Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 2


cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, luật hình sự Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Đặc biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể hiện ở chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị truy cứu TNHS. Đó là trường hợp mặc dù hành vi của con người về hình thức có các dấu hiệu của tội phạm cụ thể, nhưng khi xem xét lại thấy những hành vi đó có một số tình tiết nhất định làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hành vi đó không bị coi là tội phạm. Khoa học luật hình sự gọi đây là những trường hợp loại trừ TNHS.

Chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, thể hiện rõ nét chính sách nhân đạo của chính sách hình sự nước ta. Chế định này cũng góp phần nâng cao trình độ pháp lý cho người làm công tác bảo vệ pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, qua những một thời gian áp dụng và thi hành cho thấy một số quy định của BLHS hiện hành về chế định các trường hợp loại trừ TNHS vẫn còn chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ về nội dung, chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình mới, đặc biệt còn nhiều quy định cần có sự hướng dẫn kịp thời và thống nhất của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Do đó, chưa đảm bảo triệt để vấn đề bảo vệ quyền con người, thực tiễn nhiều nơi vẫn tồn tại tình trạng do không hiểu biết pháp luật hoặc hiểu biết chưa sâu vẫn cho rằng những hành vi đó là tội phạm và phải chịu TNHS, gây nên hậu quả không đáng có cho xã hội.

Đúc kết những vẫn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam” là cần thiết và mà mang tính cấp thiết để hoàn


thiện về mặt pháp luật, tạo sự thống nhất ở các cơ quan tư pháp và nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân về chế định các trường hợp loại trừ TNHS, qua đó nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người của chế định này. Điều đó cũng chính là lý do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này.

2. Tình hình nghiên cứu.

Trong khoa học pháp lý Việt Nam, vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật chuyên ngành và chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu với các góc độ, mức độ và cấp độ nghiên cứu khác nhau.

2.1 Nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự có các công trình nghiên cứu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

2.1.1 Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo, giáo trình liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự có:

1) GS.TSKH Lê Văn Cảm (2010), Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự - trong sách chuyên khảo Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 2

2) TS. Phạm Thị Kim Oanh chủ biên (2010), Bảo đảm quyền trong tư pháp hình sự Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

3) TS Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia…

2.1.2 Nhóm thứ hai: các công trình nghiên cứu là bài viết đăng trong các tạp chí liên quan đến vấn đề bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự có:


1) GS.TSKH Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, đăng trong Tạp chí Tòa án nhân dân (số 11) tháng 6/2006;

2) PGS. TS Phạm Văn Tỉnh (2012), “Quyền con người về mặt tư pháp hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 6).

3) Nguyễn Minh Tuấn (2012), “Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số chuyên đề về hội nhập quốc tế)…

2.1.3 Nhóm thứ ba: các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam gồm có:

1) GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS Nguyễn Ngọc Chí, Ths Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì (2005), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội;

2) GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ trì (2013), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật, đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội;

3) Nguyễn Huy Hoàn (2004), Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ luật học bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

4) Giáp Mạnh Huy (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học do GS.TSKH Lê Văn Cảm hướng dẫn, bảo vệ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

5) Phùng Thị Thanh Mai (2014), Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự, Luận văn Thạc


sỹ Luật học do GS.TSKH Lê Văn Cảm hướng dẫn, bảo vệ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

6) Tạ Xuân Trà (2014), Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học do GS.TSKH Lê Văn Cảm hướng dẫn, bảo vệ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội…

2.2 Nghiên cứu về chế định những trường hợp loại trừ TNHS có các công trình nghiên cứu sau đây:

2.2.1 Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo, giáo trình liên quan đến chế định những trường hợp loại trừ TNHS gồm có:

1) GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi - trong sách chuyên khảo Sau đại học Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự”(Phần chung), nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội;

2) Đinh Văn Quế (1998), Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia;

3) PGS. TS. Kiều Đình Thụ (1998), Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự - trong sách: Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, nhà xuất bản Đồng Nai…

2.2.2 Nhóm thứ hai: các công trình nghiên cứu là bài viết đăng trong các tạp chí liên quan đến chế định những trường hợp loại trừ TNHS gồm có:

1) GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2001), “Chế định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: Về các tình tiết được điều chỉnh trong luật hình sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 4);

2) GS.TSKH Lê Văn Cảm (2001), “Chế định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi (Những vấn đề cơ bản về khái niệm, hệ thống và bản chất pháp lý)”, Tạp chí luật học, (số 4);


3) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (1999), “Về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 4);

4) Đinh Văn Quế (2009), “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan tới nhân thân người phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 13);

5) Trịnh Tiến Việt (2013), “Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 29, (số 4)…

2.2.3 Nhóm thứ ba: các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án liên quan đến chế định những trường hợp loại trừ TNHS gồm có: Giang Sơn (2002), Các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi theo luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học…

Các quan điểm lý luận khoa học về vấn đề bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền con người bằng PLHS cũng như chế định các trường hợp loại trừ TNHS có vai trò và ý nghĩ to lớn đối với nhận thức của tác giả luận văn về đề tài nghiên cứu, là những tài liệu rất bổ ích và được tác giả luận văn sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các chuyên khảo, bài viết cũng như các công trình khoa học trên thì hầu hết các tác giả mới chỉ nghiên cứu riêng từng vấn đề về bảo vệ quyền con người hoặc chế định các trường hợp loại trừ TNHS, chưa có sự liên kết trong việc phân tích, đánh giá hai vấn đề này. Do đó, điểm mới của luận văn này chính là phân tích hai vấn đề bảo vệ quyền con người và chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong PLHS Việt Nam để từ đó rút ra được mối liên hệ của việc bảo vệ quyền con người bằng chế định này, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc quy định và hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu.

Việc nghiên cứu, giải thích và làm sáng tỏ các quyền con người được bảo vệ bằng chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong pháp luật hình sự


Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà làm luật, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như giúp chúng ta có thêm những kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về những quy định của BLHS. Việc nghiên cứu chế định các trường hợp loại trừ TNHS giúp chúng ta nhận thức được khi nào thì hành vi gây thiệt hại của một người sẽ bị truy cứu TNHS và khi nào thì hành vi gây thiệt hại được loại trừ TNHS nhằm phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng góp phần tăng cường hơn nữa vẫn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật.

Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là làm rõ được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền con người hiện nay bằng chế định những trường hợp loại trừ TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam. Từ những phân tích trên, luận văn chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về chế định này, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và mục đích bảo vệ các quyền con người của chế định các trường hợp loại trừ TNHS.

4. Phạm vi nghiên cứu.

Vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ TNHS hiện nay còn là vấn đề rất mới và còn nhiều tranh luận xung quanh nó. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài luận văn, người viết tập trung nghiên cứu việc bảo vệ các quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong PLHS Việt Nam hiện hành và dự thảo Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi năm 2015. Cụ thể là nghiên cứu các quyền con người được bảo vệ trong các trường hợp mà hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định trong PLHS là tội phạm nhưng người thực hiện hành vi không phải chịu TNHS như: 1) Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể (Khoản 4 Điều 8 BLHS); 2) Sự kiện bất ngờ (Điều 11 BLHS); 3) Hành vi do người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện (Điều 12 BLHS); 4)


Hành vi do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (Khoản 1 Điều 13 BLHS); 5) Phòng vệ chính đáng (Khoản 1 Điều 15 BLHS), 6) Tình thế cấp thiết (Khoản 1 Điều 16 BLHS)...

5. Phương pháp nghiên cứu

Đối với đề tài luận văn này, người viết chủ yếu dựa trên các quy định của BLHS, hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan cùng với các tài liệu khác như: giáo trình; sách, các công trình nghiên cứu chuyên khảo kết hợp sưu tầm và tham khảo các tạp chí chuyên ngành luật; thông tin trên mạng internet và các tài liệu khác liên quan đến quyền con người, chế định các trường hợp loại trừ TNHS từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu làm rõ cơ sơ lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề bảo vệ quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong PLHS Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã phân tích, liên hệ giữa chế định các trường hợp loại trừ TNHS với vấn đề bảo vệ quyền con người bằng chế định này nhằm góp phần thể hiện chính sách nhân đạo trong PLHS Việt Nam.

Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của BLHS Việt Nam hiện hành, cũng như Dự thảo BLHS Việt Nam (sửa đổi năm 2015) về chế định các trường hợp loại trừ TNHS, từ đó tìm ra được một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong quy định của BLHS Việt Nam hiện hành.

Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ TNHS trong PLHS Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ các quyền con người.

7. Bố cục đề tài

Để việc nghiên cứu và tìm hiểu luận văn này một cách có khoa học và dễ hiểu thì ngoài các phần: Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham


khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Một số văn bản quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự và thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với việc bảo vệ các quyền con người.

Chương 3: Hoàn thiện chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tăng cường việc bảo vệ các quyền con người.

Đề tài nghiên cứu “Bảo vệ các quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam” là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu cần có kiến thức sâu rộng cả về lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người viết cần có sự liên hệ, suy luận, kỹ năng phân tích để nắm được vấn đề cốt lõi là những quyền con người nào được bảo vệ bằng chế định các trường hợp loại trừ TNHS; tìm ra được những tồn tại và vướng mặc còn gặp phải của chế định này từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí