Chức Năng Quản Lý Của Hiệu Trưởng Trường Thpt

Như vậy trong quản lý HĐDH đã xuất hiện hoạt động tự quản lý của người dạy và người học.

b) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn.

Quản lý HĐDH theo chủ đề tự chọn không chỉ đơn thuần là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên tham gia dạy các chủ đề tự chọn của người Hiệu trưởng mà còn là những công việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt.

- Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về mục đích, ý nghĩa của dạy học tự chọn, hướng dẫn học sinh lựa chọn môn học, chủ đề tự chọn cho phù hợp.

- Chuẩn bị CSVC cho dạy học tự chọn và bố trí đội ngũ giáo viên, quản lý lớp, lựa chọn và mời giáo viên thỉnh giảng (nếu cần), tổ chức rút kinh nghiệm dạy tự chọn.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn, thực hiện quy chế chuyên môn, sử dụng đúng quy định kết quả đánh giá, xếp loại dạy học tự chọn, báo cáo tình hình thực hiện dạy học tự chọn với các cơ quan quản lý.

1.3.2. Chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường THPT

1.3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT

Điều 19 Điều lệ trường trung học Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo có ghi nhiệm vụ và quyền hạn của HT trường THPT như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.

b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 4

c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.

d) Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đôi với GV, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng GV, nhân viên.

đ) Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.

g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đổi với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá GD của nhà trường.

h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản 1 Điều này.

1.3.2.2. Chức năng của Hiệu trưởng trường THPT.

Chức năng: Hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện bốn chức năng cơ bản trong công tác quản lý của mình. Đó là các chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra.

- Lập Kế hoạch dạy học tự chọn và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt.

- Tuyên truyền đến GV, HS, cha mẹ HS và xã hội về mục đích,ý nghĩa dạy học tự chọn, hướng dẫn HS lựa chọn môn học, chủ đề tự chọn cho phùhợp.

- Chuẩn bị CSVC cho dạy học tự chọn và bố trí đội ngũ GV,quản lý lớp, lựa chọn và mời GV thỉnh giảng (nếu cần), tổ chức rút kinh nghiệmdạy tự chọn.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn, thực hiện quychế chuyên môn, sử dụng đúng quy định kết quả đánh giá, xếp loại dạy học tựchọn, báo cáo tình hình thực hiện dạy học tự chọn với các cơ quan quản lý.

* Kế hoạch hoá

Đó là khâu đầu tiên, là chức năng rất quan trọng đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội: từ sản xuất vật chất đến tinh thần, đối với tất cả các ngành, các cấp từ trung ương đến tỉnh, huyện, cơ sở; từ các doanh nghiệp đến các cơ quan xí nghiệp, trường học. Xã hội càng phát triển thì khâu kế hoạch hoá càng được coi trọng. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể và đặc thù nghề nghiệp mà mỗi ngành, mỗi cấp mà mức độ kế hoạch hoá có khác nhau.

Lập kế hoạch trong hoạt động quản lý Giáo dục nói chung và Quản lý HĐDH theo chủ đề tự chọn nói riêng rất quan trọng. Lập kế hoạch cho phép nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu. Vì thực chất của việc lập kế hoạch là nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý. Kế hoạch sẽ giúp nhà quản lý ứng phó được sự bất định và sự thay đổi, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Mặt khác nhà quản lý qua việc lập kế hoạch có thể nhìn thấy tương lai. Việc lập kế hoạch cho phép

lựa chọn phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn nhân lực tạo hiệu quả cho hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

Kế hoạch năm học là quyết định quan trọng nhất của trường trong một năm và là mục tiêu ngắn hạn để khắc phục những điều không mong muốn. Đồng thời kế hoạch là công cụ chỉ đường cho nhà quản lý và tập thể trường đi đến thắng lợi.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch

Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên và các bộ phận trong một tô chức, điêu phối các nguồn lực nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Lê-nin đã nói: "Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên gấp mười lần."

Nội dung chủ yếu của tổ chức:

- Tổ chức thực hiện trước hết là việc xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định vai trò nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức nhằm bảo đảm sự phù hợp, ăn khớp giữa các hoạt động. Mỗi cá nhân có thể làm việc trôi chảy có hiệu quả cao trong nhóm, làm cho các bộ phận riêng sẽ kết hợp được với nhau thành hệ thống, hoạt động đồng bộ như một thể thống nhất.

- Giúp nhà quản lý xác định được biên chế và sắp xếp con người phù hợp với khối lượng công việc. Tạo điều kiện cho các thành viên tổ chức hoạt động tự giác, sáng tạo.

Việc ổn định cơ cấu, giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các bộ phận luôn đi đôi với việc xác định khối lượng công việc và kéo theo sự phân phối nguồn lực, thiết lập bộ máy quản lý và thực hiện chuyên môn hóa cho các bộ phận của tổ chức. Như vậy, tổ chức thực hiện chính là công việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức (hệ thống) trên cơ sở kế hoạch hóa phát triển. Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu. Môi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của tổ chức, đạt mục tiêu đó với mức chi phí tối thiểu cho bộ máy và cho mọi hoạt động.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, là những hành động xác lập quyên chỉ huy, sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động, điều hành mọi lực lượng thực hiện kế hoạch trong trật tự, làm cho học nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu để nhanh chóng đưa nhà trường đạt các mục tiêu đã định. Như vậy, chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một định hướng nhất định, liên kết, động viên người dưới quyền hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau. Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong khi thực hiện kế hoạch có thể có một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn cần phải điều chỉnh cho hợp lý hơn. Hiệu trưởng bám sát hiện trường, phân tích nhanh chóng các vấn đề thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý kế hoạch để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả tối ưu. Muốn chỉ đạo tốt Hiệu trưởng cần thu thập thông tin chính xác, biết phân tích, xử lý các nguồn thông tin và đưa ra các quyết định đúng đẵn. Điều đó nếu thực hiện tốt sẽ nâng cao uy tín của người lãnh đạo, còn ngược lại thì sẽ làm giảm uy tín. Nguồn thu tập thông tin quan trọng đó là kiểm tra, kiểm kê, thanh tra, đánh giá.

* Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nô lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Một chu trình quản lý, cả bốn chức năng trên phải thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau; phối hợp bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển. Trong đó, yếu tố thông tin luôn giữ vai trò xuyên suốt, không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng quản lý.


Chức năng kế hoạch

hóa

Chức năng tổ

chức

Chức năng lãnh

đạo

Chức năng

kiểm tra

Thông tin phục vụ quản lý

Sơ đồ 1.3. Chu trình quản lý

1.3.2.3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và trách nhiệm của giáo viên

a) Tổ chuyên môn có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV dạy các chủ đề tự chọn, môn học tự chọn.

- Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học tự chọn.

b) Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm theo dõi tình hình học tập, đề xuất các môn học cần dạy chủ đề bám sát đối với lớp mình phụ trách và kiểm tra việc ghi kết quả học tập tự chọn của HS vào Sổ gọi tên và ghi điểm, Học bạ.

c) Giáo viên dạy tự chọn có nhiệm vụ:

- Dạy học tự chọn, chuẩn bị tài liệu theo phân công của nhà trường;

- Đúc rút kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm dạy học tự chọn.

1.3.3. Nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học tự chọn

1.3.3.1. Quản triệt mục tiêu dạy học theo các chủ đề tự chọn

a) Nội dung của mục tiêu

Mục tiêu của dạy học tự chọn là góp phần thực hiện dạy học phân hoá, trên cơ sở bảo đảm một mặt bằng chuẩn kiến thức phổ thông thống nhất, thực hiện phân hoá nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh. Dạy học phân hoá ở cấp THPT thực hiện bằng dạy học tự chọn, ở cấp THPT thực hiện bằng kết hợp phân ban với dạy học tự chọn.

b) Yêu cầu

- Củng cố, hệ thống hoá, khai thác sâu nội dung kiến thức, kỹ năng của chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.

- Bảo đảm dạy học sát đối tượng, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Kế hoạch dạy học tự chọn phải khả thi, thiết thực, bám sát mục tiêu, phù hợp với điều kiện đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

- Thực hiện nghiêm túc thời lượng dạy học theo quy định trong Kế hoạch giáo dục, không được tự ý giảm nhẹ hoặc gây quá tải trong dạy học tự chọn.

Trong nội dung quản lý này, người Hiệu trưởng cần nắm vững mục tiêu của từng loại chủ đề mà nhà trường đang thực hiện để sau khi kết thúc từng chủ đề sẽ đánh giá được sự thành công hay thất bại so với mục tiêu đề ra. Đồng thời sẽ quản lý được đối tượng tham gia dạy học các chủ đề tự chọn có bám vào mục tiêu của chủ đề hay không để có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ tham gia.

1.3.3.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung dạy học theo các chủ đề tự chọn

Điều 3 trong Điều lệ trường trung học ban hành năm 2007 có ghi: "Trường THPT có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD của chương trình GD phổ thông". Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch giảng dạy theo mục tiêu giáo dục THPT. Về nguyên tắc chương trình là pháp lệnh nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng phải tổ chức để cán bộ, GV nhà trường quán triệt đầy đủ chương trình THPT; quán triệt các hướng dẫn thực hiện và các chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT. Hiệu trưởng điều khiển HĐDH phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Do đó, việc nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề để đảm bảo hiệu quả quản lý dạy và học, cụ thể là nắm vững những vấn đề.

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình của cấp học.

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn học, nội dung phạm vi kiến thức của từng môn học.

- PPDH đặc trưng của từng môn học.

- Kế hoạch dạy học từng môn học.

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình quy định. Thực hiện yêu cầu này, người Hiệu trưởng cần làm tốt một số việc sau đây:

- Yêu cầu Giáo viên lập kế hoạch dạy học môn học. Đây là kế hoạch chủ yếu của người giáo viên và cần phải được trao đổi thống nhất trong tổ chuyên môn.

- Bảo đảm thời gian qui định cho chương trình (trong chỉ thị của Bộ GD&ĐT gọi là biên chế năm học). Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình để dành thời gian cho những hoạt động khác.

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và tổ chuyên môn phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của giáo viên.

- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi như biểu bảng, sổ sách, phiếu báo giảng, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài...

Chương trình dạy học các chủ đề tự chọn là văn bản pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định nội dung, thời gian, số tiết của các chủ đề tự chọn. Quản lý chương trình, nội dung dạy học các chủ đề tự chọn là theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ của Hiệu trưởng. HĐDH phải đúng tiến độ của chương trình. Hiệu trưởng phải tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề tự chọn theo đúng yêu cầu, hướng dẫn đã được quy định. Để quản lý được việc thực

hiện chương trình, nội dung thì người Hiệu trưởng phải nắm vững các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học theo các chủ đề tự chọn.

Trong quá trình thực quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học theo các chủ đề tự chọn, Hiệu trưởng cần huy động các thành viên trong bộ máy quản lý trong nhà trường cùng tham gia, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình hàng tuần thông qua sổ đâu bài, sổ báo giảng, dự giờ thăm lớp,... Vân đê đặt ra là Hiệu trưởng phải phân tích các thông tin thu được để đánh giá việc thực hiện chương trình của giáo viên từ đó có những điều chỉnh một cách kịp thời và phù hợp với thực tế của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung dạy học các chủ đề tự chọn bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch chương trình HĐDH theo các chủ đề tự chọn của ban giám hiệu. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý kiểm tra được việc thực hiện của giáo viên có đúng, đủ chương trình không và là cơ sở để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH theo các chủ đề tự chọn theo thời gian (tuần, tháng, năm). Thông qua việc chỉ đạo này mà nhà quản lý chủ động được nội dung công việc, kịp thời điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tế.

- Xác định các chủ đề tự chọn cho từng năm, học kỳ, tháng, tuần nhằm tạo ra một sự chuẩn bị chu đáo trong việc hướng dẫn soạn giảng, phân công lực lượng hỗ trợ giáo viên soạn giảng, tránh trùng lặp chủ đề và cũng nhằm tạo sự chủ động cho CBQL trong việc quan sát, kiểm tra; đồng thời cũng tạo sự chủ động cho giáo viên khi soạn giảng, chuẩn bị tư liệu, các điều kiện khắc phục vụ cho việc dạy học của mình.

- Quy định kế hoạch dạy học các chủ đề tự chọn cho từng lớp trong học kỳ, năm học để hoạt động này được diễn ra liên tục, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động chung của nhà trường.

- Tổ chức xây dựng chương trình dạy học theo các chủ đề tự chọn cho từng môn học, khối lớp nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các giáo viên dạy chủ đề tự chọn từ đó sẽ đánh giá được hiệu quả của chủ đề mà chính là đánh giá được việc dạy học của từng giáo viên tham gia hoạt động này.

- Duyệt kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn theo định kỳ thời gian xem đây là một trong những yếu tố trong việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên giúp nhà quản lý kiểm tra được sự chuẩn bị của giáo viên và kịp thời điều chỉnh các kế hoạch, chương trình nếu thấy chưa phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương.

1.3.3.3. Tổ chức thực hiện dạy học theo các chủ đề tự chọn.

Dạy học tự chọn vừa mới mẻ, vừa rất phức tạp trong khi các điều kiện để thực hiện của mỗi trường còn rất khó khăn. Do vậy nhà quản lý cần phải xây dựng được phương án tổ chức việc thực hiện và quản lý công tác này. Việc xây dựng phương án phải dựa trên điều kiện CSVC của trường, đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, chọn môn, chọn chủ đề. Bên cạnh đó, nội dung phương án tổ chức dạy tự chọn của trường là: số môn có chủ đề tự chọn, số lượng các chủ đề từng môn phù hợp với điều kiện của trường; việc chuẩn bị CSVC, bố trí phòng học; bố trí giáo viên và thời khoá biểu dạy tự chọn cho giáo viên và học sinh.

Nhìn chung điều kiện của các trường hiện tại chưa đáp ứng được về CSVC nhưng với quy định chung thì vẫn phải triển khai thực hiện. Do vậy, nhà quản lý cần nắm vững các điều kiện của trường mình để việc triển khai thực hiện và quản lý có hiện quả các điều kiện hiện có. Cụ thể:

a) Tổ chức các lực lượng tham gia việc dạy học theo các chủ đề tự chọn

Lực lượng trực tiếp tham gia việc dạy học các chủ đề tự chọn ở các trường chính là đội ngũ giáo viên bộ môn được phân công. Để HĐĐH các chủ đề tự chọn đạt kết quả như mục tiêu đề ra thì đội ngũ này cần được bôi dưỡng để nắm vững mục đích, ý nghĩa, nội dung các môn tự chọn và bồi dưỡng về PPDH tự chọn. Việc phân công giáo viên phải chú ý đến yêu cầu của từng chủ đề cũng như năng lực và kinh nghiệm của giáo viên.

Dạy các chủ đề nâng cao cho học sinh khá giỏi cần giáo viên có năng lực nhưng dạy các chủ đề cơ bản cho học sinh yếu kém cũng phải là những giáo viên có kinh nghiệm. Do đó, để thực hiện tốt nội dung tự chọn, Hiệu trưởng cần chú ý một số vấn đề về đội ngũ giáo viên sau đây:

- Chọn những giáo viên có năng lực (khá, giỏi) để bố trí và sắp xếp dạy các nội dung tự chọn. Cần có chế độ tính giờ lao động thoả đáng cho những giáo viên dạy tự chọn để động viên và khích lệ người dạy.

- Căn cứ vào số lượng và chất lượng giáo viên của trường mình mà quyết định các chủ đề, các môn học tự chọn và hướng cho học sinh lựa chọn.

Nếu trường có đông giáo viên thì nên lựa chọn những giáo viên có năng lực dạy các chủ đề tự chọn trước để rút kinh nghiệm, giúp đỡ các giáo viên khác trong trường tham gia dạy được các chủ đề tự chọn.

Hiệu trưởng cũng nên nghiên cứu, kết hợp nguyện vọng của giáo viên, sự phân công của tổ chuyên môn, của trường để có giáo viên chuyên trách từng loại chủ đề

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí