Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khoa Học Tự Nhiên Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ

hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn lý thuyết đã học trong sách vở.

Khi đã hiểu được vị trí, vai trò và tác dụng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh, hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch năm học, đưa các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh vào kế hoạch và chỉ đạo cho tổ KHTN tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp và thành sinh hoạt thường kỳ trong nhà trường.

Chất lượng chuyên môn sẽ được nâng lên một phần không nhỏ từ chính các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Bởi thế người hiệu trưởng trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, giao cho người phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hoàn toàn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

Hiệu trưởng là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt đông này.

Hiệu trưởng phải là người xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các

khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

Khi lập kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng trường học cần thực hiện/chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu các chủ đề môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới để làm căn cứ cho việc xác định mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học này

- Đánh giá thực trạng các điều kiện của nhà trường liên quan đến hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm rõ các nguồn lực đáp ứng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 7

- Xác định mục tiêu có tính khả thi khi thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Lựa chọn được những hoạt động trải nghiệm cần tiến hành theo từng chủ đề của môn khoa học tự nhiên trong tuần, tháng, kỳ, năm học và cách thức tiến hành hoạt động trải nghiệm theo trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trải nghiệm nhận thức, trải nghiệm xã hội, trải nghiệm mô phỏng thông qua máy móc, trò chơi ...)

- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên.

- Dự kiến kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch dạy học các môn KHTN, Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo giáo viên KHTN phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tổ chức thực hiện.

Yêu cầu đối với kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh:

- Tên hoạt động của từng chủ đề hay từng bài học hoặc tích hợp các môn học: lựa chọn tên ngắn gọn, ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia; phù hợp với mục đích yêu cầu của môn học và tâm lý lứa tuổi học sinh.

- Mục tiêu của hoạt động: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh,...

- Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh: phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.

- Năng lực của giáo viên, học sinh khi triển khai thực hiện.

- Các lực lượng tham gia: CBGV, học sinh trong trường, có thể mời thêm các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà sáng chế, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ

- Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng, khắc sâu về kiến thức môn KHTN đã được học, sự phát triển về kỹ năng hành vi ở học sinh.

- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức thực hiện kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần:

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở. Hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên tham gia là đại diện của các tổ chức đoàn thể và đại diện giáo viên bộ môn KHTN, GVCN ở các khối lớp, các tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan.

- Phổ biến mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho các lực lượng có liên quan.

- Tổ chức thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

Nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở là trách nhiệm của giáo viên bộ môn, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ GVCN và cán bộ Đoàn - Đội. Đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội chính là giáo viên Tổng phụ trách của nhà trường mà giáo viên Tổng phụ trách là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên về tham quan trải nghiệm, văn hoá nghệ thuật, vui

chơi giải trí cho học sinh thông qua các chuyên đề Đội.

GVCN là cây cầu nối giữa GV bộ môn KHTN, CBQL nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở

- Tạo điều kiện cho những người tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên phát huy được năng lực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên nói chung và GV môn KHTN nói riêng (nếu thấy cần thiết)

- Huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh có hiệu quả. Việc huy động các nguồn tài chính để tổ chức trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn tài chính từ các tổ chức ngoài trường tài trợ từ cá nhân và tổ chức ngoài trường,...

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh có thể diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, GV, CBQL và HS. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GVBM, nhân viên, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phường, xã, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình dạy học môn KHTN theo hướng trải nghiệm để bảo đảm việc thực hiện trải nghiệm được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

Việc chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.

Cụ thể việc chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS được tiến hành như sau:

- Chỉ đạo giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách Đội xây dựng chương trình, kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của môn KHTN. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, chủ điểm của môn học. Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch dạy học có nội dung trải nghiệm cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung (theo môn học, liên môn,…), xây dựng chủ đề trải nghiệm và địa điểm thực hiện

(hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp, khối nào, như thế nào? vai trò của GVBM, GVCN ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra sao, kinh phí hoạt động?...);

- Chỉ đạo giáo viên bộ môn khoa học tự nhiên chuẩn bị hoạt động trải nghiệm theo chủ đề (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...);

- Chỉ đạo giáo viên phối hợp với các lực lượng khác (như: cán bộ Đoàn - Đội, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội) để thực hiện chương trình và kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh;

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm môn học càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên bộ môn cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế và nâng cao kiến thức môn học đã được tiếp thu trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh phải xác định rõ về mục tiêu, nội dung, thời gian, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. HĐTN phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm cuộc sống thực tế gắn việc học đi đôi với thực hành, luyện tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã học cho học sinh, rèn kĩ năng phán đoán, thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo trong cuộc sống cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm của học sinh phải có tác dụng giáo dục học sinh thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong gia đình, nhà trường, xã hội.

- Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh

Hiệu trưởng cần tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh được tiến hành thuận lợi có hiệu quả. Hiệu trưởng có thể tăng cường nguồn cơ sở vật chất bằng ngân sách của nhà nước và có thể tăng cường cơ sở vật chất bằng nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh có tác dụng tạo động lực cho hoạt động phát triển và hiệu quả. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh nhằm kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.

Tóm lại, chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở giao thoa và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý khác, điều hòa, điều chỉnh các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh của nhà trường trong quá trình quản lý.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí