Tham mưu việc xây dựng
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý các cơ sở GD có YTNN
Kiểm định chất lượng, kiểm tra, thanh tra | |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tiếng Anh Của Phòng Gd-Đt Đối Với Các Trường Thcs Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định Từ Nay Đến Năm 2020.
- Xây Dựng, Phát Triển Và Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ
- Tăng Cường Cơ Sở Vật Chât, Trang Thiết Bị, Phương Tiện Kỹ Thuật
- Kết Quả Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến Về Mức Độ Khả Thi Của
- Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 15
- Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Khen thưởng, xử lý vi phạm
3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong việc dạy học tiếng Anh
3.2.6.1: Mục tiêu
Một trong các yếu tố dẫn đến việc đảm bảo nâng cao chất lượng môn tiếng Anh, đó là động cơ, động lực. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
Xây dựng một cơ chế thi đua khen thưởng khác biệt so với qui định về khen thưởng như hiện nay ở địa phương nhằm tạo bước đột biến về phương
châm tạo động cơ, động lực cũng như là đặt ra các qui định phù hợp với dặc thù của địa bàn huyện.
3.2.6.2: Nội dung và cách thức thực hiện
- Những HS đạt kết quả cao môn tiếng Anh trong các hội thi, cuộc thi , kì kiểm tra ....trong năm học được Phòng GD-ĐT cấp giấy chứng nhận và phần thưởng.
- Những trường có GV tham gia mạng lưới cốt cán được tính tăng cường định biên GV và tính hệ số phụ cấp.
- Chỉ xét các danh hiệu thi đua cho Nhà trường, BGH hoặc GV tiếng Anh nếu thỏa mãn điều kiện:
+ Trường /GV được xếp thứ 1- 30/38 đơn vị (không tính trường THCS Hải Hậu – đơn vị chất lượng cao) trong các kì KT định kỳ hoặc thi vào lớp 10 THPT hàng năm có điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng mức bình quân của toàn tỉnh theo như mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch đầu năm học.
Hoặc :
+ Trường / GV phải có 75% số HS đạt chuẩn A2 sau khi học xong lớp 9 được Phòng GD-ĐT kết hợp với các trung tâm đủ thẩm quyền khảo sát, đánh giá.
- Cán bộ, GV có thành tích cao trong công tác chỉ đạo, QL và giảng dạy tiếng Anh được xem xét tuyên dương, bổ nhiệm và nâng lương sớm,
- Những GV tiếng Anh có nguyện vọng thuyên chuyển công tác (cả đến và đi trong và ngoài huyện) phải đảm bảo thời gian công tác như đã cam kết khi tuyển dụng và phải được nhà trường, cơ quan liên quan nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm học giảng dạy trước đó.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
- Phòng GD-ĐT phải tham mưu với UBND để được sự chấp thuận và chỉ đạo các Phòng, Ban, các tập thể, cá nhân liên quan cùng cam kết và thực hiện.
- Công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải công khai, minh bạch và phải tiến hành thường xuyên theo kế hoạch.
- Các qui định về thi đua, khen thưởng, các qui định mang tính đặc thù của bộ môn, của địa phương phải được thông báo rộng rãi, chi tiết đến các thành phần liên quan.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS của huyện Hải Hậu được tác giả luận văn đề xuất ở trên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau - biện chứng với nhau. Trong sáu biện pháp QL đề xuất, mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cũng như điều kiện thực hiện riêng. Biện pháp này là cơ sở, là điều kiện thực hiện biện pháp kia và ngược lại, hơn nữa chúng cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng môn tiếng Anh. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tuyệt đối không được xem nhẹ hoặc quá coi trọng một biện pháp nào, và đây cũng chính là tính đồng bộ của các biện pháp. Nếu các biện pháp này được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ thúc đẩy và tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu. Tuy nhiên, khi vận dụng cần linh hoạt, mềm dẻo, có thể nhấn mạnh đồng thời các giải pháp hoặc có thể chọn một khâu trọng tâm, chẳng hạn: Biện pháp 3: “Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ” nhưng vẫn phải bảo đảm nằm trong mối quan hệ với hệ thống các biện pháp. Chỉ như vậy mới nâng cao được hiệu quả QL và chất lượng dạy học tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu từ nay đến năm 2020.
Trong QLDH, quản lý hoạt động dạy, yếu tố “đội ngũ” người thầy giữ vai trò quyết định, để đạt hiệu quả cao trong dạy học thì công tác QL được xem là công cụ hữu hiệu. Vì thế có thực hiện tốt: “Xây dựng, phát triển và nâng cao đội ngũ”; “Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD- ĐT đối với các trường THCS, các tổ / nhóm chuyên môn và GV trong dạy học
tiếng Anh” thì các biện pháp “Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật”; “Yêu cầu các nhà trường, đặc biệt là GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý ”; “Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua, khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, CBQL, GV và HS trong DH tiếng Anh” mới được đảm bảo đúng như mục tiêu của biện pháp này đề ra. Biện pháp “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu” không tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học nhưng là tiền đề để triển khai và hỗ trợ cho 5 biện pháp kia để các biện pháp được thực hiện đồng bộ, toàn diện và phát huy hiệu quả vì để QL một sự thay đổi thì yếu tố đầu tiên là phải có được sự đồng thuận của các đối tượng liên quan, tức là phải thực hiện tốt tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề đề xuất tốt trước khi tiến hành các biện pháp tiếp theo.
Như vậy, 6 biện pháp nêu trên nếu được kết hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ và linh hoạt sẽ giải quyết các hạn chế, tồn tại đối với bộ môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hậu, đó là: Nâng cao chất lượng bộ môn, cải thiện chất lượng thi vào THPT; đáp ứng các yêu cầu của Đề án 2020 giai đoạn từ nay đến 2020.
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu đối với
các trường THCS từ nay đến năm 2020
Biện pháp 1
trường THCS huyện Hải Hậu.
Biện pháp 2
Biện pháp 6
Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, CBQL, GV và HS trong DH tiếng Anh
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA PHÒNG GD-ĐT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
Biện pháp 3
Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ
Biện pháp 5
Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý
Biện pháp 4
Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết, tính khả thi và ĐG các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến 2020.
3.4.2. Các bước khảo nghiệm
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng QL dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu, 6 biện pháp QL đã được đề xuất
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh đối với các trường THCS. Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của CBQL và GV trong và ngoài huyện. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau:
Buớc 1: Lập phiếu điều tra: Với các biện pháp đã nêu chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chí, điều tra trên 2 nội dung:
Từng biện pháp được quy định điểm như sau:
- Rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm;
- Cần thiết, khả thi: 2 điểm;
- Không cần thiết, chưa khả thi: 1 điểm;
Cách tính điểm trung bình như sau:
- Điểm trung bình cho từng biện pháp:
+ Điểm mỗi loại (Σ): Bằng số lượng người cho điểm nhân với loại điểm đó tương ứng.
+ Điểm trung bình ( X ): Bằng tổng điểm của điểm mỗi loại chia cho tổng số người tham gia đánh giá.
- Điểm trung bình đánh giá chung cho tính cần thiết hay tính khả thi:
+ Điểm trung bình chung ( X *): Bằng tổng điểm trung bình của 6 biện pháp chia cho 6
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra: Tiến hành trên các đối tượng là CBQL và GV tiếng Anh các trường THCS, tổng số: 80
Chuyên viên Sở GD-ĐT Nam Định: 8 người; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD-ĐT : 12 người; Ban Giám hiệu một số trường THCS: 20 người;
Tổ trưởng, GV tiếng Anh các trường THCS: 40 người.
Lựa chọn phương pháp: để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia với các hình thức sử dụng phiếu hỏi ý kiến ( xem phụ lục)
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp về khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với
các trường THCS huyện Hải Hậu
Biện pháp | Mức độ cần thiết | Σ | X | Thứ bậc | |||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||
1 | Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu | 70 87,5% | 10 12,5% | 0 | 230 | 2,88 | 5 |
2 | Biện pháp 2: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD- ĐT đối với các trường THCS, các tổ / nhóm chuyên môn và GV trong dạy học tiếng Anh | 76 95,0% | 4 5,0% | 0 | 236 | 2,95 | 2 |
3 | Biện pháp 3: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. | 77 96% | 3 4% | 0 | 237 | 2,96 | 1 |
4 | Biện pháp 4: Tăng cường CSVC, TTB, Phương tiện kỹ thuật. | 64 80,0% | 16 20,0% | 0 | 224 | 2,80 | 6 |
5 | Biện pháp 5: Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý | 71 89,0% | 9 11, % | 0 | 231 | 2,90 | 4 |
6 | Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, GV và HS trong việc DH tiếng Anh | 74 92,5% | 6 7,5% | 0 | 234 | 2,93 | 3 |
X * | 2,9 |
Từ kết quả khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết biểu hiện ở mức độ thấp nhất là 80,0% trở lên đều đồng ý rất cần thiết; mức cần thiết được ít người đánh giá hơn; không có ai được hỏi ĐG là không cần thiết.
Trong 6 biện pháp đề xuất, biện pháp được ĐG là rất cần thiết cao nhất
đó là Biện pháp 3 – xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ với
96% và có X = 2,96 là hoàn toàn phù hợp bởi vì đội ngũ là những người trực tiếp QL, giảng dạy nên môn nên phải có trình độ về chuyên môn, nghiệp thật tốt thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Biện pháp “Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS, các tổ/nhóm chuyên môn và GV trong dạy học tiếng Anh” được xếp thứ 2: có 95,0% số người được hỏi cho rằng rất cần thiết, biểu hiện ở X = 2,95. Bởi vì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
chất lượng của bộ môn còn thấp kém được xác định là do công tác chỉ đạo,
nhất là việc kiểm tra cấp Phòng đối với các trường THCS, các tổ/nhóm chuyên môn và GV còn hạn chế.
Biện pháp “Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, GV và HS trong việc DH tiếng Anh” được đánh giá là rất cần thiết và được xếp thứ 3 với 92,5% số người được hỏi đánh giá ở mức độ rất cần thiết, biểu hiện ở X = 2,93. Những
người được phỏng vấn đều cho rằng nếu biện pháp này được làm bài bản,
đảm bảo tính minh bạch sẽ góp phần tạo động cơ, động lực cho đội ngũ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
Biện pháp “Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý” được ĐG là rất cần thiết và được xếp thứ 4 với 89,0% số người được hỏi ĐG ở mức độ rất cần thiết, biểu hiện ở
X = 2,90. Bởi vì chỉ khi GV coi HS là trung tâm trong quá trình dạy học tiếng Anh thì họ mới có sự quan tâm trọn vẹn tới HS. Chính lúc đó, HS sẽ phát huy được hết khả năng tiềm ẩn của mình và từ đó mới có tính tích cực, chủ động, an tâm, thậm chí đạt được trạng thái tâm lí tới hạn thì việc học tốt tiếng Anh đối với những HS này chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Biện pháp “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu” được ĐG là rất cần thiết và được xếp thứ 5 với 87,5% số người được hỏi ĐG ở mức độ rất cần thiết, biểu hiện ở