Mức Độ Đáp Ứng Theo Chuẩn Knlnn Hiện Nay Của Giáo Viên Và Học Sinh Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định

- Sĩ số HS trong một lớp quá đông nên việc truyền tải kiến thức cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS vẫn còn nhiều bất cập. Chất lượng học tiếng Anh của HS không đồng đều, việc đổi mới PPDH của GV chưa sâu, hạn chế giao tiếp, nặng về giảng giải. Thực tế đã phải tổ chức các chuyên đề để hướng dẫn GV tự học, tự thi lấy chứng chỉ, chia sẻ kinh nghiệm tự học và động viên để GV tự tin nói tiếng Anh. Thực tế cho thấy rằng NL ngoại ngữ của GV và HS còn quá xa so với chuẩn yêu cầu của KNLNN: Qua các đợt khảo sát GV và HS do Sở GD-ĐT Nam Định cũng như Phòng GD-ĐT Hải Hậu tiến hành trong những năm học vừa qua chỉ rõ:

Biểu đồ 2.1: Mức độ đáp ứng theo chuẩn KNLNN hiện nay của giáo viên và học sinh huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định


100

80

60

40

20

0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đối với giáo viên Đối với học sinh


Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 9

Có thể hiểu được, giao tiếp tốt với người nước ngoài


Có thể hiểu được, giao tiếp ở mức 50% với người nước ngoài

Có thể hiểu được, giao tiếp ở mức 30% với người nước ngoài Không hiểu, không thể giao tiếp được với người nước ngoài


2.5. Đánh giá chung về các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh của huyện Hải Hậu‌

2.5.1. Mặt mạnh‌

2.5.1.1. Về đội ngũ

- Đội ngũ CBQL phụ trách điều hành QL hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường THCS đều có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều ý tưởng sáng kiến hay trong QL hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Phòng GD-ĐT Hải Hậu cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết đảm bảo phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm miền và cải tiến nội dung sinh hoạt theo hướng nghiên cứu hoạt động học và nghiên cứu bài học.

- Đội ngũ GV được tuyển đủ (88/39=2.26) để thực hiện chương trình tiếng Anh trong hết thảy trường THCS trên địa bàn huyện.

2.5.1.2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ

Giáo viên tiếng Anh được tiến hành thường xuyên theo yêu cầu triển khai thực hiện Đề án 2020 của UBND tỉnh Nam Định và theo Kế hoạch thực hiện của UBND huyện Hải Hậu. Do đó, phẩm chất, năng lực và tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao hơn.

2.5.1.3. Về CSVC, TBDH phục vụ cho học tập bộ môn ngoại ngữ

Hiện nay CSVC, TBDH đang dần được quan tâm và tăng cường đầu tư. Hệ thống phòng học tiếng, nguồn học liệu, băng đĩa hình và tiếng từng bước được đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy, học theo hướng TTSP đa phương tiện.

Cũng chính nhờ các điều kiện thuận lợi như đã đề cập ở trên mà chất lượng môn tiếng Anh ngày càng cao năm sau cao hơn năm trước thể hiện qua kết quả các kỳ thi học kỳ, các cuộc thi do Sở GD-ĐT: năm học 2013-2014, 2014-2015 và 2015-2016 kết quả thi Hùng biện tiếng Anh của huyện Hải Hậu lần lượt xếp các thứ: 7,6 và 4/10 đơn vị trong tỉnh.

2.5.2. Mặt yếu‌

Mặc dù đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở huyện Hải Hậu đã có nhiều điều kiện thuận lợi so với khởi điểm, nhưng so với yêu cầu mới thì mặt yếu, những khó khăn vẫn trội hơn và là những nguyên nhân căn bản dẫn đến chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh của huyện còn thấp. Những điếm hạn chế cơ bản:

2.5.2.1.Về đội ngũ GV và CBQL

- Còn 1/4 số GV tiếng Anh THCS trong huyện chưa có ý thức chấp hành tốt nền nếp, quy định thực hiện quy chế chuyên môn: Soạn giáo án chưa đúng form do Sở GD-ĐT quy định, nội dung soạn chưa đảm bảo về tính chính xác, tính hệ thống và chưa đưa ra được thủ thuật thích hợp cho các bước lên lớp.

- Mặc dù tính đến nay đã có 78/88=88.6% số GV đã đạt B2 hoặc C1 theo qui định của KNLNN nhưng vẫn tồn tại một thực tế là trình độ tiếng Anh của 1/3 GV chưa đảm bảo cho dạy theo chuẩn, khả năng phát âm, khả năng giao tiếp tiếng Anh còn rất hạn chế. Đặc biệt là PPGD, thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới và khả năng thiết kế bài giảng của nhiều GV còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa việc tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của GV tiếng Anh cấp THCS huyện Hải Hậu còn đáng quan tâm hơn. Điều này rất cần thiết để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp theo qui định của Khung năng lực GV tiếng Anh phổ thông (ETCF) do Bộ GD-ĐT ban hành bao gồm 5 lĩnh vực cần đạt được. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của bộ môn trong phạm vi huyện.

- Trình độ đào tạo của GV tiếng Anh cấp THCS thua kém so với của GV tiếng Anh cấp TH trong huyện cũng gây ra hiện tượng không đồng đều về chất lượng GV, dẫn đến không đồng đều về chất lượng. Tồi tệ hơn, những kĩ năng, khả năng ngôn ngữ mà các em đạt được ở cấp TH thì lên cấp THCS bị mai một hoặc bị làm sai lệch đi khi các em được tiếp xúc với những GV có trình độ được đào tạo không cơ bản và thiếu chính xác như vậy.

- Cán bộ quản lý tham gia chỉ đạo, QL hoạt động dạy học tiếng Anh của huyện hạn chế cả về số lượng và chất lượng: Ở Phòng GD-ĐT chỉ có 01

cán bộ chuyên môn tiếng Anh phụ trách, ở các trường chỉ có 02 Phó hiệu trưởng ở 02 trường THCS có chuyên môn tiếng Anh. Do vậy mà công tác chỉ đạo, QL bộ môn gặp rất nhiều khó khăn so với các môn khác trong nhà trường THCS.

2.5.2.2. Về HS và CMHS

- Một bộ phận HS chưa hứng thú, tích cực, tự giác nên kết quả học tập chưa cao, khả năng biểu đạt ngôn ngữ tiếng Anh còn thấp do ngại nói, do thiếu kỹ năng, khả năng nghe cũng còn thấp, kỹ năng viết chưa chắc chắn, chủ yếu còn mang tính dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh và làm các bài tập để đáp ứng yêu cầu các kỹ kiểm tra và thi THPT với bài thi viết.

- Nhận thức của một bộ phận CMHS về vai trò, tầm quan trọng của tiếng Anh trong xã hội chưa cao, sự đầu tư cho việc học ngoại ngữ cho con em chưa xứng tầm.

2.5.2.3. Về cơ sở vật chất

Tuy đã được quan tâm đầu tư hơn, song chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và chưa thể đáp ứng với yêu cầu của Đề án 2020: TBDH chủ yếu vẫn chỉ là tranh ảnh, đài cát sét, băng đĩa còn các thiết bị giảng dạy hiện đại khác thì rất ít, chưa được đầu tư phòng học chuyên, nên GV cũng ít sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. TBDH tiếng Anh cũng sơ sài về chủng loại, chưa phong phú, đa dạng. Hiện tượng thiếu các phòng học ngoại ngữ đa phương tiện khiến GV hạn chế trong việc khai thác CNTT trong giảng dạy và khâu chuẩn bị TBDH cho mỗi giờ dạy tốn quá nhiều công sức, thời gian. Tóm lại CSVC và TTB vẫn mới chỉ đảm bảo về hình thức còn chất lượng và tính hiện đại, tính tiện ích thì chưa. Nhiều trường chưa có, một số có thì ít hoạt động do chất lượng TTB và do thiếu kinh phí vận hành, sửa chữa bảo tu.

2.5.2.4. Về công tác chỉ đạo, quản lý dạy học tiếng Anh

- Chưa thực sự thống nhất, đồng bộ, chưa chỉ đạo một cách sát sao, mạnh mẽ. Có chú ý triển khai các qui chế chuyên môn, có tập huấn PPGD,

thủ thuật giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động lên lớp nhưng việc giám sát kiểm tra việc thực hiện còn rất hạn chế; đã tổ chức thăm lớp, dự giờ song chủ yếu còn mang tính hình thức, đôi khi chưa đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giờ lên lớp. Khả năng khuyến khích tạo động cơ, động lực học tập của HS đối với mỗi GV là rất khác biệt.

- Quản lý, chỉ đạo hỗ trợ việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm, các buổi báo cáo chuyên đề nhiều nhưng chưa đáp ứng được số lượng GV đông, còn thiếu vắng một môi trường ngoại ngữ. Chưa tập huấn được một cách bài bản, chuyên sâu để phát huy môi trường TTSP trong dạy học tiếng Anh.

2.5.3. Nguyên nhân‌

2.5.3.1. Nguyên nhân mạnh

- Công tác chỉ đạo, QL dạy học tiếng Anh được các cấp Lãnh đạo đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn quan tâm vào cuộc tạo ra sức mạnh tổng thể và sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo với việc thực hiện. Đặc biệt, Phòng GD-ĐT đã tham mưu tích cực với UBND huyện tuyển dụng đủ số lượng GV để thực hiện chương trình.

- Cha mẹ học sinh ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ môn, nên ngày càng đầu tư thời gian, kinh phí hơn cho con mình được học tập trong những điều kiện tiện ích hơn, tiện nghi hơn và hiệu quả hơn. Điều này cũng đồng nghiã là việc huy động tài lực để phục vụ cho giảng dạy tiếng Anh cũng ngày càng có xu hướng thuận lợi hơn.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vị trí, vai trò của môn tiếng Anh được đẩy mạnh. Qua đó, ý thức học tập bộ môn ngoại ngữ của nhiều HS tương đối tốt, một số CMHS đã quan tâm và đầu tư cho con em nên chất lượng mũi nhọn HSG tiếng Anh bắt đầu có chuyển biến.

2.5.3.2. Nguyên nhân yếu

- Về việc chấp hành nội quy, quy định chuyên môn chưa tốt thì nguyên nhân được xác định là do công tác QL, kiểm tra giám sát và thúc đẩy của đội

ngũ QL từ Phòng GD-ĐT đến các trường THCS chưa kết hợp nhịp nhàng, chưa thường xuyên và chưa kịp thời.

- Tồn tại khách quan về trình độ tiếng Anh kém của GV cấp THCS trong huyện và sự chênh lệch về trình độ GV tiếng Anh giữa cấp TH và THCS trong huyện là do lịch sử để lại, giai đoạn “quá độ” tuyển dụng đa nguồn để triển khai dạy ngoại ngữ ở huyện những năm 1996 và tiếp đến là do khả năng, ý thức tự bồi dưỡng của GV cấp THCS chưa tự giác, chưa thường xuyên.

- Cán bộ quản lý tham gia chỉ đạo, QL việc dạy học tiếng Anh của huyện vừa mỏng vừa mềm cũng là do đặc thù của bộ môn, và đặc biệt là nơi đây hiện hữu luồng tư tưởng “tiếng Anh là môn phụ”. Điều này dẫn đến việc bổ nhiệm tăng cường CBQL có trình độ, chuyên môn tiếng Anh là rất khó khăn.

- Về HS và CMHS: Nhận thức về việc học tiếng Anh còn chưa đầy đủ, chưa thật đầu tư đúng cách cho môn tiếng Anh, chưa lựa chọn đúng phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất. Do số lượng HS trong mỗi lớp đông, diện tích lớp học nhỏ nên mỗi nhà trường xây dựng được 1phòng học bộ môn riêng biệt tổ chức dạy học theo hướng tăng cường TTSP là một nhu cầu cần thiết hơn lúc nào hết. Phần nữa là do GV chưa có các hình thức tổ chức học tập sinh động, chưa kích thích được khả năng tích cự, sáng tạo của HS, chưa gây hứng thú với HS. Hơn thế nữa, Hải Hậu là vùng nông thôn nên chưa có nhiều người nước ngoài về sinh sống, làm việc nên cũng chưa có nhiều tình huống giao tiếp thực tế và do đó cũng chưa thật sự có nhu cầu học tiếng Anh cấp thiết kể cả từ phía HS và CMHS.

Tiểu kết chương 2‌

Những năm gần đây việc dạy và học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hậu đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nên cũng đã đi vào ổn định và đem lại một số kết quả nhất định. Phòng GD-ĐT huyện đã tích cực chủ động tham mưu với UBND huyện và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan, đặc biệt chỉ đạo các trường THCS trong huyện có biện pháp QL như: QL việc xây dựng kế hoạch hoạt động bộ môn, QL việc thực hiện qui chế chuyên môn của GV, chú ý tạo điều kiện để GV bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, và bước đầu khai thác, sử dụng TBDH hiện đại trong giảng dạy và đạt được hiệu quả. Đồng thời cũng đã truyền thông, tuyên truyền về tầm quan trọng, tác dụng của việc học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập để các tầng lớp xã hội tham gia vào việc tổ chức, hỗ trợ dạy và học tiếng Anh.

Mặc dù vậy, sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng chưa thật sự đủ mạnh để triển khai dạy học tiếng Anh đáp ứng các nhiệm vụ mới theo yêu cầu Đề án 2020. Nhiều HS học tiếng Anh chỉ để đối phó với thi cử, kiểm tra mà chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống hiện tại và nhất là tương lai.

Thực tế trên đặt ra cho cả hệ thống QL trên địa bàn huyện là cần tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa, chỉ đạo sát sao hơn nữa. Đối với Phòng GD-ĐT, là cơ quan trực tiếp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Để đạt được hiệu quả thật sự trong QL dạy và học tiếng Anh cần nhận được sự chỉ đạo kịp thời, thống nhất, xuyên suốt tới các cấp học từ TH đến THCS để tạo tiền đề cho các bậc học cao hơn. Các biện pháp QL cần đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi và có thể điều chỉnh linh hoạt, kịp thời trong lúc triển khai nhằm mang lại kết quả như mục tiêu đã đặt ra.

Chương 3‌

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC‌

TIẾNG ANH CỦA PHÒNG GD-ĐT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020‌

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp‌

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp‌

Để cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu đáp ứng yêu cầu mới, nhất là đáp ứng yêu cầu của địa phương và của Đề án 2020 thì một trong các nguyên tắc khi đưa ra các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh phải bảo đảm tính đồng bộ. Tức là đòi hỏi sự ăn khớp của các bộ phận tham gia : Đó là sự chỉ đạo, QL xây dựng kế hoạch; chỉ đạo, QL hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học tiếng Anh trong các trường THCS huyện Hải Hậu. Các hoạt động này phải có sự thống nhất đối khớp về chỉ tiêu, cách thức tổ chức thực hiện, và phải có sự thống nhất trong tất cả các lực lượng liên quan cùng tham gia thực hiện, cụ thể là: như đội ngũ CBQL, GV, CSVC, PPDH. Có như vậy thì khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp đề ra.

Nói cách khác, nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được QL. Do vậy các biện pháp QL muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp‌

Mỗi địa bàn, địa phương có những đặc điểm khác nhau về văn hóa, kinh tế, chính trị và GD. Hoạt động quản lý DH môn tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, việc xây dựng các biện pháp QL hoạt động DH môn tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022