2.2.6. Xác định hình thức, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá nằm trong quy trình bắt buộc khi tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Công việc kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành chính xác, khách quan, công bằng, khuyến khích, tạo động lực vì sự tiến bộ của người học. Kiểm tra, đánh giá có những ý nghĩa sau:
Đối với giáo viên
- Cung cấp thông tin kịp thời về khả năng tiếp thu của từng học sinh, thái độ, ý thức của các em đối với giáo viên và nội dung môn học, sự hài lòng và bất mãn...
- Xem xét những mục tiêu trong từng bài dạy phù hợp như thế nào với nhận thức của học sinh, rà soát phương pháp dạy học có cần cải tiến không và cải tiến như thế nào
- Kết quả điểm của bài kiểm tra giúp giáo viên có cơ sở để xếp loại, phân hóa học sinh khá, giỏi trong lớp. Từ đó, đề xuất một số phương pháp dạy học phù hợp để hướng tới dạy học phân hóa, nâng cao chất lượng dạy và học
Đối với học sinh
- Với bài kiểm tra, học sinh có điều kiện tái hiện và hệ thống hóa những tri thức đã được thu nhận, giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng tri thức và phát triển tư duy sáng tạo
- Kết quả điểm của bài kiểm tra giúp học sinh tự đánh giá được thứ hạng của mình so với các bạn trong lớp, tự rà soát được khả năng tiếp thu và thái độ đối với môn học để có sự điều chỉnh kịp thời
Đối với bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh, việc kiểm tra còn trở thành cơ sở để đánh giá sự chuyển biến trong trí tuệ của HS. Để hoạt động kiểm tra, đánh giá được tiến hành tự nhiên và HS không cảm thấy áp lực, GV cần lựa chọn các hình thức kiểm tra phù hợp và hình thức linh hoạt.
Đối với HS lớp 10 trường PT Liên cấp Olympia, môn Lịch sử trong một học kì thường có các đầu điểm với hệ số tương ứng như sau:
- Tham gia đầy đủ: 10%
- Tập trung nghe giảng: 10%
- Bài tập: 10%
- Bài tập dự án (nếu có): 10%
- Bài kiểm tra số 1: 10%
- Bài kiểm tra số 2: 20%
- Bài kiểm tra cuối Term: 30%
Tuy nhiên, những đầu điểm trên đây cũng chỉ được coi là gợi ý để GV cân nhắc, đánh giá điểm cho HS. Trên thực tế, số đầu điểm có thể linh động hơn. Bên cạnh đó, một điểm nổi bật trong đánh giá xếp loại HS trường PT Liên cấp Olympia là chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá thường xuyên, đánh giá thông qua sản phẩm hơn là bài viết truyền thống. Cách đánh giá ở Olympia là theo dõi quá trình nhằm đo lường ý thức và khả năng học tập của mỗi HS trong cả học kì. Về hình thức kiểm tra, nhà trường có định hướng thay thế dần cách bài tập tập trung trên lớp bằng các bài tập tại nhà với hình thức và nội dung thể hiện đa dạng như: Tiểu luận, đóng kịch, làm phim, làm Powerpoint thuyết trình... phù hợp với khả năng và sở thích của từng em. Điều đó góp phần phát huy sở trường và thế mạnh riêng của từng cá nhân. Mỗi bài tập, mỗi hình thức thể hiện đều có tiêu chí chấm rõ ràng làm tiêu chí để HS xác định yêu cầu cần thực hiện và cũng là cơ sở để GV đánh giá điểm một cách khách quan.
Ví dụ 1: Đối với chuyên đề “Văn hóa Phục hưng”, GV có thể kiểm tra, đánh giá HS bằng cách cho HS làm bài tập về nhà với 3 chủ đề sau (GV có yêu cầu về nội dung, chỉ ra cách thức thực hiện và cung cấp những tài liệu tham khảo cần thiết cho HS).
- Nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-et để tái hiện lại cuộc gặp gỡ của 2 người trong lớp 2, hồi II, vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-et” của Sếch-xpia.
- Làm một đoạn phim giới thiệu về thành tựu nghệ thuật của Văn hóa Phục hưng
- Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc PPT để thuyết trình về thành tựu và ý nghĩa của văn hóa Phục hưng trên lĩnh vực khoa học tự nhiên
Ví dụ 2: Khi tiến hành soạn đề kiểm tra 1 tiết học kì 1, GV có thể thiết kế như sau:
Đề kiểm tra 1 tiết trên hoàn toàn được thực hiện theo quy trình thông thường như: Xác định mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, ma trận đề, câu hỏi và đáp án, biểu điểm. Riêng bước cuối cùng là lựa chọn hình thức bài kiểm tra, GV có thể lựa chọn theo mẫu trên để tạo ra sự hứng thú, sinh động cho HS. Như vậy, GV không chỉ đánh giá được trình độ tiếp thu kiến thức của HS mà còn góp phần phát huy trí thông minh hình ảnh – không gian của các em nữa.
2.2.7. Viết giáo án bài dạy
Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình LS lớp 10 trường PT Liên cấp Olympia và nhận thức được hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết đa thông minh đối với các nội dung văn hóa, chúng tôi quyết định lựa chọn thử nghiệm tính khả thi của đề tài “Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” trên hai chuyên đề :“Văn hóa Phục hưng” và “Văn hóa Việt Nam TK X - XIX”. Mỗi chuyên đề có thời lượng 2 tiết dạy, mỗi tiết 50 phút.
Chuyên đề “Văn hóa Phục hưng” giới thiệu tổng quan về văn hóa Phục hưng: Từ tiền đề đến thành tựu đạt được trên các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên và triết học. Qua đó, chuyên đề tập trung làm rõ tầm quan trọng của văn hóa Phục hưng đến mọi mặt đời sống châu Âu vào TK XV-XVI và ảnh hưởng của nó cho tới ngày nay.
Chuyên đề “ Văn hóa Việt Nam TK X-XIX” khái quát về các thành tựu văn hóa trung đại Việt Nam với 3 chủ đề lớn: Một là cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa trung đại Việt Nam. Hai là thành tựu cơ bản và ba là ý nghĩa của văn hóa Việt Nam TK X-XIX đối với tiến trình văn hóa Việt Nam và thực tiễn đời sống xã hội hiện nay.
Về ý tưởng thực hiện bài dạy, chuyên đề “Văn hóa Phục hưng” được thực hiện theo tiến trình của một bài dạy tìm hiểu kiến thức mới thông thường còn chuyên đề “ Văn hóa Việt Nam TK X-XIX” sẽ được thực hiện với hình
thức dự án với tên gọi “Hội chợ quảng bá du lịch văn hóa qua các triều đại phong kiến (TK X- XIX)” hưởng ứng “Năm du lịch quốc gia năm 2015”.
Thông qua việc thực hiện dự án, HS được tham gia các hoạt động trong những vai trò khác nhau như nhà tổ chức, người dẫn chương trình hội chợ, đại diện các công ty lữ hành, khách tham dự... HS chủ động thiết kế các hoạt động tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc theo nhóm nội dung, trao đổi, tranh luận... để xây dựng một kịch bản thống nhất và triển khai chương trình hội chợ.
Ý tưởng thực hiện chuyên đề “Văn hóa Phục hưng” gồm có:
1. Giới thiệu bài mới
GV cho HS quan sát một số bức tranh liên quan đến thành tựu của văn hóa Phục hưng, yêu cầu HS nối nội dung bức tranh với chú thích tương ứng.
Xếp các bức hình sau với chú giải tương ứng:
a
• Sếch-xpia và tác phẩm “Rô-
mi-ô và Giu-li-et”
b
• Galile và phát minh ra kính viễn vọng
c
• Bức họa “Nàng La-giô-công” của Lê-ô-na đơ Vanh-xi”
d
• Nhà thờ Xanh-pi-e với bản
thiết kế của Mi-ken-lăng-giơ
4 c
2
b
1
d
3 a
GV giới thiệu thêm một số thông tin về những nhân vật xuất hiện trong hình ảnh trên, liên hệ để dẫn tới nội dung bài học.
2. Xây dựng phiếu học tập để HS ghi chép bài và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đưa ra
Phiếu học tập gồm ba nội dung chính (Hoàn cảnh, thành tựu, ý nghĩa của văn hóa Phục hưng) và được trình bày trên một mặt A4 với hình thức sinh động (Phụ lục 5).
Với phiếu học tập trên, GV đưa ra 3 ý tưởng dạy học:
- Sử dụng tranh ảnh để hướng dẫn HS tìm ra 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng: Hệ quả của phát kiến địa lý, tình trạng buôn bán nô lệ da đen và M.Lu-thơ (Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo)
- Xây dựng đoạn phim về thành tựu văn hóa Phục hưng và yêu cầu HS theo dõi, hoàn chỉnh các tác phẩm, tác giả lớn của phong trào Văn hóa Phục hưng vào phiếu học tập
- Đặt câu hỏi vấn đáp để tìm ra ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Câu 1:Trình bày hoàn cảnh đến sự ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng theo 3 nội dung:
- Điều kiện (Kinh tế, tư tưởng, xã hội)
- Thời gian
- Phạm vi
Câu 2:Vì sao Ý trở thành quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa Phục hưng?
Câu 3:Thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc nghiên cứu Trái đất của các nhà khoa học tự nhiên thời kì Văn hóa Phục hưng là gì?
Câu 4:Qua việc xem đoạn phim chuyển thể từ vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-et” của Sếch-xpia, theo em: Tác giả muốn phản ánh khát vọng gì về tình yêu? Điều đó có giá trị như thế nào trong bối cảnh lễ giáo phong kiến còn khắt khe, chà đạp hạnh phúc của con người?
Câu 5:Trình bày ý nghĩa của Văn hóa Phục hưng đối với:
- Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đối với phong kiến-giáo hội (TKXV-XVI)
- Văn minh nhân loại (hiện nay)
Câu 6: Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, làm thế nào để vừa giữ gìn được văn hóa truyền thống dân tộc, vừa phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp của thế giới?
4. Sơ kết bài học
GV tổ chức trò chơi: Đoán ý đồng đội với 1 gói câu hỏi gồm 10 đáp án.
Thời gian để vừa hỏi, vừa trả lời là 60 giây
Người hỏi: Gợi ý đáp án cho bạn.
Người trả lời: Đưa ra tối đa 2 đáp án cho là đúng
Kết thúc trò chơi, GV tìm một HS có thể xâu chuỗi các đáp án thành một nội dung có nghĩa để tổng kết bài học
5. Bài tập về nhà
HS bằng cách cho HS làm bài tập về nhà với 3 chủ đề sau (GV có yêu cầu về nội dung, chỉ ra cách thức thực hiện và cung cấp những tài liệu tham khảo cần thiết cho HS) - Phụ lục 5
- Nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-et để tái hiện lại cuộc gặp gỡ của 2 người trong lớp 2, hồi II, vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-et” của Sếch-xpia.
- Làm một đoạn phim giới thiệu về thành tựu nghệ thuật của Văn hóa Phục hưng
- Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc PPT để thuyết trình về thành tựu và ý nghĩa của văn hóa Phục hưng trên lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Với ý tưởng DH trên, chúng tôi đưa ra giáo án hoàn chỉnh chuyên đề “Văn hóa Phục hưng” – Phụ lục 5.
Chuyên đề “Văn hóa Việt Nam TK X-XIX” được xây dựng với ý tưởng là một hội chợ mang tính chất văn hóa và thương mại. Phòng học sẽ được thiết kế như một hội chợ thu nhỏ với các gian hàng. Mỗi gian hàng đại diện cho một công ty du lịch hoặc một trung tâm văn hóa, khoa học quảng bá thế mạnh của mình.
Nhóm/ cá nhân hóa thân vào các nhân vật và thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân công nhiệm vụ của HS trong dự án “Văn hóa Việt Nam TK X- XIX”
Nhiệm vụ | Sản phẩm | Ghi chú | |
I. Nhóm tổ chức | Lên kịch bản chương trình, dự kiến khách mời, kinh phí | Kịch bản chương trình | |
II. Nhóm tuyên truyền | Thiết kế logo; giấy mời; ấn phẩm hoặc | Logo, giấy mời, ấn phẩm (phim) quảng |
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Thế Giới Thời Nguyên Thủy, Cổ Đại Và Trung Đại
- Xây Dựng Kế Hoạch Bài Dạy Ls Lớp 10 Vận Dụng Lý Thuyết Đa Trí Thông Minh
- Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 10
- Đối Tượng Và Địa Bàn Thử Nghiệm
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2015), Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể (Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới .
- Kết Quả Đánh Giá Trí Thông Minh Học Sinh (Câu 8-10)
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
một đoạn phim quảng cáo chương trình dựa theo chủ đề hội chợ | cáo) | |||
III. Nhóm dẫn chương trình | Viết lời dẫn, soạn câu hỏi cho khán giả | |||
IV. Nhóm chuyên môn (Đại diện cho các đoàn thể, trung tâm văn hóa, công ty lữ hành…) | 1. Ban tôn giáo Chính phủ | Tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam TK X-XIX | “Slide thuyết trình” giới thiệu những bước phát triển cơ bản cuả tôn giáo, tín ngưỡng thời kỳ này. | |
2. Bảo tàng lịch sử Việt Nam | Tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp thống trị và các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ TKX- XIX | “Bảo tàng ảo” trưng bày các hiện vật dựa trên phần mềm photo 3D album | GV cung cấp tranh ảnh, hướng dẫn HS thực hiện | |
3. Hội nhà văn Việt Nam | Sưu tầm các tác phẩm văn học TK X-XIX | Làm “Bưu thiếp”: Mỗi bưu thiếp có hình ảnh tác giả, tác phẩm, trích dẫn một vài câu tiêu biểu | ||
4. Trung tâm bảo tồn nghệ thuật sân khấu | Sưu tầm các clip biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống “Chèo, tuồng, hát quan họ, hát xẩm…” và sân khấu hóa một trích đoạn tiêu biểu | Các “Đĩa nhạc” phản ánh sự đa dạng và đặc sắc của các loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc hoặc một đoạn phim biểu diễn một |