Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 10

Vũ Tiên. Có thể nói hệ thống chính quyền cơ sở ngụy quyền địch ở Thái Bình đã bị phá rã về cơ bản. Kết quả càn quét, bình định của địch trong suốt những năm 1950, 1951 trên địa bàn Thái Bình đã bị phá tan chỉ trong thời gian ngắn. Ta biến vùng địch chiếm ở Thái Bình thành hậu phương và tiền phương của ta, giành lại quyền làm chủ cho nhân dân. Lực lượng vệ sĩ công giáo, vốn là nòng cốt bảo vệ các khu tập trung giáo dân và là chỗ dựa đắc lực của thực dân Pháp ở Thái Bình đa bị giáng một đòn chí tử. Các đội vũ trang tuyên truyền của ta, theo chân bộ đội chủ lực, đã thâm nhập vào những khu vực công giáo toàn tòng để tuyên truyền, giác ngộ, động viên giáo dân tham gia kháng chiến.

Phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, từ tháng 1 đến tháng 4-1952, quân dân Thái Bình cùng bộ đội chủ lực Liên khu 3 đã tiêu diệt, bức hàng, bức rút 75 đồn bốt, cứ điểm của địch (trong đó có 44 vị trí vệ sĩ thiên chúa giáo); bắt giáo dục và phóng thích tại chỗ gần 2000 vệ sĩ, làm tan rã các lực lượng phản động, chỗ dựa của quân đội Pháp tại Thái Bình.

Quân dân Thái Bình đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch; thu nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh của chúng, phá và làm mất hiệu lực 80% tổng số ban tề của địch ở Thái Bình. Bộ máy ngụy quyền các cấp hầu như rệu rã; giải thoát trên 10 000 thanh niên bị giặc bắt quân dân trong tỉnh đã. Mở được một vùng giải phóng rộng lớn bao gồm hầu hết các huyện Tiền Hải, Thái Ninh, Kiến Xương, Thụy Anh. Khu căn cứ du kích đã nối liền giữa Nam Thư Trì với Nam Vũ Tiên qua Nam Kiến Xương đến Tiền Hải. Khu căn cứ Bắc Kiến Xương nối liền với khu Bắc Vũ Tiên. Các khu căn cứ du kích Tiên-Duyên-Hưng, Đông Quỳnh Côi nối với khu du kích Thụy Anh. Các khu du kích của tỉnh Thái Bình lúc này đã nối liền với các khu du kích của tỉnh bạn: Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Hà Nam, Nam Định… thành một khu du kích liên tỉnh rộng lớn của Liên khu 3.

Đây là thắng lợi to lớn của Thái Bình kể từ ngày địch tiến công chiếm đóng (8-2-1950) đã diệt được nhiều sinh lực địch nhất, mở được khu du kích

với diện tích rộng nhất, huy động được đông đảo lực lượng phối hợp chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Đây không những thắng lợi về quân sự, chính trị mà còn thắng lợi cả về kinh tế. Thắng lợi này đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch tại Thái Bình, tạo ra bước ngoặt quan trọng để đưa cuộc kháng chiến của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Căn cứ vào kinh nghiệm các trận chống càn trước, ngày 22-3-1952, Ban Cán sự Tả Ngạn nhận định địch sẽ tập trung lực lượng để càn quét lớn vùng căn cứ mới mở của ta. Nhiệm vụ cấp bách truớc mắt của quân dân các tỉnh Tả Ngạn sông Hồng lúc này là: Củng cố các căn cứ, tăng cường các lực lượng vũ trang chủ lực, địa phương, dân quân du kích.Chuẩn bị sẵn sàng chống các cuộc càn quét lớn. Tỉnh Thái Bình đã quán triệt, thực hiện chỉ thị của Trung ương và nhiệm vụ của Ban Cán sự Mặt trận Tả Ngạn giao cho một cách tự giác, tích cực và hoàn toànchủ động. Ngay khi địch chưa rút Hòa Bình, Tỉnh ủy đã cùng Đảng ủy Đại đoàn 320 tổ chức quán triệt tình hình nhiệm vụ, học tập kinh nghiệm chống càn cho chủ lực , bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Đúng như dự đoán của ta, sau khi càn quét Hà Nam, Nam Định, ngày 23-3-1952, thực dân Pháp điều 5 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3, GM4 và GM7) cùng nhiều lực lượng, vũ khí phương tiện mở cuộc hành binh Méc- quya (Thủy Ngân), do đích thân tướng Sa-lăng Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương chỉ huy cuộc càn quét, đánh phá Thái Bình. Mục đích của cuộc hành binh nhằm: tiêu diệt hoặc ít nhất cũng đẩy được Đại đoàn 320 ra khỏi Thái Bình; củng cố hệ thống chiếm đóng, chia cắt và đánh phá vùng du kích Nam đường 10 để bảo vệ thị xã; bắt thanh niên đi lính, cướp phá kinh tế, phá cơ sở chính trị. Địa bàn địch tập trung đánh phá là Thụy Anh, Thái

Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải với diện tích 700km2.

Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1952, sau khi mũi tiến công của địch tạo thành một vòng vây lớn địch, chúng cho quân bao vây đánh chiếm từng làng.Trong 10 ngày chống càn Thủy Ngân, quân dân Thái Bình bộ đội hai

trung đoàn 48, 52 (Đại đoàn 320), đã đánh trên 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 2500 tên, đánh bại trận càn Thủy Ngân của địch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Sự trưởng thành nhanh chóng và những thành tích to lớn của Đảng bộ, quân dân Thái Bình trong giai đoạn từ 1950 đến năm 1952 đặc biệt là những thành tích nổi bật trong năm 1952 đã được Hội nghị thi đua toàn quân ngày 12-4-1952 đánh giá cao. Quân dân Thái Bình được Hồ Chủ tịch tặng cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt địch”. Nguyên Xá-làng kháng chiến của huyện Tiên Hưng thực hiện tốt chủ trương “Ba không” (không lập tề, không làm tay sai cho giặc, không đi lính ngụy) và “ba được” (đánh được giặc, giữ được làng, tăng gia sản xuất được) được Hồ Chủ tịch tặng cờ “Nguyên Xá làng kháng chiến kiểu mẫu”. Toàn tỉnh có 13 chiến sĩ thi đua được bầu chọn đi dự “ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc” lần thứ nhất tổ chức tại Việt Bắc từ 30.4 đến 6.5 năm 1952. Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Thị Chiên chi ủy viên, trung đội trưởng du kích xã Tán Thuật (Kiến Xương) vinh dự được tuyên dương danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là một trong số bốn Anh hùng quân đội đầu tiên, là nữ anh hung đầu tiên của cả nước.

Đầu năm 1953, trước sự tiến công vây hãm của quân dân trong tỉnh, quân địch phải rút bỏ một loạt các vị trí: An Tập (Tiên Hưng); Cầu Nại (Hưng Nhân); Đồng Châu, Tân Mỹ (Quỳnh Côi). Nhiều vị trí khác bị vây hãm, chúng phải xin tiếp viện bằng máy bay.

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 10

Để cứu nguy cho tình thế khốn quẫn đó, trung tuần tháng 1-1953, quân Pháp lại điều các binh đoàn cơ động GM3, GM4, GM5 và 4 tiểu đoàn pháo liên tiếp mở hai cuộc hành binh Ác toa và Crapo trong 20 ngày, bắt đầu từ ngày 16-1-1953 đánh Đông Quan, Quỳnh Côi, Phụ Dực Vũ Tiên và Kiến Xương nhằm giải vây và tiếp tế cho các đồn bốt đóng trên trục đường 10, 39, 217, xua giãn lực lượng ta. Trong cuôc càn này chúng đã bắt trên 2000 thanh niên, đốt trên 600 nóc nhà, cướp phá hàng chục tấn thóc lúa.

Do đã có kinh nghiệm chống các trận càn lớn trước đây, nên khi địch đến đâu cũng bị các lực lượng vũ trang và nhân dân dũng cảm đánh trả. Kết thúc cuộc hành binh này, địch bị chết, bị thương và bị bắt gần 1000 tên.

Với ta, do thủ đoạn của địch thay đổi nên lúc đầu cả 3 thứ quân đều lung túng. Nhưng sau khi phát hiện được chỗ yếu của địch, không có hỏa lực mạnh chi viện sẽ không dám tiến quân, đặc biệt không dám dàn mỏng lực lượng, bộ đội dân quân du kích tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch. Trong khi chúng đang càn quét, ngày 18-1-1953 Tiểu đoàn Đống Đa (Trung đoàn 48) đánh chi khu quân sự Quỳnh Côi, một đại đội địch ra hàng. Mấy ngày sau, Tiểu đoàn 705 (bộ đội tỉnh) về dân quân du kích lại đánh vào quận lỵ Quỳnh Côi, và đồn Bạch Linh, binh lính địch hoảng sợ bỏ đồn rút chạy. Khi các binh đoàn quân cơ động rút đi, các đồn địch lại tiếp tục bị ta vây hãm.

Đến cuối tháng 6-1953 địch phải rút một loạt đồn bốt: Bình Lạng, Nha Xuyên, Cầu Sắt (Thái Ninh); Trà Linh (Thụy Anh); Go (Đông Quan): Cầu Sa ( Quỳnh Côi); Tuy Lai, Tịnh Xuyên, Nội Trung (Duyên Hà)…. Địch chỉ còn giữ được các vị trí quanh thị xã, dọc đường 10 và một số đồn bốt đóng ở các nhà thờ do bọn phản động khống chế được dân. Hoạt động quân sự của địch lúc này chủ yếu dùng phi pháo để giải vây, tổ chức nhiều cuộc càn quét, tập kích, biệt kích để bắt lính và phá cơ sở, cướp thóc lúa của nhân dân, duy trì trị an ở vùng tạm chiếm.

Đến cuối năm 1953, Tỉnh Thái Bình đã có một vùng tự do rộng lớn chiếm 4 phần 5 đất đai toàn tỉnh. Khu căn cứ du kích và các khu du kích liên xã, liên huyện, liên tỉnh nối tiếp nhau. Phía bắc có Hưng Nhân, Duyên Hà, Tiên Hưng, Quỳnh Côi và một phần Phụ Dực. Phía đông nam có Thụy Anh, Thái Ninh, Tiền Hải và phần lớn hai huyện Vũ Tiên, Kiến Xương… Nhờ đó cán bộ, bộ đội có điều kiện củng cố tổ chức, chỉnh huấn, chỉnh quân để nâng cao trình độ tác chiến, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Đến đầu tháng 12-1953, bộ đội tỉnh đã có một tiểu đoàn và 3 đại đội độc lập, mỗi huyện có 1 đại đội và 1 trung đội dự bị bổ sung. Tổng số bộ đội tỉnh, huyện có 3.184 người, trong đó có 726 đảng viên. Du kích tập trung, mỗi xã có từ 1 trung đội đến 1 đại đội. Tổng số du kích toàn tỉnh có 15394 người.

Chấp hành chỉ thị của Tổng Quân ủy, Khu ủy Tả Ngạn về hoạt động Đông – Xuân 1953-1954; và chỉ thị khẩn về chống phá càn của đồng chí Bí thư Khu ủy, ngày 17-11-1953, Tỉnh ủy Thái Bình họp ra nghị quyết với nội dung trọng tâm là “ …Toàn bộ công tác của ta là ở địch hậu, nhiệm vụ đấu tranh lúc nào cũng là chủ yếu”[16, 393]. Nghị quyết nhấn mạnh “ Phát huy tinh thần công kích địch thật mạnh mẽ, đánh mạnh để thu hút lực lượng địch làm nhẹ cho chiến trường khác”[16, 393]. Về nhiệm vụ tác chiến: “Đánh địch ở vùng du kích, căn cứ du kích là chính, đồng thời mạnh bạo tập kích phá hoại kho tang, cơ quan đầu não, trường đào tạo sĩ quan của địch, diệt bọn đại gian ác trong vùng tạm chiếm”[16, 393]. Tỉnh ủy phổ biến tình hình địch, nhiệm vụ chống càn cho các huyện phía Nam và giao cho Tỉnh đội có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc, điều động lực lượng.

Sau hội nghị, Tỉnh đội điều Tiểu đoàn 53 xuống hai huyện Kiến Xương, Tiền Hải tăng cường cho địa phương chống phá càn. Các cơ quan, ngành giới cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn nhân dân phân tán kho tàng, cất dấu của cải, gặt nhanh lúa mùa; gặt đến đâu, cất giấu ngay đến đấy; đào thêm công sự tránh phi pháo; chuẩn bị thuyền, bè, bến bãi bảo đảm vận chuyển khi cần thiết.

Thấy không thể xua dãn lực lượng ta và giải vây bằng phi pháo, cuối năm 1953 quân Pháp tập trung binh hỏa lực mở hai cuộc càn lớn vào các khu du kích của tỉnh nhằm giải vây cho các đồn; tăng cường bảo vệ thị xã ; bảo vệ giao thông; phá căn cứ du kích, khu du kích đồng thời cướp thóc lúa, bắt lính.

Ngày 27-11-1953, địch mở cuộc hành quân Buýp- phlơ, với lực lượng gồm 3 binh đoàn cơ động, có cả xe tăng pháo binh, máy bay, tàu chiến hỗ trợ chia ra thành nhiều mũi đánh vào hai huyện Kiến Xương, Tiến Hải.

Do có sự chuẩn bị chu đáo, tiểu đoàn 53 sát cánh cùng quân dân 2 huyện chủ động chiến đấu. Khi quân địch tiến xuống Kiến Xương, một xe cơ giới bị trúng mìn nổ tung. Hàng chục tên bị thụt hố chông. Buổi tối, khi địch trú quân tại Phố Nê ( Kiến Xương) lại bị du kích Tán Thuật tập kích, diệt và làm bị thương một số tên. Tại huyện Tiền Hải, quân dân địa phương đã loại khỏi vòng chiến đấu 225 tên, phá hủy hai xe tăng, đánh hỏng nặng 6 xe cơ giới. Đây là chiến thắng phá càn lớn nhất của quân dân Tiền Hải tính đến đầu năm 1954.

Trong khi địch đang càn quét các huyện phía Nam, được tin cơ sở của ta từ thị xã báo ra, sở chỉ huy cuộc hành binh của địch có nhiều sơ hở. Sau khi tiến hành trinh sát, một đại đội của Trung đoàn 50 táo bạo tập kích sở chỉ huy địch ngay trong đêm 4-12-1953. Trận đánh diễn ra trong 10 phút, trên 100 tên địch bị bắt và bị giết, 28 xe cơ giới bị phá hủy.

Đây là trận tập kích đầu tiên vào sở chỉ huy của dịch ở Thái Bình, là kết quả của tư tưởng chỉ đạo chiến tranh nhân dân ở vùng địch hậu của Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh. Trước thất bại đau đớn này, thực dân Pháp phải bỏ dở cuộc hành binh mà chúng dự định tiến hành vào ngày 5-12-1953.

Ngày 12-12-1953, quân Pháp điều 6 binh đoàn cơ động và một số lực lượng khác cùng nhiều vũ khí phương tiện mở cuộc hành quân Giéc- phô, kéo dài hơn 1 tháng, đánh vào địa bàn tỉnh Thái Bình.

Những ngày chiến đấu chống 2 trận càn Buýt-phlơ và Giéc-phô, lực lượng ta không còn bị động đối phó với địch như trước. Mặc dù địch tập trung quân số đông hơn cả cuộc hành quân Méc-quya; nhưng dân quân du kích đã đủ sức độc lập bám làng chống càn để bộ đội chủ động tìm địch mà đánh. Thế trận ấy làm cho địch khi càn đến nơi nào, đến làng xóm nào cũng đều khiếp sợ. Ngay khi quân địch dừng chân, trú quân ban đêm thậm chí cả ban ngày trong và ngoài vòng càn cũng đều bị quân dân ta bất ngờ tiến công và bị thương vong nhiều.

Trong đợt phá càn này, xuất hiện nhiều đơn vị, địa phương chiến đấu dũng cảm kiên cừơng. Dân quân du kích xã Vân Trường (Kiến Xương) trong 5 ngày đánh địch 27 trận. Dân quân du kích xã An Đồng (Duyên Hà) đánh địch suốt 9 ngày liền càng đánh càng thêm hăng hái. Dân quân du kích các làng Tiểu Hoàng, Thư Điền, An Khang (Tiền Hải) đánh địch 37 trận trong suốt cuộc càn của địch, diệt và làm bị thương 124 tên. Quân dân thôn Kinh Nhuế (Kiến Xương) chống lại 2 tiểu đoàn địch liên tục trong hai ngày, địch không vào được làng. Khi chúng rút, du kích truy đuổi, giải thoát được một số thanh nên bị chúng bắt.

Bộ đội huyện và du kích các xã với vũ khí bộ binh kết hợp với chông mìn, cạm bẫy dày đặc và thế trận làng xã chiến đấu liên hoàn là lực lượng chống phá càn có hiệu quả nhất trong đợt chống phá càn quét này. Quân dân Duyên Hà đánh địch từ ngày 18-12-1953 đến ngày 10-2-1954 diệt 262 tên, làm bị thương 153 tên, phá hủy 2 xe tăng, 2 ô tô vận tải. Riêng ở Duyên Hà địch vấp nổ 64 quả mìn và địa lôi, thụt 108 hố chông. Huyện Kiến Xương chỉ trong hai trận càn, quân địch đã bị thụt 526 hố chông.

Tổng cộng trong cuộc chiến đấu chống hai trận càn quét này , quân dân Thái Bình đã tiêu diệt, làm bị thương, bắt sống, làm tan rã gần 5000 tên địch, phá hủy và thu được nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch. Sau những trận càn quét này, địch buộc phải rút thêm 9 đồn bốt để tránh bị vây hãm.

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và Khu ủy Tả Ngạn, từ tháng 2-1954, quân dân địa phương tiếp tục vây ép các đồn bốt còn lại với mức độ cao hơn; vừa gọi loa địch vận; vừa đốt rào gỡ mìn, đào giao thông hào, đào hố vào sát đồn bốt bắt lính gác, khống chế địch, chặn giao thông tiếp tế, bắn máy bay, thả dù… làm cho địch càng thêm khốn quẫn.

Trước tình hình ấy, địch phải liên tục mở các cuộc hành quân càn quét hòng xua dãn bộ đội chủ lực để bảo vệ thị xã và tuyến đường 10; nhưng đến

đâu, quân cơ động địch cũng bị du kích, bộ đội ta chặn đánh. Trong 3 ngày chống càn quân dân huyện Thư Trì diệt 96 tên, làm bị thương 161 tên.

Mở các trận càn vào Thái Bình, ngoài mục đích phá các làng kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta, địch còn tìm mọi cách dồn dân vào các khu tập trung hòng khiến cho bộ đội, du kích mất chỗ dựa. trong các khu tập trung dân, nổi tiếng nhất là khu Thân Thượng (Kiến Xương). Nơi có tới 4000 dân bị địch bắt dẫn về. Khu này rộng trên 3km2 , bao trùm cả thôn Đông, thôn Quán, giữa có nhà thờ lớn mà bọn phản động đã biến thành một đồn lớn. Lực lượng địch ở đây có 157 tên và nhiều tên phản động ở nơi khác chạy về, vì vậy chúng bảo vệ rất nghiêm ngặt, tổ chức phòng thủ kiên cố.

Quyết tâm tiêu diệt vị trí này, Tỉnh đội giao cho cấp ủy, chỉ huy tiểu đoàn 53 lên phương án tiến công . Được sự hỗ trợ của dân quân du kích, Tiểu đoàn bí mật trinh sát, nghiên cứu, nắm tình hình. Ngày 10-2-1954, tiểu đoàn 53 do đồng chí Trương Thuận, phó Bí thư chi bộ, quyền tiểu đoàn trưởng chỉ huy, có sự phối hợp của bộ đội và du kích các huyện Kiến Xương, Vũ Tiên, Tiền Hải đã hóa trang kỳ tập đồn địch. Chưa đầy 30 phút chiến đấu, ta đã làm chủ trận địa, tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống trên 100 tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

Trận thắng Thân Thượng nhanh chóng được Bộ tư lệnh khu Tả Ngạn thông báo cho các tỉnh, các đơn vị trong toàn khu nghiên cứu học tập để rút kinh nghiệm, đánh những đồn bốt tương tự.

Chiến thắng Thân Thượng là một đòn chí mạng đánh vào âm mưu dồn làng tập trung dân của địch ở Thái Bình, giải phóng 4000 đồng bào, đập tan được tổ chức địa phương quân do bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo dựng lên ở đây từ hơn 3 năm trước. Chiến thắng Thân Thượng làm cho đồng bào giáo dân tận mắt thấy rõ những việc làm tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, đồng bào càng cảm phục tinh thần kỷ luật, lòng thương dân của bộ đội, đánh giặc nhưng hết sức bảo vệ dân, bảo vệ tôn giáo, tín ngưỡng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023