Xác Định Trọng Số Của Các Tiêu Chí Đánh Giá – Trích Một Phiếu Điều Tra


Phụ lục 3b: Mật độ điểm TNDLNV và khoảng cách trung bình giữa các DTLSVH ở TTH


Stt


Đơn vị hành chính

Diện tích (km2)


Tổng số TNDLNV

Mật độ (điểm TN/100

km2)

Tổng số DTLSVH

(được xếp hạng)

Khoảng cách TB giữa các DTLSVH (km)

1

Thành phố Huế

71,7

96

134

49

1,2

2

TX. Hương Thủy

456,0

41

9

15

5,5

3

TX. Hương Trà

518,5

25

5

12

6,6

4

H. Phong Điền

950,8

32

3

15

8,0

5

H. Quảng Điền

163,0

29

18

9

4,3

6

H. Phú Vang

279,9

38

14

18

3,9

7

H. Phú Lộc

720,9

22

3

10

8,5

8

H. Nam Đông

647,8

6

1

2

18,0

9

H. A Lưới

1224,6

23

2

10

11,1

Tổng

5033,2

312

6

140

6,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 24


Phụ lục 4: Xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá – Trích một phiếu điều tra

Phụ lục 4a. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá khả năng khai thác TNDLNV tỉnh TTH


Độ hấp

dẫn

Khả năng

tiếp cận

Tính liên

kết

Mức độ bảo

tồn

Khả năng đón

khách

Thời gian

khai thác

Điểm

9

8

7

8

6

5


Phụ lục 4b. Ma trận so sánh theo cặp của các tiêu chí đánh giá TNDLNV tỉnh TTH


Độ hấp

dẫn

Khả năng

tiếp cận

Tính

liên kết

Mức độ

bảo tồn

Khả năng

đón khách

Thời gian

khai thác

Độ hấp dẫn

1

2

3

2

4

5

Khả năng tiếp cận

1/2

1

2

1

3

4

Tính liên kết

1/3

1/2

1

1/2

2

3

Mức độ bảo tồn

1/2

1

2

1

3

4

Khả năng đón khách

1/4

1/3

1/2

1/3

1

2

Thời gian khai thác

1/5

1/4

1/3

1/4

½

1

Tổng

2,783

5,083

8,833

5,083

13,500

19,000


Phụ lục 4c. Trọng số của tiêu chí đánh giá TNDLNV tỉnh TTH


Độ hấp dẫn

Khả

năng tiếp cận

Tính liên kết

Mức độ bảo tồn

Khả năng

đón khách

Thời

gian khai thác

Trọng số

Độ hấp dẫn

0,36

0,39

0,34

0,39

0,30

0,26

0,34

Khả năng tiếp cận

0,18

0,20

0,23

0,20

0,22

0,21

0,21

Tính liên kết

0,12

0,10

0,11

0,10

0,15

0,16

0,12

Mức độ bảo tồn

0,18

0,20

0,23

0,20

0,22

0,21

0,21

Khả năng đón khách

0,09

0,07

0,06

0,07

0,07

0,11

0,08

Thời gian khai thác

0,07

0,05

0,04

0,05

0,04

0,05

0,05

Phụ lục 4d Tính nhất quán Tỷ số nhất quán consistency ratio – CR Trong đó 1

Phụ lục 4d: Tính nhất quán

Tỷ số nhất quán (consistency ratio – CR):

Trong đó CI: chỉ số nhất quán (Consistency Index), RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index).

λ max giá trị riêng của từng ma trận so sánh n số nhân tố Bảng Chỉ số 2


λ max giá trị riêng của từng ma trận so sánh n số nhân tố Bảng Chỉ số 3

λmax: giá trị riêng của từng ma trận so sánh n : số nhân tố


Bảng: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với nhân tố (RI)


Nguồn 124 Phụ lục 5 Mức độ hấp dẫn khách du lịch của các điểm TNDLNV 4

Nguồn: [124]


Phụ lục 5. Mức độ hấp dẫn khách du lịch của các điểm TNDLNV tỉnh TTH



STT


Các điểm tài nguyên du lịch nhân văn


Mô tả

Mức

hấp dẫn

I. Các di tích lịch sử - văn hóa

Thành phố Huế



1

Đại nội

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

2

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

3

Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ (1938-1939)

DT cấp QG, du khách huyện và phụ cận

2

4

Núi Bân

DT cấp QG, ít được biết đến

1

5

Trường Quốc Học

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

6

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

7

KhumộvàNhàthờôngtổnghềKimHoàn

DT cấp QG, du khách huyện và phụ cận

2

8

Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan

Bội Châu

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước


4

9

Ngôi mộ chung Thái Phiên – Trần Cao Vân

DT cấp QG, ít được biết đến

1

10

Trường Kỹ Nghệ Thực hành

DT cấp QG, ít được biết đến

1

11

Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý Vương

DT cấp QG, du khách huyện và phụ cận

2

12

Thanh Bình Từ Đường

DT cấp QG, ít được biết đến

1

13

Nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín hầm

DT cấp QG, du khách trong tỉnh biết đến

3

14

Lăng mộ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm

DT cấp QG, ít được biết đến

1

15

Lăng mộ Trần Thúc Nhẫn

DT cấp QG, ít được biết đến

1

16

Đình Phú Xuân

DT cấp QG, du khách huyện và phụ cận

2

17

Mộ và Nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng

DT cấp QG, ít được biết đến

1

18

Chùa Thiên Mụ

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

19

Kinh Thành Huế

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

20

Lăng Dục Đức (An Lăng)

DSTG, du khách địa phương biết đến

3

21

Đàn Nam Giao

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

22

Điện Long An

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

23

Đình miếu Thế Lại thượng

DT cấp QG, ít được biết đến

1

24

LăngĐồngKhánh(TưLăng)

DSTG, du khách trong tỉnh biết đến

4

25

Hổ Quyền

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

26

Điện Voi Ré

DT cấp QGĐB, du khách trong tỉnh biết đến

3

27

Quốc Tử Giám

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

28

Lầu Tàng Thơ - hồ Học Hải

DT cấp QGĐB, ít được biết đến

2

29

Hồ Tịnh Tâm

DSTG, du khách địa phương biết đến

3

30

Tam Tòa (Cơ Mật Viện)

DT cấp QGĐB, ít được biết đến

2

31

Cung An Định

DT cấp QGĐB, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

32

Đàn Xã Tắc

DT cấp QGĐB, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

33

Lăng Vạn Vạn

DT cấp QGĐB, ít được biết đến

2

34

Nghĩa địa và chùa Ba Đồn

DT cấp Tỉnh, du khách trong tỉnh biết đến

2

35

Trụ sở Tổng hội sinh viên Huế

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

36

Nhà máy nước Vạn Niên

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

37

Xiển Võ Từ (Đền Võ Ban)

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1



38

Địa điểm Toà Khâm Sứ Trung Kỳ

DT cấp Tỉnh, du khách trong tỉnh biết đến

3

39

Nhà vườn Lạc Tịnh (Lạc Tịnh Viên)

DT cấp Tỉnh, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

40

Địa điểm Trường tiểu học Pháp Việt Đông Ba

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

41

Địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan tại

núi Bân


DT cấp Tỉnh, ít được biết đến


1

42

Đình An Cựu

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

43

Nhà thờ cổ nhạc

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

44

Đình Phú Hòa

DT cấp Tỉnh, du khách địa phương biết đến

1

45

Trường Thanh niên tiền tuyến Huế

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

46

Đình Xuân Hoà

DT cấp Tỉnh, du khách địa phương biết đến

1

47

Phủ thờ và Lăng mộ Diên Khánh Vương

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

48

Đình Kim Long

DT cấp Tỉnh, du khách địa phương biết đến

1

49

Địa điểm đàn Âm hồn

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

Thị xã Hương Thủy



50

LăngKhảiĐịnh(ỨngLăng)

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

51

Cầu Ngói Thanh Toàn

DT cấp QG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

52

Phủ thờ Tôn Thất Thuyết

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

53

Đình Hòa Phong

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

54

Đình Vân Thê

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

55

Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)

DSTG, du khách trong tỉnh biết đến

4

56

Lăng Cơ Thánh

DT cấp QGĐB, ít được biết đến

2

57

Đình và chùa Thủy Dương

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

58

Đình Dạ Lê

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

59

Lăng Hiếu Đông

DT cấp QGĐB, ít được biết đến

2

60

Đình làng Dạ Lê Thượng

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

61

Địa điểm chợ kháng chiến

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

62

Đình Thanh Thuỷ Chánh

DT cấp Tỉnh, du khách trong tỉnh biết đến

2

63

Đình Phù Bài

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

64

Địa điểm chiến thắng Đồi Võ Xá

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

Thị xã Hương Trà



65

LăngMinhMạng(HiếuLăng)

DSTG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

66

Nhà thờ Đặng Huy Trứ

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

67

Tháp Đôi Liễu Cốc

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

68

Địa đạo Khu uỷ Trị Thiên Huế

DT cấp QG, ít được biết đến

1

69

LăngGiaLong(ThiênThọLăng)

DSTG, nổi tiếng trong nước

5

70

Văn Miếu

DSTG, nổi tiếng trong nước

5

71

Điện Hòn Chén

DSTG, nổi tiếng trong nước

5

72

Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng

DT cấp QGĐB, du khách địa phương biết đến

3

73

Đình Văn Xá

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

74

Địađiểm Côngbinh xưởngPhú Lâm

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

75

Đình và Chùa La Chử

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

76

Đình làng Cổ Lão

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

Huyện Phong Điền



77

Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

78

Đoạn cuối đường 71

DT cấp QG, ít được biết đến

1

79

Lăng mộ Đặng Huy Trứ

DT cấp QG, ít được biết đến

1

80

Chùa Giác Lương

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

81

Lăng mộ Trần Văn Kỷ

DT cấp QG, ít được biết đến

1

82

Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Lộ Trạch

DT cấp QG, ít được biết đến

1

83

Làng Cổ Phước Tích

DT cấp QG, nổi tiếng ở phạm vi thế giới

5

84

Lăng mộ Lê Văn Miến

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

85

Địa điểm chiến thắng Đồn Đất Đỏ (Chiến

khu Hòa Mỹ)

DT cấp Tỉnh, du khách huyện và phụ cận


1

86

Địa điểm Nhà Đại chúng

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

87

Địa điểm đình Lưu Phước

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

88

Địa điểm chiến thắng Thanh Hương

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

89

Nhà thờ họ Lê Văn

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

90

Địa điểm in bạc tài chính cụ Hồ năm 1946

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

91

Mộ phần Đặng Văn Hòa

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1



Huyện Quảng Điền



92

Đình Thủ Lễ

DT cấp QG, du khách trong tỉnh biết đến

3

93

Lăng mộ và nhà thờ Đặng Hữu Phổ

DT cấp QG, ít được biết đến

1

94

Khu Lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

95

Địa điểm đình Thủy Lập

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

96

Chùa Thành Trung (thuộc di tích thành Hoá Châu)

DT cấp Tỉnh, du khách trong tỉnh biết đến

3

97

Địa điểm Hội nghị Nam Dương

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

98

Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

99

Chùa Thiện Khánh

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

100

Chùa Thủ Lễ

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

Huyện Phú Vang



101

Nhà lưu niệm Dương Nỗ

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

102

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

103

Nhà thờ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

104

Đình làng An Truyền

DT cấp QG, du khách trong tỉnh biết đến

3

105

Đình Dương Nỗ

DT cấp QG, nổi tiếng trong nước

4

106

Trấn Hải Thành

DT cấp QGĐB, ít được biết đến

2

107

Tháp Mỹ Khánh (tháp Champa Phú Diên)

DT cấp QG, nổi tiếng ở phạm vị thế giới

5

108

Đình Lại Thế

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

109

Đình Quy Lai

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

110

Đình Tây Hồ

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

111

Đình Thai Dương - Miếu Âm Linh

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

112

Đình làng Sình

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

113

Chùa Hà Trung

DT cấp Tỉnh, du khách trong tỉnh biết đến

3

114

Địa điểm chiến thắng Thanh Lam Bồ

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

115

Di tích Lịch sử Am Bà

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

116

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại

bến Đá

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến


1

117

Đình Chiết Bi

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

118

Miếu thờ Đặng Tất

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

Huyện Phú Lộc



119

Đình Bàn Môn

DT cấp QG, ít được biết đến

1

120

Ngã Ba Ràng Bò và Bến Cây đa Đá Bạc,

Địa điểm mũi né


DT cấp QG,ít được biết đến


1

121

Đình Mỹ Lợi

DT cấp QG, ít được biết đến

1

122

Chùa Thánh Duyên

DT cấp QG, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

123

Lăng mộ Nguyễn Cư Trinh

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

124

Địa đạo Bạch Mã

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

125

Hang Đá Nhà - Núi Giòn

DT cấp Tỉnh, du khách trong tỉnh biết đến

3

126

Địa điểm chiến thắng Hói Mít

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

127

Địa đạo Xuân Lộc

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

1

128

Địa điểm Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Lâm thời Thừa Thiên Huế (1942 - 1945) tại nhà đồng

chí Lê Minh

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến


1

Huyện Nam Đông



129

Địa điểm chiến thắng Trung tâm huấn luyện Biệt

kích Nam Đông

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến


1

130

Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre

DT cấp Tỉnh, ít được biết đến

3

Huyện A Lưới



131

Ngã Ba đầu đường 72 và địa điểm Bốt Đỏ

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

132

Ngã Ba đầu đường 73 đường 14B

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

133

Ngã Ba đầu đường 74 đường 14B

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

134

Dốc Con Mèo

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

135

Ngã Ba đầu đường 71 đường 14B

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

136

Động Tiên Công

DT cấp QG, du khách địa phương biết đến

2

137

Địa đạo Động So - A Túc

DT cấp QG, du khách trong tỉnh biết đến

3

138

Địa đạo A Don-Trụ Sở Đài phát thanh giải

phóng Huế


DT cấp Tỉnh, ít được biết đến


1

139

Địa điểm chiến thắng sân bay đồi A Bia

DT cấp Tỉnh, nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5



140

Địa điểm chứng tích chiến tranh hóa học của

đế quốc Mỹ tại sân bay A so


DT cấp QG, ít được biết đến


1

II. Lễ hội

141

Lễ hội vật làng Sình

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

142

Lễ hội điện Hòn Chén

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

143

Lễ hội Quán Thế Âm

Nổi tiếng ở phạm vi trong nước

4

144

Lễ hội đền Huyền Trân

Du khách trong tỉnh biết đến

3

III. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

145

Ca Huế trên sông Hương

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

146

Làng văn hóa đồng bào Cơ Tu, thôn Dổi,

xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông


Du khách trong tỉnh biết đến


3

147

Làng văn hóa đồng bào Tà Ôi, thôn Akai 1,

xã A Roằng, huyện A Lưới


Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế


5

IV. Làng nghề truyền thống

148

Làng nghề đúc đồng Huế

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

149

Làng gốm Phước Tích

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

150

Làng mộc Mỹ Xuyên

Du khách trong tỉnh biết đến

3

151

Làng chế biến tinh dầu tràm

Nổi tiếng trong nước

4

152

Tranh làng Sình

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

153

Hoa giấy Thanh Tiên

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

154

Nón lá Thủy Thanh

Du khách trong tỉnh biết đến


155

Dệt Zèng A Lưới

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

156

Làng hương Thủy Xuân

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

157

Làng nghề mây tre đan Bao La

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

V. Các đối tượng văn hóa khác

158

Chùa Từ Hiếu

Nổi tiếng trong nước

4

159

Chùa Từ Đàm

Du khách trong tỉnh biết đến

3

160

Chùa Huyền Không sơn Thượng

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

161

Thiền viện Bạch Mã

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

162

Trung tâm văn hóa Huyền Trân

Du khách trong tỉnh biết đến

3

163

Chùa Thiền Lâm

Du khách trong tỉnh biết đến

3

164

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

165

Hải Đăng Sơn Chà

Du khách trong tỉnh biết đến

3

166

Hải Vân Quan

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

167

Nhà vườn An Hiên

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

168

Chợ Đông Ba

Nổi tiếng ở phạm vi quốc tế

5

169

Đan viện Thiên An

Nổi tiếng trong nước

4

170

Nhà thờ Phủ Cam

Nổi tiếng trong nước

4

171

Dòng chúa Cứu Thế

Du khách trong tỉnh biết đến

3

172

Gác Trịnh

Nổi tiếng trong nước

4

Ghi chú: 5- Rất hấp dẫn, 4- Hấp dẫn, 3-Hấp dẫn trung bình, 2- Ít hấp dẫn, 1- Kém hấp dẫn


Phụ lục 6: Mô tả các điểm tài nguyên du lịch nhân văn lựa chọn để đánh giá

I. Di tích lịch sử - văn hóa

Thành phố Huế

1- Đại Nội: Hoàng thành và Tử Cấm thành (gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội) được khởi công xây dựng năm 1804, ngày nay thuộc địa phận phường Thuận Thành. Mặt bằng Ðại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha. Trong Ðại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực. Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu, tuy nhiên những công trình trọng yếu hiện nay vẫn còn được bảo tồn gần nguyên vẹn. Đại Nội là một di tích quan trọng thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993 và được xếp hạng là DTLSVH cấp quốc gia đặc biệt năm 2009.


Đại Nội lại có diện tích rất lớn, thời gian khai thác gần như quanh năm lại nằm ngay trung tâm TP Huế, bên bờ bắc sông Hương nên việc liên kết với các tài nguyên khác trong và ngoài kinh thành đều rất thuận lợi.

2- Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng): được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, cách TP Huế 8km. Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Nơi đây có nhà hát Minh Khiêm Đường, đây được xem là nhà hát cổ nhất Việt Nam còn được bảo tồn.

3- Trường Quốc Học: Số 12 Lê Lợi, trường được thành lập ngày 23/10/1896. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc Học niên khoá 1908 - 1909. Thời kỳ Người theo học, trường chỉ là những dãy nhà tranh vốn là trại lính thuỷ quân Hoàng gia được cải tạo lại. Bao bọc xung quanh trường phía trước là tường xây bằng gạch, màu đỏ sậm, cổng trường có lối kiến trúc cổ kính có hai tầng, tầng trên bằng gỗ, mái lợp ngói theo kiểu Trung Hoa. Năm 1915 được xây dựng lại, về cơ bản kiến trúc cổng được duy trì cho đến ngày nay.

4- Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan: Ở Phường Thuận Lộc. Đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ I từ 1895 - 1901. Ngôi nhà đã lưu giữ những kỷ niệm thủa thiếu thời của Người và gia đình. Đây là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế; mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa, nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh.

5- Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu: Nằm ở số 53, Phan Bội Châu, P Trường An, rộng khoảng 1.814m2. Ngôi nhà của cụ ở dốc Bến Ngự được xây dựng trong khoảng từ năm 1926-1927, nhà ba gian lợp tranh, vách đất tương đối cao và thoáng mát, chính giữa nhà hình vuông, xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt. Lăng mộ nằm ngay trước ngôi nhà và Nhà thờ nằm phía bên phải, được xây dựng năm 1941. Từ đường được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, hiện nay, ngôi Từ đường đã được Bảo tàng Lịch sử và cách mạng TTH sử dụng một phần để tổ chức trưng bày về thân thế, sự nghiệp Phan Bội Châu. Nghĩa địa cụ là một khu vườn rộng 4.000m2, ở gần đàn Nam Giao

6- Nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín hầm: Khu di tích Chín Hầm nằm ở triền núi Thiên Thai, thuộc thôn Ngũ Tây, phường An Tây. Khu Chín Hầm nguyên trước đây (1941) là do thực dân Pháp xây dựng để làm kho chứa vũ khí. Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn đã cải tạo Chín Hầm trở thành nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Nơi đây gắn liền với những tội ác man rợ mà gia đình họ Ngô đã gây ra đối với đồng bào ta. Hiện nay ngôi nhà bị bỏ hoang; khu vực Chín hầm hiện Hầm số 8 và đường dạo vừa được tu bổ, phục hồi năm 2008; các hầm số 2,3,4,5,6,7 đang trong tình trạng hoang phế; nhà gác (hầm số 9) sụp đổ hoàn toàn.

7- Chùa Thiên Mụ: (Linh Mụ) được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm trên đồi Hà Khê thuộc xã Hương Long, trên một khoảng đất bằng phẳng hình chữ nhật, diện tích khoảng 0,6 km2, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây. Chùa có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng các công trình kiến trúc đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao như Tháp Phước Duyên, Đại Hùng Chung là một tác phẩm bằng đồng xuất sắc của Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII; Bia và rùa đá,..


8- Kinh Thành Huế: Kinh thành Huế đựơc xây dựng trên một mặt bằng gần như như hình vuông với mặt trước hơi khum hình cánh cung, tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam xuất phát từ Dịch Lý và thuật Phong Thủy dựa vào các thực thể thiên nhiên để tạo các yếu tố hài hòa về Phong Thủy như núi Ngự là Tiền Án, sông Hương là Minh Đường, cồn Hến và cồn Dã Viên lần lượt là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ và quay mặt về hướng nam. Vòng tường thành với chu vi 10.571 m được xây bó bằng gạch được xây dựng kiến trúc Vauban (tên của kỹ sư công binh người Pháp thế kỷ XVIII) hay "thành lũy hình ngôi sao" với 24 pháo đài và 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ cùng; với một hệ thống hào nước phức tạp.

9- Lăng Dục Đức (An Lăng): được xây dựng vào đầu năm 1890, nay thuộc phường An Cựu, TP Huế. Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Hiện giờ An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). Trong lăng còn có mộ vua Dục Đức và Hoàng hậu Từ Minh.

10- Đàn Nam Giao: Đây là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành, nay thuộc địa phận phường Trường An. Đàn Nam Giao tọa lạc trên khuôn viên rộng hơn 10ha, cao 4,65m, kết cấu gồm 3 tầng, tầng trên cùng tròn, hai tầng dưới vuông tượng trưng cho thiên, địa nhân. Trong các di tích tế trời, Đàn Nam Giao là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.

11- Điện Long An (nay là Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế): nằm trong Kinh thành Huế, thuộc đường Lê Trực, P. Thuận Thành. Nguyên trước đây Điện Long An thuộc cung Bảo Định được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Năm 1909, điện Long An được dời về vị trí hiện nay để làm một chức năng mới với tên gọi là Tân Thơ Viện - nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh - chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó. Năm 1923, Tân Thơ Viện trở thành Bảo tàng Khải Định, gìn giữ và trưng bày những hiện vật do những hội viên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tầm được. Ngày nay, bảo tàng này vẫn còn hoạt động với tên gọi Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Các sưu tập ở đây chứa đựng lượng thông tin phong phú và đa dạng, phần lớn tập trung vào mảng đề tài mỹ thuật thời Nguyễn (1802-1945). Điện Long An còn là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ bằng gỗ lim, được xây dựng theo phong cách nghệ thuật kiến trúc cung điện độc đáo của Huế. Trang trí nội ngoại thất cực kỳ phong phú, giàu tính nghệ thuật và rất thanh nhã.

12- Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng): được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, P. Thủy Xuân. Quá trình xây lăng Đồng Khánh diễn ra qua 4 đời vua (1888-1923) vì vậy lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau. Khu tẩm điện: các công trình vẫn mang lối kiến trúc xưa “trùng thiềm điệp ốc”. Chính điện và các nhà phụ thuộc vẫn là những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy trang trí tứ linh, tứ quý,… Tuy nhiên, việc xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và hai bức tranh miêu tả cuộc chiến tranh Pháp - Phổ thời Na-pô-lê-ông cùng một số hiện vật khác đã nói lên ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. Khu lăng: Kiến trúc lăng mộ hầu như được “Âu hóa” hoàn toàn từ kiến trúc, trang trí đến vật liệu xây dựng. Nhìn chung lăng Đồng Khánh mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu Á, Tân cổ.

13- Hổ Quyền: nằm ở P.Thủy Biều, được xây dựng năm 1830. Đây là một đấu trường được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn dùng để tổ chức những trận tử chiến giữa voi và cọp cho nhà vua,


đình thần và dân chúng xem, đồng thời luyện tập cho voi quen với không khí chiến đấu lúc lâm trận.Hồ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm. Vòng trong cao 5,90m, vòng ngoài cao 4,75m (kể cả lan can).Đường kính lòng chảo là 44m, chu vi tường ngoài 140m. Quanh vòng tường thành có trổ 5 chuồng cọp và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào chiến đấu. Hổ Quyền ở Huế là một di tích đặc biệt và độc đáo của Việt Nam, và là di tích quý hiếm của thế giới.

14- Điện Voi Ré: Nằm ở P. Thủy Bều, Ðiện Voi Ré tọa lạc trên khu đất rộng 2.000m2, vòng thành bao quanh rộng 44m, dài 44,6m. Hai nhà Tả Hữu Tòng Tự xây bằng nhau để thờ Voi gồm 2 gian 2 chái, dài 7,6m, rộng 6,9m. Miếu Tượng dài 2,6m, rộng 2,2m. Ðiện Long Châu cấu trúc theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc" gồm 5 gian 2 chái, diện tích 156m2, dài 13m, rộng 12m. Mộ Voi Ré và Voi Ô Long đắp nổi hình chữ nhật, kích thước 2,5x1,4m, dựng bia bằng đá thanh.

15- Quốc Tử Giám: (nay là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế) ở số 1 đường 23 tháng 8, P. Thuận Thành. Trường Quốc Tử giám ở Huế được xây dựng từ thời vua Gia Long, tại địa phận làng An Ninh Thượng, về sau cho dời về gần bên trái Đại Nội như hiện nay. Đây là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam, và là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao

16- Hồ Tịnh Tâm: là thắng cảnh nổi tiếng nằm trong Kinh thành Huế, nay thuộc phường Thuận Thành, TP. Huế. Hồ có bình diện hình chữ nhật với chu vi gần 1.500m, là nơi Ngự Uyển của Hoàng gia từ những năm 1822. Hồ được cải tạo lại dựa trên một ao, là một đoạn sông Kim Long. Lúc mới hình thành, hồ có ba hòn đảo, với những công trình kiến trúc tiêu biểu trong hồ. Từ cuối thế kỷ XIX do thiếu điều kiện chăm sóc, các kiến trúc ở khu vực hồ Tịnh Tâm bị hư hỏng dần hoặc bị triệt giải. Ngày nay, hồ vẫn ở trong tình trạng phế tích.

17- Cung An Định: Là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc số 97 đường Phan Đình Phùng cách trung tâm TP Huế 2km. Cung An Định rộng hơn 23.460m2. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình, trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cùng với các công trình kiến trúc khác thời Khải Định như lăng Khải Định, lầu Kiến Trung, cửa Hiển Nhơn... cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân - cổ điển. Cung An Định được công nhận DT cấp quốc gia đặc biệt.

18- Đàn Xã Tắc: được xây dựng vào tháng 4 năm 1806. Đàn được xây dựng bên trong Kinh thành, phía bên phải Đại Nội, nay thuộc phường Thuận Hòa. Đàn Xã Tắc được triều đình dùng để cúng tế thần Xã (thần Đất), thần Tắc (thần Lúa). Đất để đắp Đàn Xã Tắc là đất của cả nước, tượng trưng cho máu thịt của toàn quốc, vì vậy, Đàn Xã Tắc càng trở nên thiêng liêng và quý giá hơn. Đàn được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Vào thời nhà Nguyễn Huế, lế tế Đàn Xã Tắc được tổ chức hằng năm vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Đây là một lễ tế quan trọng xếp vào hàng Đại tự. Hiện nay Đàn Xã Tắc là Khu Tập thể Xã Tắc với hơn 40 dãy nhà. Dấu tích còn lại của Đàn Xã Tắc là một khoảng đất trống mỗi bề 30m, tương đương với mặt bằng tầng trên của Đàn cũ, một tấm bia bằng đá thanh, hồ ở phía Bắc và bình phong ở phía Nam.

19 - Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung Kỳ: Ở số 32 đường Lê Lợi, TP. Huế. Tòa Khâm sứ Trung Kỳ được xây dựng năm 1876 và hoàn thành năm 1878. Đây là thủ phủ của chế độ thực dân ở Trung Kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nước phong kiến triều Nguyễn. Tòa Khâm sứ Trung Kỳ là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023