chế việc cung cấp dịch vụ Internet-Banking, điều này nằm ngoài tầm tay của ngân hàng. Sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua chính sách giảm chi phí sử dụng dịch vụ Internet tiến tới miễn phí hoàn toàn chi phí này sẽ là một trong những động lực thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ Internet- Banking, khuyến khích ngân hàng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ, phát triển hệ thống thanh toán trong nước.

Thứ hai, cần sớm có chính sách định hướng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Internet Banking nói riêng :

Qui định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị đầu cuối, cổng thanh toán tạo nền tảng kỹ thuật chung để khi hội tụ đủ điều kiện các ngân hàng dễ dàng liên kết với nhau giúp khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng này vẫn có thể thanh toán, giao dịch với khách hàng của ngân hàng khác, tránh tình trạng khách hàng phải đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của nhiều ngân hàng một lúc.

Thứ ba, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo : cần tăng cường công tác đào tạo, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về công nghệ thông tin và ngân hàng điện tử với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Có như vậy mới nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật thông tin mới từ nước ngoài, giúp cho các ngân hàng thương mại hoàn thiện và phát triển dịch vụ này theo hướng khoa học, hiện đại. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ

75


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

năng về ngân hàng điện tử cho các Bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống; cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM - 11

Thứ năm, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet :

Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông,… tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử tạo điều kiện cho dịch vụ Internet Banking phát triển : khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Internet Banking.


Kết luận Chương 3


Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của KH đã được nêu ra trong Chương 2, Chương 3 đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố hiện có đồng thời tiếp tục hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và nhất là dịch vụ Internet Banking hiện nay còn rất mới mẻ tại Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó

76


khăn, thách thức nhất là trong giai đoạn đầu khi Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Để đi đến thành công cần phải có sự đóng góp tích cực từ nhiều phía: Nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với từng giai đoạn và định hướng cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này; các NHTM tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng, học tập kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài để hạn chế bớt những rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; khách hàng cần thực hiện đúng những quy định của ngân hàng khi tham gia dịch vụ này.

77


KẾT LUẬN


Internet Banking đang trở thành một xu hướng chính trong thị trường tài chính ngày nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và bắt kịp với xu thế của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trên thế giới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam tuy chưa bước chân trọn vẹn vào lĩnh vực này, song với những gì mà hệ thống ngân hàng thế giới đã trải qua và đạt được từ những tính năng ưu việt của hệ thống này thì có thể khẳng định: việc xây dựng và phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến - Internet Banking là một định hướng đúng đắn. Với định hướng này, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, VCB nói chung và VCB HCM nói riêng cần có tầm nhìn chiến lược, đi trước, đón đầu, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử an toàn, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của chính mình. Để từ đó góp phần thúc đẩy thương mại điện tử của Việt Nam phát triển, hạn chế dần việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các phương thức giao dịch hiện đại từ thành quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ ngân hàng và hoà mình vào xu thế chung của nền kinh tế thế giới.

Ứng dụng của nghiên cứu :

Nghiên cứu đề tài đứng trên quan điểm chất lượng dịch vụ Internet Banking là một thị trường cao cấp và người sử dụng là những khách hàng đặc biệt. Việc phân tích, đo lường các nhân tố ảnh hưởng thông qua đánh giá của khách hàng là các thông tin hữu ích cho các định hướng, quản lý của các ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ. Các thông tin này là cơ sở cho việc định hướng và đưa ra các giải pháp điều hành có trọng tâm.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Đây là một nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu đã có, do đó các hạn chế là không thể tránh khỏi.

Một là, việc lấy mẫu chỉ ở một số chi nhánh ngân hàng VCB tại khu vực TP HCM làm cho tính đại diện của kết quả không cao. Vì vậy, kích thước mẫu mặc dù

78


đạt yêu cầu nhưng kết quả của nghiên cứu sẽ đạt sự tin cậy hơn nếu kích thước mẫu lớn hơn.

Hai là, trong nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet Banking tại khu vực TP HCM, rất có thể có sự khác nhau giữa khu vưc TP HCM và các tỉnh thành khác. Như vậy, kiến nghị thứ nhất là nghiên cứu cần lặp lại cho việc đo lường ở các tỉnh, thành phố khác và có sự so sánh giữa các khu vưc này.

Ba là, nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của các khách hàng cá nhân nên tính khái quát hoá về đánh giá dịch vụ chưa cao. Kiến nghị cho nghiên cứu sau là cần nghiên cứu thêm đối tượng khảo sát là các tổ chức.

Cuối cùng là nghiên cứu này chỉ xem xét, đánh giá một số các nhân tố có sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng. Còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng mà nghiên cứu chưa xem xét hết. Vấn đề này đưa ra một hướng nghiên cứu nữa cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bộ Công thương, 2012. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2012. Hà nôi: Nhà xuât ban lao đông-xã hôi.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. Huynh Thị Thu Sương, 2012. Nghiên cưu cac nhân tố anh hương đên sự hơp tac trong chuôi cung ưng đồ gô, trương hơp nghiên cưu: vung Đông Nam bô. Luân an Tiên si. Đai hoc Kinh tê Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Thị Kim Tuyêt, 2011. Nghiên cưu đông cơ sử dung Internet banking cua ngươi tiêu dung tai Thành phố Đà Năng.

%3D&tabid=438.> [Ngày truy câp: 15 thang 5 năm 2013].

5. Lê Văn Huy và Trương Thị Vân Anh, 2008. Liên kết phát triển kinh tế dựa trên việc phát triển ngân hàng điện tử: Cách tiếp cận từ mô hình chấp nhận công nghệ TAM, Hội thảo khoa học câp bô Liên kết kinh tê trên đia ban miên Trung-Tây Nguyên, trang 295-306. Đai hoc Kinh tê Thành phố Đà Năng, thang 04 năm 2009.

6. Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo, 2008. Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực NH. Tạp chí Ngân hàng, số 6, trang 23-29.

7. Lưu Thanh Thao, 2008. Phat triên dich vụ Ngân hang điên tử tai Ngân hang TMCP Á Châu. Luân văn Thac si. Đai hoc Kinh tê Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TPHCM, 2007- 2012. Báo cáo hoạt động kinh doanh. TPHCM, năm 2007-2012.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2007. Quyết định số 243/QĐ.NHNT VN.HĐQT ngày 02/07/2007 ban hành Quy chế an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hà Nôi, thang 7 năm 2007.


10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2007-2012. Báo cáo thường niên. Hà Nôi, năm 2007-2012.

11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2009. Quyết định số 136/QĐ- NHTMCPNT.QLĐACN ngày 29/04/2009 ban hành Quy trình cung cấp và sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến (VCB-iB@nking) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ha nôi, thang 4 năm 2009.

12. Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2003. Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại Thanh phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học, MS:CS2003-19. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Trong Hoài và công sư, 2009. Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính. TPHCM: Nhà xuất bản thống kê.

14. Phạm Quốc Chính, 2008. Một số biện pháp phòng ngừa gian lận thanh toán trong thương mại điện tử. Tạp chí Ngân hàng, số 22, trang 28-33.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Hà nôi, thang 11 năm 2005.


Tiếng Anh

16. Ajzen, I, 1991. The theory of Planned Behavior, Organization Behavior and Human Decision Process, No. 50, pp. 179-211.

17. Compeau D.R. and Higgins C.A. (1995), Application of Social Cognitive Theory to Training for Computer Skills, Information Systems Research, Vol. 6 No. 2, pp.118-143.

18. Davis F.D, 1989. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technologys, MIS Quarterly, Vol. 13 No. 3, pp. 319-340.

19. Dennis C. and Papamatthaiou (2003). Shoppers motivations for e-shopping – work in progress, European Institute of Retail and Services Studies, 10th international conference on recent advances in retailing and service science

20. Engel J., Kollatt D. and Blackewll R., 1978. Consumer behaviour. Dryden Press


21. Fishbein A. and Ajzen I., 1975. Belief, attitude, intention, and behavior: A introduction to theory and rerearch. Reading, MA: Addison-Wesley

22. Gerard P. and Cunningham J.B., (2003), The diffusion of internet banking among Singapore Consumers, International Journal of Bank Marketing, Vol. 21 No.1, pp. 16-28.

23. Hewer P. and Howcroft B. (1999), Consumers distribution channel adoption and usage in financial services industry: a review of existing approaches, Journal of Financial Services Marketing, Vol. 3, No. 4, pp. 344-358.

24. Igbaria M. and Iivari J. (1995), The effect of self-efficacy on computer usage,

Omega,Vol. 23 No. 6, pp. 587-605.

25. O’Cass A. and Fenech T., (2003), Webretailing adoption: exploring the nature of internet users’ Webretailing Behaviour, Journal of Retailing and Consumer Services, Vol. 10, pp.81-94.

26. Polatoglu V.N and Ekin S., (2001), An empirical investigation of the Turkish consumers’acceptance of Internet banking services, International Journal of Bank Marketing, Vol.19 No.4, pp. 156-165.

27. Rosen, Anita (2000), USA: American Management Association, The E- commerce Question and Answer Book, pp. 5.

28. Venkatesh V. and Davis F.D (1996), A Model of the antecedents of Perceived Ease of Use: Development and Test, Decision Sciences, Vol. 27 No. 3, pp. 451-481.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2022