Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Phát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều dành nhiêu tâm sức đê xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách và đổi mới giáo dục. Một trong những định hướng quan trong của việc đổi mới giáo dục ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam là: tăng cường hơn nữa tính "phân hoá" trong giáo dục. Sự khẳng định này được dựa trên cơ sở tồn tại khách quan những khác biệt của người học về tâm lý, thể chất, năng lực và những sự khác biệt về nhu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của các vùng dân cư khác nhau. Chương trình giáo dục của nhiều nước thể hiện ngày càng rõ hơn tinh thần phân ban và dạy học tự chọn, đặc biệt là ở các lớp cuối của giáo dục phổ thông. Ưu điểm nổi bật của dạy học tự chọn là đáp ứng được yêu cầu phân hoá cao của học sinh. Tuy nhiên, dạy học tự chọn đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và năng lực quản lý cao. Xu hướng hiện nay của nhiều nước là hướng tới hình thức dạy học tự chọn.

Chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới thể hiện ngày càng rõ hơn tinh thần phân ban và dạy học tự chọn, đặc biệt là ở các lớp cuối của giáo dục phổ thông. Ưu điểm nổi bật của dạy học tự chọn là đáp ứng được yêu cầu phân hoá cao của học sinh. Tuy nhiên, dạy học tự chọn đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và năng lực quản lý cao. Xu hướng hiện nay của nhiều nước là hướng tới hình thức dạy học theo chủ đề tự chọn.

Ngoài việc đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục trung học, dạy học theo chủ đề tự chọn nhằm thực hiện phân hoá dạy học và dạy học hướng tới cá nhân với mục tiêu cụ thể. củng cố, bổ sung và khai thác sâu chương trình các môn học của cấp học và của các ban khác nhau, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh, rèn luyện tính tích cực, tự giác và khả năng tự học của học sinh. Trong những năm gần đây hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn đã được quy định trong chương trình dạy học nói chung ở trường THPT.

Qua thực tiễn khảo sát việc xây dựng nội dung chương trình dạy học theo các chủ đề tự chọn ở các trường THPT ở huyện Bắc Sơn cho thấy công tác quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn còn chưa đạt hiệu quả cao và còn một số hạn chế như: (Việc xây dựng chương trình còn mang tính độc lập, chưa có sự liên kết điều hành xuyên suốt).

Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng học tập của học sinh đạt kết quả chưa cao.

Quản lý công tác giảng dạy trong nhà trường THPT là một công việc khó khăn đối với nhà quản lý và còn khó khăn hơn đối với việc quản lý dạy học theo chủ đề tự chọn. Do vậy nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như việc nhận thức đúng vấn đề dạy học theo chủ đề tự chọn của nhà quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề tự chọn trong nhà trường THPT.

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn" và nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn sẽ làm cho việc dạy học loại hình này ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn đạt kết quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu lý luận về QLHĐ dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn các trường THPT Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT của huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau và đã mang lại những kết quả nhts định. Song có những biện pháp đảm bảo tính khoa học, thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THPT của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

7. Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp 03 nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. Từ đó, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu để xây dựng khung lý thuyết làm luận cứ lý luận cho đề tài nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra, phỏng vấn,quan sát, chuyên gia, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm.

7.3. Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu

Sử dụng một số công thức, thuật toán, tiện ích, phần mềm... để thống kê, biểu diễn, xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn được chia thành: phần mở đầu, ba chương và kết luận.

Mở đầu: Nêu mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các Trường Trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường các THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Kết luận và khuyến nghị.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý dạy học theo chủ đề tự chọn trên thế giới

Hình thức dạy học tự chọn ra đời vào khoảng thế kỉ XIX và ngày càng phát triển, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Mọi học sinh phải học một số môn học cốt lõi (hay còn gọi là môn học bắt buộc), ngoài ra, học sinh có thể chọn học một số môn khác theo năng lực, nguyện vọng cá nhân. Hoặc có hình thức tự chọn khác là: có chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Nếu phân ban hướng đến các nhóm lớn học sinh với khả năng, sở thích, nhu cầu, điều kiện học tập giống nhau thì dạy học tự chọn hướng đến từng cá nhân học sinh.

Hình thức học phân ban không có môn học và giáo trình tự chọn thường được áp dụng ở các nước trước đây chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp và hiện nay chưa đủ điều kiện về tài chính, năng lực quản lý, trình độ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như Guinée, Mali, Algêrie ở châu Phi hay Campuchia ở châu Á...

Hình thức phân ban kết hợp với giáo trình tự chọn được nhiều nước phát triển áp dụng như Pháp, Nga, Singapo,...

Hình thức dạy học hoàn toàn tự chọn, không theo những định hướng xác định nào, được nhiều nước phát triển áp dụng như Mỹ, Anh, Nhật,...

Trung Quốc chỉ áp dụng chính thức dạy học tự chọn cho các trường trung học từ năm 1997 và coi đây là một bước chuyển lịch sử của nền giáo dục nước mình. Liên bang Nga thì đang thí điểm việc phân hoá dạy học ở trường trung học bằng hình thức phân ban kết hợp với dạy học tự chọn. Lào vẫn chưa đủ điều kiện để tiến hành phân hoá giáo dục ở bậc trung học.

Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, yêu cầu phân hoá dạy học cao đã làm phát triển xu thế "giáo dục hướng tới cá nhân", nhằm cung cấp cho người học nhiều hơn nữa cơ hội lựa chọn việc học tập phù hợp với năng lực và nguyện vọng cá nhân để vừa hoàn thiện "cái tôi" của mỗi người, vừa đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng của một xã hội phát triển. Nhiều hình thức dạy học phân hoá mới ra đời, trong đó có loại hình "trường tự chọn" xuất hiện đầu tiên. Vào năm 1990 ở bang Virginia (Mỹ) và đang được áp dụng rộng rãi ở một số bang hoặc vùng miền của những nước phát triển, đây là trình độ cao của dạy học tự chọn.

Xu thế "giáo dục hướng tới cá nhân" làm cho hình thức dạy học tự chọn ngày càng chiếm ưu thế hơn so với hình thức phân ban và rất có thể trở thành hình thức phân hoá giáo dục chủ yếu được áp dục trong thế kỷ XXI [8].

Dạy học phân hoá đòi hỏi phải tổ chức, Tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, sở thích, nhu cầu và các điều kiện học tập, nhằm tạo ra những kết quả học tập tốt nhất cho người học.

"Dạy học tự chọn" được thực hiện trong quá trình dạy học ở các cấp học. Nếu "phân ban" hướng đến nhóm học sinh với khả năng, nhu cầu, sở thích, điều kiện học tập tương đối giống nhau thì "Dạy học tự chọn" hướng đến từng cá nhân học sinh. Dạy học tự chọn cho phép mỗi học sinh, ngoài việc học theo một chương trình chung còn có thể học một chương trình với các môn học khác nhau, hoặc có thể học các chủ đề khác nhau trong một môn học. Việc phân chia các môn học tự chọn cũng khác nhau giữa các nước.

Nghiên cứu các môn học tự chọn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên xu thế chung là tỷ lệ các môn học tự chọn tăng dần từ THCS tới THPT (thường là từ 10% ở bậc THCS tăng đến 40% ở THPT). Một số nước như Hàn Quốc, New Zealand,... ở cấp THPT (upper secondary) sau khi kết thúc chương trình cơ bản (Basic Curriculum) chương trình hoàn toàn chỉ bao gồm các khoá học tự chọn (Elective Course). Như vậy đối với các nước này ở bậc THPT tỷ lệ các nội dung tự chọn trong chương trình là 100% [5].

1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn trong nước

Hiện nay việc quản lý hoạt động giảng dạy theo chủ đề tự chọn ở trường THPT được thể hiện trong kế hoạch Giáo dục của trường THPT ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ- BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo ngày 24 tháng 1 năm 2002, Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo ngày 05 tháng 10 năm 2006 về việc đánh giá xếp loại Học sinh phổ thông, hướng dẫn số 7092/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 8 năm 2006 và hướng dẫn 8607/BGDĐT- GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Vụ trưởng Vụ GD Trung học đã hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và THPT [7].

Trên cơ sở các văn bản pháp quy đó, các trường THPT đã cụ thể hoá trong kế hoạch thực hiện chương trình dạy học tự chọn của mình qua từng năm học. Tuy nhiên mãi cho đến nay thì chỉ có những bài viết, những ý kiến phản hồi của các nhà khoa học, nhà GD được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về những điều đạt được và những khó khăn, tồn tại của dạy học tự chọn nói chung đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Theo tác giả Trần Luận (Viện Khoa học Giáo dục Việt

Nam) dạy học tự chọn nhằm mục đích phân hoá học sinh cũng như góp phần giáo dục toàn diện, phát triển năng lực cá nhân trong một số lĩnh vực học tập, góp phần phát triển tài năng theo đặc điểm của cấp THPT và của địa phương đạt được mục tiêu của giáo dục THPT. Chương trình dạy học tự chọn là sự phát triển theo chiều sâu của các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình THPT hiện hành ở các lớp 10, 11,

12. Tăng cường khả năng vận dụng, thực hành các kiến thức kỹ năng cơ bản để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội,… gần gũi với đời sống của học sinh [6]..

Theo định hướng của nội dung dạy học tự chọn ở THPT mà viện chiến lược và chương trình giáo dục đưa ra thì tất cả các môn học bắt buộc trong chương trình THPT hiện hành đề được đưa vào nội dung dạy học tự chọn.

Riêng đối với những trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ngoài thời gian học chính khoá bắt buộc phải tuân thủ kiến thức của chương trình khung thì học sinh có quyền lựa chọn môn học mình yêu thích nhưng tối đa là 03 môn học. Mục tiêu của dạy học theo các chủ đề tự chọn là không biến buổi học kia thành học thêm, nhồi nhét kiến thức mà tập trung phát triển năng khiếu cho học sinh, phối hợp “Học mà chơi, chơi mà học”, tạo ra hứng thú và năng lực sáng tạo cho học sinh.

Qua quá trình học tập và nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả chúng tôi thấy chưa thể bao quát hết các đặc thu riêng của từng khu vực, từng vùng, miền. Vì vậy trong khuôn khổ luận văn này sẽ đi sâu hơn về cơ sở lý luận nghiên cứu vê thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn góp một phân vào việc giải quyết vấn đê này nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THPT

1.2.1. Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Hoạt động dạy học

Đối với loài người dạy học là phạm trù mang thuộc tính xã hội cao. Nó xuất hiện ngay từ buổi sơ khai khi con người muốn truyền thụ những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo cho nhau. Dần dần, những kinh nghiệm, những kỹ năng, kỹ xảo ấy được tập hợp thành hệ thống tri thức và được tổ chức như một hoạt động giáo dục chuyên biệt, có mục tiêu và tính chuyên môn hoa rất cao, diễn ra trong trường, lớp, có người dạy, có người học và đặt dưới những tác động của QLGD.

Nói một cách vắn tắt thì hoạt động học tập của con người là sự chuyển hoá kinh nghiệm xã hội hay nói cụ thể hơn là chuyển hoá học vấn xã hội thành học vấn xác định của mỗi cá thể người, còn xét về quan hệ giao tiếp thì đó là sự chuyển hoá thông

qua sự tổ chức, chỉ đạo của nhà giáo dục. Như vậy việc dạy và học là một hoạt động xã hội nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội thông qua việc trau dồi học vấn và trên cơ sở đó mà hình thành nhân cách.

Dạy học là một hoạt động thống nhất hữu cơ của dạy và học. Nói tổng quát thì dạy không phải là dạy riêng lẻ của mỗi cá nhân giáo viên và học cũng không phải là hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân học sinh. Mỗi thầy giáo là chủ thể dạy, thực hiện chức năng truyền thụ kinh nghiệm xã hội, còn học là hoạt động của mỗi học sinh phản ánh sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của thê hệ trẻ. Sự thông nhất của hai hoạt động dạy và học mang tính xã hội này tổ chức nên những hệ thống, những quan hệ dạy học và đảm bảo tính toàn vẹn của việc dạy học. Bất kỳ một quan hệ nào đó chỉ có thể coi là quan hệ dạy học khi nó thê hiện sự thống nhất này.

Hoạt động dạy: Là hoạt động của thầy, thông qua sự truyền đạt nội dung trí dục mà chỉ đạo hoạt động học tập của trò nhằm làm cho trò đạt đến mục đích học.

Hoạt động học: Là hoạt động của trò, trong đó dựa vào sự chỉ đạo của thầy, vào nội dung trí dục mà tự chủ động (điều khiển và điều chỉnh) toàn bộ hoạt động lĩnh hội tự giác tích cực của bản thân, nhằm đạt được mục đích dạy học.

Hoạt động dạy học: Là sự phối hợp thống nhất hoạt động chủ đạo của thầy đối với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích học.

1.2.1.2. Dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập

có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.

Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.

1.2.1.3. Hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn.

Hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn là sự phối hợp thống nhất hoạt động chủ đạo của thầy đối với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt mục tiêu học các chủ đề tự chọn.

1.2.2. Vị trí, mục tiêu của giáo dục THPT

Trước năm 1981, Trung học phổ thông là một cấp học độc lập, còn gọi là trường phổ thông cấp 3. Sau năm 1981, cấp 3 được đổi thành cấp phổ thông trung học.

Điều 2 mục 27 chương 2 luật GD 2005 quy định: “Mục tiêu của giáo dục THPT là nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông,có hiểu biết thông thường về kỷ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học CĐ-ĐH, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề và đi vào cuộc sống lao động” [13].

Căn cứ vào mục tiêu chung. Mục tiêu cụ thể của cấp THPT được xác định: yêu cầu học sinh sau khi học xong THPT phải đạt được các mặt về tư tưởng đạo đức, lối sống học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kỷ thuật và hướng nghiệp, kỷ năng học tập và vận dung kiến thức cũng như các yêu cầu về thể chất và xúc cảm thẫm mỹ. tất cả các yêu cầu này đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung là giáo dục- đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Giáo dục cho học sinh có lối sống lành mạnh, tự tin, tự tôn dân tộc, có chí lập nghiệp không cam chịu nghèo hèn.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí