Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Xã Hội, Hỗ Trợ Giảm Nghèo Đa Chiều Tại Các Hộ Gia Đình


nhiều dịch vụ y tế thì các cơ sở y tế càng phải chi nhiều hơn để bù cho phần còn thiếu của chi phí cho dịch vụ y tế. Đó cũng chính là lý do vì sao các cơ sở khám chữa bệnh không mặn mà với khám chữa bệnh cho đối tượng này. Kết quả người nghèo có thể được khám chữa bệnh nhưng không đảm bảo chất lượng.

Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh viện phí sao cho phản ánh chính xác hơn chi phí thực của dịch vụ bệnh viện để có thể nhanh chóng cải thiện những khó khăn hiện nay của cơ sở y tế trong việc thanh quyết toán với cơ quan BHYT, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Cùng với điều chỉnh viện phí, điều chỉnh phương thức và định mức thanh toán giữa Quỹ BHYT và các cơ sở y tế để đảm bảo các cơ sở y tế được thanh toán đầy đủ cho các chi phí cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT là cần thiết.

Thứ hai là NSNN được phân bổ nguồn lực theo hướng ưu tiên cho tuyến y tế cấp cơ sở

Trên cơ sở tăng mức viện phí kết hợp với thực hiện BHYT toàn dân, khi đó các cơ sở y tế công lập, ngoài nguồn kinh phí do nhà nước phân bổ, sẽ ngày càng dựa nhiều hơn vào thu từ khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT. Nếu viện phí được điều chỉnh ở mức hợp lý, cơ chế thanh quyết toán giữa BHYT và cơ sở y tế được cải thiện hơn thì nguồn thu từ BHYT có thể đảm bảo theo hướng có lợi cho cơ sở y tế và trở nên hấp dẫn hơn đối với cơ sở y tế. Nếu chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được cải thiện, y tế tuyến cơ sở sẽ thu hút việc sử dụng dịch vụ CSSK ban đầu nhiều hơn và tạo điều kiện giải quyết phần lớn bệnh tật ngay khi mới phát sinh, góp phần giảm chi phí khám chữa bệnh nói chung và giảm tải cho tuyến trên.

Tuy nhiên, hiện nay, trong y tế cơ sở, bệnh viện huyện đóng một vai trò quan trọng. Nhưng giá dịch vụ ở bệnh viện huyện thấp hơn tuyến trên, và đối tượng của bệnh viện huyện gồm nhiều người thu nhập thấp nên khả năng thu được từ viện phí của bệnh viện huyện là thấp hơn nhiều so với bệnh viện tuyến trên (tổng số tiền chi trả của hộ nghèo cho bệnh viện huyện là khá khiêm tốn so với các nhóm thu nhập khác mặc dù tỉ lệ sử dụng bệnh viện của nhóm nghèo cao hơn). Mức phí chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện hiện nay đã lạc hậu và không đủ để bù đắp chi phí thực tế là một trong những thách thức mà bệnh viện huyện phải vượt qua để duy trì hoạt động. Chi phí hạn hẹp cho duy tu bảo dưỡng trang thiết bị, nâng cao tay nghề... đã khiến nhiều bệnh viện tuyến huyện chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng khám chữa bệnh của đông đảo nhân dân, là một trong các lý do khiến tỉ lệ sử dụng giường bệnh ở tuyến này thường xuyên dưới tải, do bệnh nhân đã dồn lên tuyến trên.


Như vậy tuyến y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong cải thiện cơ hội KCB cho người nghèo tuy nhiên sự đầu tư từ nhà nước chưa thỏa đáng. Mặc dù thời gian qua đã có thay đổi lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như nâng cao năng lực cho cán bộ y tế nhưng việc phân bổ kinh phí cho chi thường xuyên cho y tế cơ sở (tuyến huyện và xã) còn nhiều bất cập. Việc đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho y tế cơ sở càng trở nên quan trọng khi thực hiện Quyết định. Việc đảm bảo kinh phí chi hoạt động thường xuyên để góp phần tăng cường chất lượng của y tế cơ sở và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo là rất cần thiết.

Từ thực tế trên cho thấy nếu kết hợp giữa điều chỉnh viện phí đi đôi với việc đảm bảo kinh phí chi thường xuyên có thể duy trì hoạt động cho các cơ sở y tế tuyến huyện có tác dụng thu hút thêm bệnh nhân cho bệnh viện huyện và khi đó cơ hội cũng như chất lượng khám chữa bệnh đối với người nghèo cũng tăng lên.

c. Đảm bảo người nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng thông qua đầu tư thỏa đáng cho phát triển mạng lưới y tế cấp cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Mặc dù các yếu tố đảm bảo chất lượng không nằm trong chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tuy nhiên việc thực hiện chinh sách này chỉ có thể đạt được mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo được khám chữa bệnh có chất lượng khi có sự phối hợp đồng bộ với các chính sách khác. Cùng với phân bổ NSNN theo hướng ưu tiên cho tuyến y tế cơ sở như đề cập ở trên, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo, cần thiết phải đầu tư trang thiết bị cũng có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Xuất phát từ thực tế, ở nhiều nơi trang thiết bị được cấp không đồng bộ, thêm vào đó chưa có cán bộ kỹ thuật nên hiệu suất sử dụng những thiết bị này rất thấp. Thêm vào đó, hiện tượng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị bị xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh có chất lượng cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Để làm được điều này đòi hỏi một lượng lớn kinh phí lớn vì vậy cần có kế hoạch cho việc huy động cũng như phân bổ nguồn lực đặc biệt nguồn từ NSNN cho đầu tư mới hoặc duy tu bảo dưỡng kịp thời thì mới có thể đạt được mục tiêu hỗ trợ y tế cho người nghèo được.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 20

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chổng dịch Covid-19 nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu cán bộ y tế ở cấp cơ sở, đặc biệt đội ngũ bác sỹ. Trước mắt phải bảo đảm một xã có ít nhất một bác sỹ, muốn vậy phải có chính sách ưu đãi đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình họ. Ngoài ra nhanh chóng bổ sung đội ngũ cán bộ y tế bằng cách áp dụng hình thức đào tạo từng khóa ngắn hạn, trước mắt nắm được các kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khỏe cho người dân và có các


khoản đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm. Tiếp tục thực hiện chính sách luân phiên cán bộ y tế về cấp cơ sở thời gian qua cách làm này đã có tác dụng thực sự trong đào tạo tại chỗ nâng cao chuyên độ chuyên môn ở tuyến dưới.Về lâu dài cần có một đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo chính qui. Muốn vậy phải ưu tiên cử người địa phương đi học, họ sẽ quay trở lại làm việc ở địa phương. Biện pháp này thực sự có hiệu quả đối với vùng núi, xa xôi hẻo lánh.

Tuy nhiên, các giải pháp đề xuất trên đây mới chỉ tập trung vào vấn đề cải thiện khả năng tiếp cận y tế cho người nghèo thông qua giảm gánh nặng chi phí hay trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây sẽ là chưa đủ mạnh để giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho người nghèo. Mặc dù chi phí y tế là yếu tố quan trọng nhất gây ra sự tổn thương cho họ nhưng bên cạnh đó nguy cơ tổn thương này còn cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của dân cư vì họ không có đủ dinh dưỡng, đặc biệt là không được chăm sóc y tế thỏa đáng ngay từ ban đầu. Bởi vậy, để giảm nguy cơ tổn thương cho người nghèo cần đảm bảo họ được chăm sóc y tế ban đầu đầy đủ. Điều này cũng có có nghĩa, trong thời gian tới cần chú ý phát triển mạng lưới y tế thôn bản và y tế dự phòng cho các địa phương.

3.4.2. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ giảm nghèo đa chiều tại các hộ gia đình

Triển khai hiệu quả các biện pháp hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác. Đồng thời với việc thực hiện các chính sách, dự án theo quy định của Trung ương, đã tập trung xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bố trí ổn định dân cư, gắn với ban hành đồng bộ, kịp thời bộ cơ chế, chính sách, đề án riêng của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo theo hướng tích hợp, đồng bộ với các chính sách của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để phát huy tiềm năng, lợi thế và các yếu tố đặc thù của từng địa bàn, khu vực trong tỉnh.

Hỗ trợ tư liệu sản xuất, nhất là đất sản xuất, kết hợp với vận động, hỗ trợ nông dân vùng cao đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, xóa bỏ tập quán, thói quen canh tác lạc hậu, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng sất, chất lượng, giá trị của sản phẩm; đồng thời mở rộng liên kết sản xuất (theo nhóm hộ, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã), từng bước phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị gồm các sản phẩm chủ lực, đặc sản. Quan tâm phát triển


các hợp tác xã, tổ hợp tác kết hợp với đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp tục củng cố các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng như ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục chủ động hội nhập, đẩy nhanh các cuộc cải cách cơ cấu đang diễn ra khá chậm chạp để đảm bảo các nguồn lực của đất nước - nhân lực, tài lực, tài nguyên khoáng sản… được phân bổ và sử dụng có hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường minh bạch, chống tham nhũng… để có thêm nguồn lực cho phát triển nói chung và cho giảm nghèo và kiềm chế gia tăng bất bình đẳng nói riêng.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Do nông nghiệp hiện nay vẫn là phương thức sinh nhai chính của nhiều lao động ít kỹ năng và người nghèo ở nông thôn, trong đó có nhiều người thuộc nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nên cần được thúc đẩy. Các giải pháp bao gồm thực thi Luật đất đai, chính sách thuế, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… cần hướng tới quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tăng năng suất thông qua việc chuyển đổi sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất của người nông dân gắn nhiều hơm với các chuỗi giá trị. Đồng thời tỉnh cũng cần tận dụng tối đa các công nghệ số đang có giá giảm khá nhanh để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Một số ví dụ về các ứng dụng cụ thể bao gồm sử dụng các công nghệ này để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như các nguyên liệu đầu vào, nhận thông tin về giá nông nghiệp, tiếp cận các dịch vụ khuyến nông dựa vào kỹ thuật số, nhận cảnh báo về các mối đe dọa về sâu bệnh…

Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu, giúp rút lao động, trong đó cơ nhiều người có ít kỹ năng, ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất và thu nhập cao hơn, qua đó giúp giảm nghèo bền vững và kiềm chế hiệu quả sự gia tăng bất bình đẳng. Bởi vậy nên cần thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và của các hộ kinh doanh. Thúc đẩy quá trình số hóa để phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp tỉnh Salavan nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong kỷ nguyên số. Nâng cao nhận thức và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây để cắt giảm mạnh chi phí, sử dụng các nền tảng của thương mại điện tử để cải thiện đáng kể kết nối với thị trường. Cần có sự hỗ trợ chuyên biệt đối với các hộ kinh doanh và người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để giúp họ tăng cường kết nối với thị trường quốc tế và trong nước, nhất ở các đô thị, thông qua các công nghệ số và các nền tảng của thương mại điện tử, du lịch… qua đó có thể bán các sản phẩm, dịch vụ của địa phương có nhiều tiềm năng.


3.4.3. Giải pháp ngăn chặn và phòng chống rủi ro thiên tai, dịch bệnh

Tăng cường chỉ đạo và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai nhằm tránh và giảm thiểu thiệt hại do yếu tố khách quan mang lại. Quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, hạn chế tái nghèo phát sinh từ các nguyên nhân rủi ro.

Thực hiện tốt việc cấp thẻ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

Các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; phòng chống tiêu chảy, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp, chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ ốm ... cần được thực hiện. Hầu hết trẻ em được tiêm chủng đầy đủ sáu loại vắc xin, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhiều.

Thực hiện hỗ trợ người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro, như: hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo trong những rủi ro đột xuất do thiên tai, dịch bệnh., hỗ trợ một phần giúp người nghèo tham gia vào các hoạt động kinh tế: giống cây trồng, giống con nuôi, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu. Song song với những hỗ trợ về vật chất trực tiếp là đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo trên cơ sở hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình.

Tỉnh Salavan cần có một hệ thống quản lý công trình được cập nhật thường xuyên sẽ giúp theo dõi mức độ rủi ro của người dân trước thiên tai; thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý đê tập trung giúp đánh giá mức độ bảo vệ và những điểm có nguy cơ rủi ro cao.

Cần đảm bảo tăng trưởng phải được tính đến rủi ro thiên tai và khả năng chống chịu và không để lại hậu quả và đảm bảo tính linh hoạt cao khi lập quy hoạch phát triển dài hạn. Trong ngắn hạn, có thể đầu tư vào khu vực phòng chống thiên tai để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các đô thị và các hoạt động kinh tế - xã hội hoặc phát triển cơ sở hạ tầng lâu dài.

Cần đẩy mạnh các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng ứng phó với rủi ro thiên tai, đảm bảo có đủ năng lực dự phòng để hỗ trợ người sử dụng như đội ngũ cán bộ y tế có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi cơ sở hạ tầng bị gián đoạn do thiên tai.

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục để có phương án ứng phó kịp thời, tiếp tục hoạt động và góp phần phục hồi nhanh khi thiên tai làm gián đoạn cơ sở hạ tầng.


Tỉnh Salavan cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn kỹ thuật cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Theo đó, tỉnh cần rà soát và cập nhật các tiêu chuẩn an toàn và quy chuẩn xây dựng áp dụng cho các công trình thiết yếu, tòa nhà, hệ thống đê điều để đảm bảo tính nhất quá giữa các ngành, có tính đến các yếu tố như kinh tế - xã hội, dân số, biến đổi khí hậu; đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để thực hiện. Hướng dẫn kỹ thuật cần bao gồm quy trình thiết kế và lập kế hoạch, các tiêu chuẩn an toàn có cân nhắc mức độ thiên tai, dân số, giá trị công trình đang gặp rủi ro; đồng thời, xem xét các hạn chế khi triển khai như kinh phí được phân bổ, vật liệu và năng lực bảo trì.

Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và phục hồi. Cụ thể là:

Nghiên cứu khuyến cáo tỉnh Salavan cần một hệ thống khí tượng thủy văn tích hợp về truyền tải dữ liệu - phân tích và dự báo - truyền tin và cảnh báo sớm nhằm truyền tải các thông tin kỹ thuật có mức độ chính xác cao thành các thông tin có giá trị hành động thực tiễn cho các đối tượng người dùng khác nhau.

Cần thiết phải xây dựng một bộ hướng dẫn sử dụng và vận hành hệ thống khí tượng thủy văn tích hợp (CONOPs) giúp giảm nguy cơ hỏng hóc về kỹ thuật hoặc thiếu hụt về tài chính và điều chỉnh các hệ thống cảnh báo sớm để giải quyết tốt hơn các loại hình thiên tai xảy ra chậm như hạn hán.

Nghiên cứu cũng kêu gọi xây dựng chiến lược tài chính phòng chống thiên tai. Theo đó, tỉnh Salavan nên xây dựng một cơ chế rút gọn nhằm huy động và giải ngân các nguồn tài chính sẵn có đảm bảo sự kịp thời và hiệu quả cho công tác xây dựng lại và tái thiết khẩn cấp sau thiên tai. Dự trữ nhiều năm, tín dụng dự phòng, bảo hiểm trong nước và trái phiếu thiên tai đều là những công cụ tài chính đã chứng minh được hiệu quả.

3.4.4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

Tổ chức sắp xếp lại trung tâm dạy nghề cấp huyện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giáo dục định hướng, thông tin thị trường lao động, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội; sắp xếp đầu tư trước đối với các cơ sở trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa để đạt chuẩn nông thôn mới.

Tăng cường vai trò chủ động của các cấp, cộng đồng trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; đồng thời làm tốt công tác đối thoại


giảm nghèo, tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí, người dân để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong công tác giảm nghèo.

Hỗ trợ xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt phân tán để đảm bảo nguồn nước sạch cho hộ nghèo; vận động nhân dân xây dựng hố xí/nhà tiêu, cải tạo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân về sống, ăn, ở hợp vệ sinh, bảo vệ cảnh quan, môi trường và sức khỏe, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải tại các khu đô thị, doanh nghiệp, khu dân cư.

Đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm truyền thanh cơ sở, phát triển mạng viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận với các dịch vụ thông tin, sử dụng các thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình giúp họ hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi của WB, ADB, của các Chính phủ và tổ chức quốc tế... để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất (trường, lớp, nhà nội trú cho học sinh và giáo viên) hiện có cho các trường; Tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục cơ sở để đảm bảo 100% các xã nghèo đều có đủ phòng học bậc tiểu học và trung học cơ sở đồng thời xây dựng thêm các trường Dân tộc nội trú nhằm đáp ứng đào tạo đủ nguồn cán bộ tại chỗ và nâng cao dân trí người nghèo. Có chính sách khuyến khích XHH giáo dục, đào tạo và chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các em học sinh nghèo học giỏi

3.4.5. Giải pháp liên quan đến hộ gia đình, hỗ trợ sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ gia đình nghèo

Đây là nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ người nghèo “cái cần câu và dạy cách câu để câu cá” kể cả việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền có điều kiện để thay vì quan điểm hỗ trợ trực tiếp “con cá để ăn” như trước đây. Người nghèo chỉ có thể thoát nghèo bền vững khi có được việc làm ổn định tạo ra thu nhập. Vì vậy, các chương trình giảm nghèo thời gian tới cần hướng đến việc hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, bao gồm: chính sách tín dụng ưu đãi giúp các hộ nghèo có sức lao động để họ có vốn phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập và tự vươn lên thoát nghèo; chính sách hỗ trợ dạy nghề miễn phí giúp cho người nghèo có cơ hội tìm được việc làm; chính sách cung cấp dịch vụ khuyến nông - lâm - ngư; miễn phí cho người nghèo làm nông nghiệp ở nông thôn được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng áp dụng kỹ


thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh ... tạo cho đồng bào các dân tộc biết cách làm ăn mới, hạn chế được nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác được thế mạnh của tỉnh Salavan từ nguồn tài nguyên rừng.

Trang bị cho bộ phận dân cư nghèo những kiến thức nhất định để hiểu biết, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ nhằm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuatas, áp dụng khoa học công nghệ, tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, như: đào tạo, hướng dẫn sử dụng các loại máy móc thiết bị vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật nuôi trồng các loại cây giống mới, các loại cây, con đặc sản có năng suất cao nhằm giảm nghèo.

Có chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất, như: hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ nước sinh hoạt, khuyến nông, khuyến lâm phù hợp với đặc điểm của tỉnh Salavan: các chính sách đặc thù đối với vùng dân tộc và miền núi nhất là các vùng núi có độ dốc lớn, thường xuyên bị thiên tai lũ quét; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề; chính sách hỗ trợ phát triển đặc biệt đối với một số dân tộc đặc biệt khó khăn; chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo.

Cho các hộ nghèo vay vốn để trồng rừng và sản xuất, chế biến nông, lâm sản theo nhu cầu. Tăng cường hỗ trợ cho vay vốn sản xuất đối với người nghèo nhưng phải gắn liền với điều kiện sản xuất, chăn nuôi của từng hộ gia đình mà thực hiện tư vấn, hướng dẫn người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng có hộ vay vốn về gói kỹ cất lên gác bếp đến thời hạn trả nợ lại đem đi trả như đã từng xảy ra.

Tập trung xây dựng các các mô hình hỗ trợ sản xuất: nhằm tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nhiều hơn với các kiến thức và kinh nghiệm sản xuất để từ đó có cơ sở lựa chọn phát triển sản xuất phù hợp với năng lực của mình và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Khuyến khích thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: thu hút doanh nghiệp đến hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhằm tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ sinh kế linh hoạt đối với người nghèo theo nhóm nghèo kinh niên và nhóm nghèo tạm thời. Đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ cho người nghèo, như: hỗ trợ cho không, cho vay, hỗ trợ có điều kiện... Đặc biệt các chính sách giảm nghèo thời gian tới cần hạn chế cơ chế bao cấp, cho không (chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết) để hướng đến khai thác mọi tiềm năng từ nội lực, từ sự tham gia của xã hội và cộng đồng.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí