Tăng Cường Cơ Sở Vật Chât, Trang Thiết Bị, Phương Tiện Kỹ Thuật‌

Đối với một số mục tiêu bậc 2 và bậc 3 có thể dùng các câu TNTL có cấu trúc đề KT.

Bước 6: Phân tích câu hỏi

Nhằm xác định xem các câu hỏi có thể dùng làm công cụ để KT việc đạt các mục tiêu trong các nội dung cần KT hay không.

Nhằm ĐG độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi đó để thay đổi hoặc điều chỉnh nếu cần.

Sau khi xem xét từng câu hỏi, phải phân tích để ĐG toàn bộ đề thi vừa được biên soạn, sử dụng các tiêu chí:

- Phạm vi nội dung cần bao quát.

- Sự cân đối của các loại câu hỏi về độ khó (bậc mục tiêu): Khả năng tái hiện; Hiểu biết, vận dụng; Phân tích, tổng hợp, đánh giá; Sự sáng tạo; Các kĩ năng khác.

- Cơ hội bình đẳng để trả lời cho toàn bộ người học.

- Những sai sót có thể có trong bài thi.

Bước 7: Tổ chức thi, chấm điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Tính cần thiết được đặt ra đối với việc xây dựng phương thức chấm điểm, các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm là phải chính xác, nhất là với các câu TNTL và để khắc phục khó khăn này thì nên hạn chế dùng các câu TNTL tự do và thay vào đó các TNTL có cấu trúc.

- Một phương thức chấm điểm khách quan đối với các câu TNTL là một GV chấm từng câu hỏi cho tất cả thí sinh chứ không chấm tất cả các câu hỏi của một thí sinh.

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 12

- Một điều cần lưu ý khi chấm các bài kiểm tra, nhất là các bài kiểm tra theo tiến trình là cần có lời nhận xét chính xác của GV kèm theo những lời động viên sẽ giúp người học sữa lỗi và tiến bộ sau mỗi kì kiểm tra.

Bước 8: Ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả thi trước khi công bố kết

quả

Những ghi chép về kết quả, nhất là các dạng lỗi mà HS mắc phải sẽ giúp điều chỉnh cách dạy, cách học.

Đối với các kì thi TNKQ tiêu chuẩn hóa, việc phân tích kết quả các bài thi cho phép xác định độ khó, độ phân biệt của các câu trắc nghiệm, độ khó trung bình của một bài trắc nghiệm, độ giá trị, độ tin cậy của bài thi.

Nội dung 5: Yêu cầu GV nâng cao kỹ năng sử dụng, khai thác và áp dụng CNTT (ICT).

Trong thế giới ngày nay, CNTT đã và đang được thâm nhập và làm thay đổi căn bản nội dung, công cụ, phương pháp, hình thức và hiệu quả lao động của hầu hết các lĩnh vực được gọi là quá trình “Tin học hóa”, “Điện tử hóa”, “Chính phủ điện tử”, “Giảng dạy điện tử”, “Học tập điện tử”.... Đối với GD-ĐT, CNTT đang làm thay đổi sâu sắc nội dung, phương pháp, hình thức DH và QLGD. Tức là các quá trình cơ bản nhất trong GD gồm: giảng dạy, học tập và QL được số hóa và được xử lý, cập nhật, lưu chuyển và lưu trữ trong hệ thống máy tính và mạng, trao đổi, giao lưu, học tập trong môi trường CNTT - truyền thông. Phòng GD-ĐT xác định vai trò của CNTT với hai hướng đích: Một là, đáp ứng yêu cầu Thông tư 22/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/9/2015 quy định đối với GV THCS hạng II, III [10] là phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông [11]. Hai là, giúp cho công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV thường xuyên, liên tục, nâng cao khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập; giảm bớt chênh lệch về năng lực nghề nghiệp; góp phần thay đổi môi trường học tập, đào tạo và bồi dưỡng cho GV. Do đó, Phòng GD-ĐT định hướng triển khai các nội dung cơ bản ứng dụng CNTT như sau:

Nội dung 1: Trong công tác quản lí

- Các khuôn khổ pháp lý: Luật GD, Nghị định, Thông tư,....; các mệnh lệnh quản lý: công văn và các văn bản hướng dẫn khác; các cơ sở dữ liệu phục vụ QL: Đội ngũ CB, GV, NV, HS, CSVC, TTB, kinh phí.

- Các hoạt động QL: hội thảo, hội nghị, tổ chức thi và kiểm tra, QL hồ sơ, sổ sách; các dữ liệu.... được số hóa, cập nhật thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời, được sắp xếp thành hệ thống và được lưu chuyển nhanh trên hệ thống khiến cho hoạt động QL trở nên thuận lợi và hiệu quả.

Nội dung 2: Trong thông tin liên lạc giữa GV với GV, liên lạc với HS và CMHS

Phòng GD-ĐT qui định mỗi nhà trường phải có một địa chỉ email và một website chính thức, và đối với mỗi GV tiếng Anh cũng phải có một địa chỉ email chính thức để tiếp nhận các thông báo thường nhật, lịch họp, trao đổi thông tin, tài liệu....Đây cũng là các công cụ cho phép nhà trường, GV đăng tải các thông tin, điểm số, chia sẻ tài liệu, trao đổi, bình luận...

Nội dung 3: Trong bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV

Nội dung bao gồm xây dựng các lớp học ảo, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi thảo luận, tham gia diễn đàn, upload hoặc download giáo án, tài liệu..tạo thành một nguồn tài nguyên phong phú và có thể trao đổi tương tác.

Nội dung 4: Trong dạy học

Đối với quá trình giảng dạy: Ngày nay, các chương trình giảng dạy tiếng Anh không chỉ thuần túy là SGK mà còn có các kho ứng dụng, các phần mềm cho phép mô phỏng các cuộc hội thoại, các tình huống giao tiếp.... giúp cho bài dạy trở nên phong phú, sinh động, và cũng chính vì vậy mà hơn bao giờ hết GV cần phải phát huy vai trò là “hướng dẫn viên” hơn là “giảng viên”. Điều đó cũng đồng nghĩa là GV phải cung cấp cho HS khả năng khám phá và tự rèn luyện, bồi dưỡng liên tục để không ngừng tiến bộ.

Đối với quá trình học tập: CNTT là môi trường học tập không giới hạn, là không gian mở, tài liệu mở: sách điện tử, hình ảnh, video, CD-ROM, ... Vậy nên, phương thức học tập cũng phải thay đổi theo: học online mọi lúc, mọi nơi và ai cũng có thể học.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Công tác tham mưu phải đạt tới tầm, đảm bảo tính thuyết phục, có tính thực tiễn và khả thi cao.

Có sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống và đặc biệt phải có ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV về tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Có sự đầu tư về kinh phí cho tuyển dụng, tập huấn, trang bị CSVC, thiết bị về CNTT

Các nội dung tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn phải có kế hoạch và đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa.

Việc điều chuyển, sắp xếp lại đội ngũ phải có kế hoạch, điều kiện, lộ trình thực hiện, (bắt đầu từ năm học 2016-2017).

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chât, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật‌

3.2.4.1. Mục tiêu

Đảm bảo các điều kiện về CSVC phục vụ cho DH ngoại ngữ giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu của Bộ GD-ĐT tại Công văn số 7110/BGDĐT- CSVCTBTH ngày 24/10/2012 về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH môn Ngoại Ngữ trong các trường phổ thông và yêu cầu của huyện Hải Hậu. Qua đó thay đổi cách dạy, cách học tiếng Anh theo hướng tích cực hơn và hiệu quả hơn.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Tham mưu với UBND huyện, phối hợp với Phòng Kế hoạch-Tài chính huyện để: Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, tu sửa CSCV, các TTB phục vụ cho DH tiếng Anh và cấp phát cho các trường THCS thuộc các xã gặp khó khăn về tài chính; Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện huy động các nguồn lực để đầu tư cho các trường THCS đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại, tránh lãng phí.

- Thông qua tuyên truyền, khuyến khích CMHS mua các trang thiết bị phục vụ cho con em học tập: Máy vi tính kết nối internet, Kim Từ điển, Robot teacher hoặc talking pen (bút đọc)…

- Yêu cầu GV dạy tiếng Anh phải sử dụng có hiệu quả TTB dạy học hiện đại, đồng thời phải có kỹ năng hướng dẫn HS sử dụng và khai thác các trang mạng: tienganh 123, BBC, CNN, youtube.com...., coi đó vừa là yêu cầu, vừa là biệp pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Khi GV khai thác tốt thiết bị dạy học sẽ tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực tư duy, khả năng học tập sáng tạo và nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường của xã hội. GV không chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là thực hiện chức năng tổ chức, hướng dẫn HS phương pháp chiếm lĩnh tri thức. Khi đó mới phát huy tối đa sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật dạy học.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Việc mua sắm, tăng cường CSVC, TTB phải có được sự đồng thuận của các thành phần tham gia, các thành viên liên quan.

- Các TTB, phương tiện kỹ thuật được đầu tư phải đảm bảo tính đồng bộ, tính cần thiết và phù hợp với điều kiện từng đơn vị.

- Với điều kiện kinh phí của ngân sách nhà nước hạn hẹp như ngay nay, để thực hiện thành công mục đích về CSVC, TTB thì điều nhất thiết là phải huy động thêm các nguồn lực ngoài xã hội.

- Song song với việc tăng cường đầu tư, mua sắm, công tác QL chúng cũng cần phải có sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan, bộ phận liên quan.

3.2.5. Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ giáo viên quan tâm tới việc học tiếng Anh của học sinh một cách toàn tâm, toàn ý‌

Suy cho cùng sản phẩm chính của bộ môn tiếng Anh chính là các PC, các NL về tiếng Anh mà HS đạt được sau khi tham gia vào quá trình DH. Sự thành hay bại của GV tiếng Anh chính là sự hình thành thói quen, các khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của HS, nhưng trước mắt là đạt được các yêu cầu của các kỳ KT, kỳ thi do các cấp có thẩm quyền tổ chức và ĐG.

Do vậy, điều quan trọng đối với các CBQL và GV là phải dành sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên tới tất cả các đối tượng HS.

3.2.5.1: Mục tiêu

- Tạo tâm thế học tập tốt, tạo hứng thú, động cơ, động lực và thói quen tự học, phương pháp học và tự học hiệu quả.

- Đảm bảo sự tác động thường xuyên, đúng liều đối với các đối tượng

HS.

3.2.5.2: Nội dung và cách thức thực hiện

Trong thời đại ngày nay, tri thức của nhân loại nhiều lên theo cấp số nhân. Kiến thức được đưa vào giảng dạy rất đa dạng phong phú nhưng thời lượng học trên lớp thì có hạn. Nếu HS không được hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong lứa tuổi THCS thì rất khó để có được chất lượng GD tốt. GV phải coi việc bồi dưỡng khả năng tự học cho HS là một trong những nhiệm vụ dạy học. Việc này phải được làm thường xuyên đối với từng loại kỹ năng ngôn ngữ trong quá trình học tập của HS, tức là phải có kế hoạch thực hiện cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch học tập là một công việc không dễ đối với HS. Đa số HS chỉ tiến hành học tập theo thời khóa biểu đã phân công. Đối với môn tiếng Anh có đặc thù là học ngôn ngữ thứ hai không phải tiếng mẹ đẻ nên đòi hỏi phải có kế hoạch đặc biệt. GV tiếng Anh phải là người hướng hẫn HS lập kế hoạch học tập khoa học, phù hợp với điều kiện riêng của từng HS thể hiện ở thời gian biểu, mục tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện. HS phải liệt kê đủ, chi tiết các công việc HS phải làm, đưa ra những yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, tập trung nghe giảng trên lớp, cách đọc tài liệu tham khảo, cách tra cứu, chỉ dẫn HS tìm kiếm các tài liệu tham khảo tiếng Anh trên mạng internet. Tuần đầu tiên của năm học cần dành một buổi của môn tiếng Anh cho Tổ bộ môn hướng dẫn phương pháp học ngoại ngữ cho HS, giới thiệu các tài liệu tham khảo phù hợp giúp các em chuẩn bị tốt về tâm thế, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm trong học tập.

- Hướng dẫn cha mẹ HS theo dõi đôn đốc việc học và chuẩn bị bài tiếng Anh ở nhà theo thời gian biểu đã lập.

- Ban giám hiệu các trường chỉ đạo GVCN và Đội TNTP Hồ Chí Minh phổ biến những quy định cụ thể về nền nếp lập kế hoạch học tập ở nhà, trên lớp, chuẩn bị bài, làm bài tập về nhà và đọc sách, tài liệu tham khảo trong thư viện hoặc qua mạng internet.

- Tổ ngoại ngữ xây dựng kế hoạch về nội dung và phương pháp tự học tiếng Anh cho từng kỹ năng thực hành ngôn ngữ, từng chủ điểm các bài học cụ thể theo khối lớp; GV tiếng Anh sẽ triển khai và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó ở các lớp mình phụ trách.

- Đội TNTP Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức diễn đàn về phương pháp tự học ngoại ngữ trên website của nhà trường. Thông qua chương trình này HS có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và có những định hướng tích cực trong việc tự tìm ra phương pháp tự học tích cực.

- Giáo viên bộ môn tiếng Anh xây dựng những quy định cụ thể về nền nếp tự học của học sinh: về thời gian, nội dung, cách thức tham khảo tài liệu, cách ghi chép kết quả tự học… Vì hoạt động này chủ yếu được HS tiến hành tại nhà nên GV có thể kết hợp với CMHS để theo dõi và đôn đốc HS.

- Giáo viên bộ môn tiếng Anh hướng dẫn HS cách thức tự học thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như: đưa ra các tình huống có vấn để yêu cầu HS phản hồi sau khoảng thời gian tự tìm hiểu nhất định, khuyến khích HS có phương pháp tự học hiệu quả cùng chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm bản thân…

- Yêu cầu các trường THCS xây dựng kế hoạch bố trí lịch phụ đạo, bồi dưỡng cho HS đảm bảo tính thường xuyên, tính liên thông và có tác động đến từng đối tượng HS có khả năng nhận thức, trình độ kiến thức khác nhau.

- Khuyến khích tinh thần tự nguyện dạy phụ đạo của GV, tinh thần tích cực học tập của HS và tinh thần hỗ trợ QL của CMHS.

- Yêu cầu các trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm cho HS sau các chủ đề để HS có hứng khởi và kỹ năng giao tiếp về các chủ đề ngôn ngữ vừa được học trên lớp.

- Các trường THCS tổ chức, tham gia thường niên các hội, cuộc thi các cấp dưới dạng Câu lạc bộ, Hùng biện tiếng Anh, Olympic tiếng Anh, Tài năng tiếng Anh, IOE... tạo sân chơi đa dạng sinh động giúp HS tự tin và tích cực tham gia để rồi tăng khả năng giao tiếp.

- Các trường THCS ký kết với các trung tâm ngoại ngữ có YTNN (được chứng nhận đảm bảo yêu cầu) đóng trên địa bàn huyện hoặc tỉnh tham gia bồi dưỡng cho HS, tham gia KT, ĐG học sinh. Qua đó tạo cơ hội giao tiếp cho HS với người bản ngữ và đảm bảo tính khách quan, chính xác trong công tác KT, ĐG học sinh.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải có kiến thức về tâm lý, sinh lý lứa tuổi, đặc thù bộ môn....và phải có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học ở nhà theo yêu cầu; có tuyên dương và phê bình HS kịp thời.

- Giáo viên chủ nhiệm quán triệt cho HS về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập và tiến hành thực hiện theo kế hoạch. GV cần tổ chức mạng lưới theo dõi kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch học tập của HS và HS phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nhiệm vụ học tập mà GV đã hướng dẫn và yêu cầu tự học.

- Phải có nguồn tài chính nhất định để chi trả và có kế hoạch thu chi đúng văn bản qui định của cấp có thẩm quyền (Công văn số 1224/SGD ĐT – GDTrH ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Sở GD-ĐT Nam Định về việc qui định mức thu học phí đối với các chương trình học tiếng Anh với GV nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định).

- Phòng GD-ĐT không chỉ nắm vững mà còn phải hướng dẫn triển khai đối với các trường THCS trên địa bàn về nghiệp vụ, qui trình quản lý các cơ sở GD có YTNN :

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí