C4
Nguồn: Cameron và Quinn (2011)
2.4.3. Nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh
nghiệp tại ngân hàng thương mại tỉnh Quảng Ngãi
Sau khi tổng hợp các quan điểm và các nghiên cứu có trước, tác giả quyết định đề xuất mô hình nghiên cứu như hình 2.3 sau khi có sự điều chỉnh, bổ sung một số nhân tố để phù hợp hơn đối với thực trạng VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
Căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu đề cập tại phần mở đầu và mô hình nghiên cứu đề xuất, giả thuyết nghiên cứu bao gồm:
H1: Lãnh đạo ngân hàng có ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
H2: Nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
H3: Đặc trưng công việc kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
H4: Khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng có ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
H5: Đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
H6: Quá trình hội nhập kinh tế có ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
Văn hóa doanh nghiệp
- Đặc điểm kiến trúc
- Biểu trưng
- Hệ thống qui định
- Lễ nghi
- Các giá trị chung
- Truyền thống phát triển văn hóa
- Niềm tin, thái độ của thành viên
Yếu tố chủ quan
Lãnh đạo ngân hàng
Nhân viên ngân hàng
Đặc trưng công việc
Yếu tố khách quan
Khách hàng Cạnh tranh
Quá trình hội nhập
Hình 2.3. Mô hình đề xuất đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn: NCS xây dựng
Nội dung và thực tế nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện qua ba giai đoạn là:
(1) Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính nhằm mục tiêu khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm, nội dung nghiên cứu,
(2) Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi với quy mô mẫu là 60 mẫu,
(3) Nghiên cứu chính thức sử dụng bảng câu hỏi chính thức với quy mô mẫu là 480 mẫu, thông tin dữ liệu sau khi khảo sát sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS.
Ba giai đoạn này được thực hiện theo quy trình nghiên cứu 12 bước được thể hiện cụ thể ở hình 2.4.
Hình 2.4. Qui trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn: NCS xây dựng
Bảng hỏi (Phụ lục 1A) bao gồm 88 câu hỏi chia thành bốn phần:
(1) Phần A liên quan tới các đặc điểm nhân khẩu học và các câu hỏi gợi mở;
(2) Phần B có nội dung tìm hiểu biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi;
(3) Phần C tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới đến VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi;
(4) Phần D xác định mô hình VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, phần C liên quan đến nội dung nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.
Thang đo phục vụ nghiên cứu được xây dựng từ các quan điểm nghiên cứu có trước được điều chỉnh bổ sung cho phủ hợp với vấn đề nghiên cứu, cụ thể được trình bày ở Bảng 2.3 và Bảng 2.4.
Bảng 2.3. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn | ||
Thang đo về Lãnh đạo ngân hàng | ||
LD1 | Lãnh đạo cấp cao đưa ra tất cả các quyết định quản trị | Phạm Thị Tuyết (2015) |
LD2 | Phong cách quản lý, ra quyết định của lãnh đạo chi nhánh | Dương Thị Liễu (2008) Nguyễn Mạnh Quân (2004) Schein (2004) |
LD3 | Lãnh đạo ngân hàng có trình độ chuyên môn cao | Tác giả đề xuất |
LD4 | Lãnh đạo ngân hàng rất chú trọng các giá trị văn hóa công sở | Điều chỉnh từ nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết (2015) |
Thang đo về Nhân viên ngân hàng | ||
NV1 | Nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt yêu cầu | Tác giả đề xuất |
NV2 | Đội ngũ nhân viên ngân hàng trẻ trung, năng động | Tác giả đề xuất |
NV3 | Đội ngũ nhân viên góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của ngân hàng | Tác giả đề xuất |
NV4 | Nhân viên có thái độ làm việc chủ động | Đỗ Minh Cương (2013) Phạm Thị Tuyết (2015) |
NV5 | Ngân hàng luôn tạo điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên | Phạm Thị Tuyết (2015) |
Thang đo về Đặc trưng công việc | ||
CV1 | Chỉ tiêu doanh số áp dụng theo vị trí công việc | Phạm Thị Tuyết (2015) Schein (2004) |
CV2 | Thời gian hoàn thành công việc được rút ngắn | Phạm Thị Tuyết (2015) |
CV3 | Tính nhạy cảm trong kinh doanh sản phẩm tín dụng | Phạm Thị Tuyết (2015) |
CV4 | Quy trình làm việc chặt chẽ, yêu cầu tính chính xác cao | Phạm Thị Tuyết (2015) Schein (2004) |
CV5 | Không khí làm việc thân thiện, hợp tác | Tác giả đề xuất |
Thang đo về Khách hàng | ||
KH1 | Sự hiểu biết ngày càng cao về sản phẩm | Phạm Thị Tuyết (2015) |
KH2 | Lòng tin vào sản phẩm tín dụng | Anjan Thakor (2016) |
KH3 | Khách hàng yêu cầu được phục vụ tận tình hơn | Phạm Thị Tuyết (2015) |
KH4 | Khách hàng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn | Tác giả đề xuất |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Văn Hoá Xã Hội, Văn Hóa Dân Tộc, Văn Hóa Vùng Miền
- Tóm Tắt Quá Trình Hình Thành Của Hệ Thống Nhtmcp Tại Tỉnh Quảng Ngãi
- Kết Quả Nghiên Cứu Nhóm Biểu Hiện Phi Vật Thể
- Đánh Giá Loại Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Nhóm Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Ở Tỉnh Quảng Ngãi
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
CT1 | Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều | Phạm Thị Tuyết (2015) |
CT2 | Ngân hàng sử dụng rất nhiều công nghệ mới | Nguyễn Hải Minh (2015) |
CT3 | Danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú | Phạm Thị Tuyết (2015) |
CT4 | Các ngân hàng đều chú trọng chiến lược thu hút khách hàng và mở rộng thị trường | Phạm Thị Tuyết (2015) |
Thang đo về Quá trình hội nhập | ||
HN1 | Có sự xuất hiện của các mô hình ngân hàng nước ngoài trên địa bàn | Tác giả đề xuất |
HN2 | Ngân hàng đã và đang học hỏi, áp dụng những mô hình kinh doanh thành công | Đỗ Minh Cương (2013) Phạm Thị Tuyết (2015) Dương Thị Liễu (2008) |
HN3 | Ngân hàng thường xuyên chủ động tiếp thu các giá trị văn hóa mới | Phạm Thị Tuyết (2015) |
HN4 | Việc liên kết và hợp tác quốc tế giúp nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng | Phạm Thị Tuyết (2015) |
Thang đo về Cạnh tranh
Nguồn: NCS tổng hợp và xây dựng
Dựa vào khái niệm sử dụng trong luận án (đã được nêu ở mục 2.1.2), NCS đề xuất thang đo văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi.
Bảng 2.4. Thang đo về Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn | ||
VH1 | Đặc điểm kiến trúc nơi làm việc được thiết kế phù hợp dựa theo mẫu của hệ thống ngân hàng | Tác giả đề xuất |
VH2 | Các biểu trưng bên ngoài như logo, slogan, đồng phục, biểu mẫu thể hiện tính nhận diện thương hiệu cao | Tác giả đề xuất |
VH3 | Ngân hàng có hệ thống quy định và tiêu chuẩn hành vi ứng xử trong và ngoài đơn vị rõ ràng | Tác giả đề xuất |
VH4 | Các nghi thức, lễ nghi, sự kiện và hội họp được tổ chức thường xuyên | Tác giả đề xuất |
VH5 | Triết lý kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng được phổ biến rộng rãi đến cán bộ nhân viên | Tác giả đề xuất |
VH6 | Các giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa của ngân hàng được tập thể tôn vinh | Tác giả đề xuất |
VH7 | Tập thể nhân viên có thái độ làm việc tích cực và có niềm tin vào sự phát triển của ngân hàng | Tác giả đề xuất |
Nguồn: NCS tổng hợp và xây dựng
Ngoài ra, trong quá trình điều tra thử và điều tra chính thức, tác giả còn sử dụng Phiếu trưng bày ý kiến chuyên gia (Phụ lục 1B) để phỏng vấn sâu các vấn đề nghiên cứu của luận án.
Tiểu kết chương 2
Văn hóa doanh nghiệp được xem là tài sản vô hình trong hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là một trong những vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức và sự cạnh tranh gay gắt.
Trong chương này, nghiên cứu sinh đã tổng hợp, phân tích và làm rõ các khái niệm cơ bản, các biểu hiện đặc trưng, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Nhìn chung, có thể hiểu Văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại là tất cả các yếu tố vật thể và phi vật thể mà ngân hàng lựa chọn, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, tạo nên nét đặc trưng của ngân hàng. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại. Nó giúp cho nhân viên gắn bó, nỗ lực hết mình vì ngân hàng đồng thời giúp mỗi ngân hàng khẳng định tên tuổi, địa vị của mình trong lòng khách hàng và công chúng. Mỗi một ngân hàng đều có bản sắc văn hóa riêng và được hình thành từ văn hóa dân tộc – văn hóa vùng miền, ý chí của người lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, môi trường làm việc, đặc trưng nghề nghiệp và khách hàng.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng về lý luận cho hoạt động quản trị ngân hàng trên cả nước hay chi nhánh tại địa phương. Các nội dung này là cơ sở để NCS xây dựng khung phân tích của luận án để tiến hành đánh giá tình hình thực tiễn VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp trong các chương tiếp theo.
Chương 3
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Giới thiệu chung về các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi
Kể từ ngày xuất hiện Khu kinh tế Dung Quất, trong đó có Nhà máy Lọc dầu số 1 thì Quảng Ngãi trở thành tâm điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cũng từ đây, các ngân hàng thương mại cổ phần lần lượt thành lập chi nhánh tại địa phương với mong muốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư, đồng thời coi đây là thị trường đầy tiềm năng. Trong giai đoạn 2011-2018, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh nhiều, nhưng đa số là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH với quy mô vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo điều phối chất lượng nền kinh tế chưa nhiều, tăng trưởng kinh tế tỉnh chủ yếu chịu ảnh hưởng nhiều từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Khu kinh tế Dung Quất được coi là thị trường tiềm năng, nhưng đây cũng chỉ là bước khởi đầu; số doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh nhiều, nhưng thực tế chỉ có một số ít hoạt động. Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2018, tính đến 20/12/2018, toàn tỉnh có 762 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 9.241,21 tỷ đồng, tăng 8,39% về số doanh nghiệp nhưng chỉ bằng 62,68% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 12,13 tỷ đồng, bằng 57,83% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, trong năm 2018 toàn tỉnh có 199 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, có 72 doanh nghiệp đã giải thể và có 119 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Trong đó doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả không nhiều. Vốn nhàn rỗi trong dân cư có hạn, nếu có tích luỹ được thì cũng chủ yếu ở xa chuyển về. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu vốn vay thực tế cao hơn số tiền mà các tổ chức, cá nhân cần gửi. Trong khi đó mạng lưới ngân hàng tại Quảng Ngãi đang được rộng mở với nhiều chi nhánh, phòng giao dịch được khai trương trong khoảng thời gian ngắn.
Ngoài hệ thống chi nhánh ngân hàng quốc doanh, hiện trên địa bàn Quảng Ngãi còn có 12 chi nhánh NHTM cổ phần sở hữu tư nhân và 6 chi nhánh NHTM cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Để có thể tồn tại phát triển và hoạt động có lãi các ngân hàng đang