Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Theo Các Chủ Đề Tự Chọn

(bám sát, nâng cao, đáp ứng) giúp giáo viên có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nâng dần chất lượng dạy các chủ đề tự chọn.

b) Tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo các chủ đề tự chọn.

Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng trong các hoạt động dạy và học, giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra. CSVC, kỹ thuật là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình giáo dục. Thiếu điều kiện này thì quá trình đó không diễn ra hoặc diễn ra không toàn vẹn. Hiệu trưởng phải coi CSVC, thiết bị là điều kiện không thể thiếu và là điều kiện đảm bảo hiệu quả dạy học. CSVC và thiết bị dạy học là nội dung, phương tiện chuyền tải thông tin, giúp giáo viên tô chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh từ đó giúp học sinh hứng thú học tập, hình thành phương pháp học tập chủ động, tích cực. Từ đó người Hiệu trưởng có những biện pháp thích hợp để quản lý cũng như phát triển CSVC, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng dạy học.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm nắm vững tình hình, số lượng, tình trạng CSVC, thiết bị dạy học mà trường hiện có đồng thời cần động viên giáo viên phát huy tối đa điều kiện CSVC hiện có cũng như tăng cường vận động các nguồn lực khác đóng góp giúp hoàn thiện CSVC phục vụ cho HĐDH.

1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo các chủ đề tự chọn

a) Kiểm tra.

Kiểm tra là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy. Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá.

b) Đánh giá

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập, xử lý thông tin về trình độ, khả năng của học sinh đạt được theo mục đích học tập, Kết quả học tập của học sinh chỉ có thể đánh giá đầy đủ và chính xác khi xây dựng được một hệ thống công cụ bao gồm phương tiện và các năng lực cần được kiểm tra, đánh giá thông qua nội dung và hình thức của bài kiểm tra.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một nội dung cần thiết trong quá trình giảng dạy. Kết quả học tập của học sinh là cơ sở phản ánh chất lượng giảng dạy của giáo viên. Trên những cơ sở đó việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Hiệu trưởng cần chú ý rằng hình thức kiểm tra có thể khác

nhau, song đều phụ thuộc vào các yếu tố của quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải căn cứ vào mục đích dạy học mà học sinh đạt được ở mức độ nào. Đồng thời căn cứ vào kết quả học tập của học sinh có thể đánh giá được hiệu quả dạy học của giáo viên.

- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn, của nội dung chủ đề tự chọn trong chương trình lớp học thuộc môn học đó.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng học sinh, về CSVC, thiết bị dạy học của chủ đề môn học.

- Kết quả học tập của học sinh phải được thể hiện ở mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, phân tích, tổng hợp và đánh giá) của học sinh đạt được qua bài làm.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa trên mức tối thiểu (học sinh) cần đạt theo mục tiêu môn học về những kiến thức, kỹ năng và thái độ cơ bản được cụ thể hoá trong môn học hay trong chủ đề tự chọn.

- Phải thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện đúng theo nguyên tắc đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT quy định; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên để họ thực hiện đầy đủ và khoa học, qua đó xác định được mức độ chất lượng học tập của học sinh và năng lực giảng dạy của giáo viên, thấy được những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo và đầu tư.

Tóm lại, kiểm tra, đánh giá kết quả là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học. Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản hoạt động của giáo viên là các kết quả lao động sư phạm, kiến thức của học sinh thể hiện qua kỹ năng vận dụng kiến thức và mức độ phát triển trí tuệ. Hiệu trưởng cần phải quản lý công tác kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên để đánh giá kết quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên tránh chỉ dừng lại ở mức độ đo lường bằng điểm số. Cụ thể là: quản lý kế hoạch kiểm tra của giáo viên; có kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho học sinh; phân công bộ máy quản lý tổng hợp tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THPT

1.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ thế quản lý

Những yếu tố của chủ thể quản lý ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn bao gồm: Năng lực, phẩm chất của người quản lý; Năng lực xây dựng tầm nhìn, kế hoạch chiến lược, kết hoạch dạy học, khả năng tổ chức các hoạt động, khả năng vận động và tập hợp quần chúng, khả năng thu thập và xử lý thông tin, tính nhạy bén trong xử lí tình huống, khả năng tổ chức kiểm tra, đánh giá, việc thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, công tác thi đua khen thưởng và sợ nỗ lực trao dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của người quản lý.

1.4.2. Các yếu tố thuộc về khách thể quản lý

Các yếu tố thuộc về khách thể quản lý ảnh hưởng đến hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn bao gồm:

- Phẩm chất Chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực, tư thế tác phong, nhận thức, ý thức chấp hành, ý thức tổ chức kỷ luật, động cơ phấn đấu tự học, tự nghiên cứu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy học, biết quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, quan tâm đến học sinh, tinh thần đoàn kết phê bình và tự phê bình.

- Chất lượng đầu vào của học sinh và ý thức học tập của học sinh.

1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn của hiệu trưởng bao gồm: Các quy định của Bộ, Sở GD&ĐT; các chế độ chính sách đối với nhà giáo, môi trường làm việc, sự phối hợp tốt với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục, tình hình kinh tế xã hội của địa phương, điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quản lý HĐDH theo các chủ đề tự chọn của hiệu trưởng.

Kết luận chương 1


Quản lý HĐDH nói chung và HĐDH theo các chủ đề tự chọn nói riêng là hoạt động trung tâm của nhà trường THPT. Đó là nhiệm vụ, trách nhiệm của người CBQL trường THPT và còn là con đường trực tiếp, thuận lợi để giúp cho giáo viên thực hiện chức năng cao quý của mình, qua đó học sinh lĩnh hội được khối lượng kiến thức và giá trị tinh thần của nhân loại. HĐDH theo các chủ đề tự chọn là một loại hình dạy học mới cho nên đòi hỏi năng lực chuyên sâu của nhà quản lý trong công tác định hướng, xây dựng kê hoạch dạy học; năng lực của giáo viên trong việc chuân bị lên lớp, việc giảng dạy trên lớp và sự hợp tác có phương pháp của trò. Vì thế, quản lý HĐDH theo các chủ đề tự chọn là một việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người CBQL phải có nhận thức đầy đủ về HĐDH theo các chủ đề tự chọn và cần quản lý nó trong mối tương quan với các hoạt động khác trong trường; cần nắm được những kỹ năng cụ thể, cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động này mới đem lại được hiệu quả mong muốn.

Qua phân tích cơ sở lý luận và những vấn đề trình bày ở trên, cho thấy cơ sở lý luận nêu trên là cần thiết, song nếu chúng ta đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân việc quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn của trường THPT trên một địa bàn và ở một địa phương cụ thể, thì nó sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý HĐDH theo các chủ đề tự chọn ở các trường THPT một cách có hiệu quả nhất. Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải quyết ở các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN‌

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Về vị trí địa lí, lịch sử huyện Bắc Sơn

Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao 500-1.200 m, như ngọn núi Khau Pi Ao (cao 1.107m), ngọn núi Pa Lép (503 m)... Huyện Bắc Sơn có ranh giới phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, đều là các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Riêng phía Tây, huyện Bắc Sơn giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên.

Bắc Sơn có địa hình phức tạp, núi đất và núi đá vôi xen kẽ, bị cắt xẻ địa hình, có nhiều thung lũng và suối thuận tiện cho làm ruộng và nương rẫy.

Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của người Việt cổ, vào sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn. Bắc Sơn là căn cứ địa kháng chiến, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chống Nhật và Pháp của lực lượng Việt Minh những năm 1940.

2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Bắc Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn, dân cư chủ yếu làm nghề nông nghiệp, sống rải rác ven các thung lũng, những sườn núi. Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhất là hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; trình độ dân trí còn thấp, những quan niệm lạc hậu vẫn còn.

Kinh tế huyện Bắc Sơn chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sản xuất chưa tập trung, còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Ở các xã vùng sâu, vùng xã kinh tế chủ yếu còn mang tính tự cấp, tự túc, tập quán canh tác lạc hậu vẫn còn nên việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn, sự phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,2% (năm 2015-2017), thu nhập bình quân đầu người đạt 29,2 triệu đồng (năm 2017).

Năm 2017, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng đều được triển khai thực hiện có hiệu

quả. Lĩnh vực kinh tế, tổng diện tích gieo trồng 12.840,82 ha, tổng sản lượng lương thực 35.161 tấn vượt so với kế hoạch và cùng kỳ. Toàn huyện trồng được 640ha rừng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lĩnh vực đầu tư xây dựng khối lượng thực hiện cả năm đạt 52,5 tỷ đồng vượt 15,5% kế hoạch. Tổng thu ngân sách được trên 32 tỷ đồng, vượt trên 16% so với kế hoạch, tăng 29% so với cùng kỳ. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục toàn diện có bước chuyển biến, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm; hạ tầng cơ sở tiếp tục được tăng cường, các vấn đề về văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, quốc phòng an ninh được củng cố, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Bắc Sơn

2.1.3.1. Khái quát chung

Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp, toàn huyện có 61 trường học trong đó 10 trường mầm non chiếm 16,39%, 26 trường Tiểu học chiếm 42,6%, 22 trường THCS chiếm 36,0%, 2 trường THPT chiếm 3,3%, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên chiếm 1,6%. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 99,8%, học sinh chuyển lớp đạt từ 95 đến 98%. Có 20/20 xã và 01 thị trấn đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98% trở lên. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư đảm bảo cho công tác dạy và học, không có phòng học 3 ca và phòng học tranh tre, nứa lá. Nhận thức của phụ huynh về việc học của con em mình được nâng lên, hầu hết học sinh được cha mẹ tạo mọi điều kiện để đến trường. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ngày càng chặt chẽ.

2.1.3.2. Chất lượng giáo dục cấp THPT năm học 2016-2017

- Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật được quan tâm, trong đó chú trọng giáo dục thái độ, ý thức hành vi nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh tự tin trong học tập và rèn luyện, nền nếp, kỷ cương được tăng cường ở tất cả các cấp, tỷ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp ngày càng giảm, tỷ lệ hạnh kiểm khá tốt được nâng lên, không có học sinh vi phạm các tệ nạ xã hội.

- Công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục hành vi, lối sống, ý thức thực hiện nền nếp nhà trường luôn được chú trọng.

- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai, thực hiện nghiêm túc đã tạo nên những chuyển biến trong nhận thức của cả giáo viên và học sinh trong việc nâng cao ý thức tu dưỡng đạo đức trong học tập và rèn luyện. Cuộc vận động “Hai không ” với 4 nội dung, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai thực hiện nghiêm túc đã củng cố nền nếp trong dạy và học ngày càng vững chắc; những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá bị đẩy lùi, kết quả giáo dục và đào tạo đảm bảo phản ánh thực chất kết quả dạy và học của mỗi nhà trường.

Bảng 2.1. Tổng hợp xếp loại 2 mặt giáo dục cấp THPT năm 2016-2017


Cấp học

Tổng số học

sinh

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

Kém

%

Tốt

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

THPT

1966

3.0

39.0

47.0

10.0

0.05

62.46

27.42

8.34

1.78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 5

(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)

2.1.3.3. Thực trạng các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn

Huyện Bắc Sơn có 2 trường THPT đó là trường THPT Vũ Lễ và Trường THPT Bắc Sơn.

Trường THPT Vũ Lễ nằm ở phía Tây Nam của huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn trên trục quốc lộ 1B, trường được thành lập năm 1999, đến nay đã được 13 năm; trường đóng trên địa bàn xã Vũ Lễ huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, đây là khu vực điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển của huyện Bắc Sơn. Trong những năm đầu mới thành lập nhà trường gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ nên chất lượng giáo dục chưa cao. Hiện nay trường đã được xây mới, đội ngũ cơ bản ổn định do vậy trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường đã từng bước được nâng lên năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đã có bước khởi sắc, từ một trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp dưới mặt bằng của tỉnh, nay đã vươn lên dẫn đầu tỉnh về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, trên mặt bằng tỉnh.

Trường THPT Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn mà tiền thân là trường cấp II-III Bắc Sơn. Được thành lập vào ngày 01 tháng 12 năm 1960 tại trung tâm cánh đồng rộng nhất của huyện Bắc Sơn. Đây là ngôi trường có bề dày truyền thống, có nhiều thành tích trong công tác giáo dục con em các dân tộc huyện Bắc Sơn được Chủ tịch nước tăng Huân chương Lao động hạng ba.

Đôi ngũ giáo viên, cả hai trường cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn tương đối hợp lý, chất lượng từng bước được nâng lên. Giáo viên phần đa là trẻ, nhiệt tình

năng nổ trong công tác, có ý thức vươn lên khẳng định sự vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chất lượng chưa đồng đều, còn có giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học.

Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo học 2 ca, học sinh chủ yếu là con em người dân tộc điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây có bước tiến bộ, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 94,68%, học sinh đạt giải thị học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tốt nghiệp và đỗ vào các trường đại học và cao đẳng được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa thật sự ổn định, tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, kết quả giáo dục có năm còn thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh.

Quy mô trường lớp cơ bản được giữ ổn định không có biến động. Tỷ lệ học sinh trên lớp tương đối phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nhà trường và đội ngũ giáo viên, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động tập thể.

Bảng 2.2. Quy mô phát triển giáo dục trong 3 năm học (2014-2017)


Năm học

Trường

TS lớp

TS học sinh

Tỷ lệ HS/ Lớp


2014-2015

THPT Vũ Lễ

17

596

35

THPT Bắc Sơn

36

1388

38,5

Tổng cộng

53

1984

37,4


2015-2016

THPT Vũ Lễ

18

601

33,4

THPT Bắc Sơn

35

1153

32,9

Tổng cộng

53

1754

33


2016-2017

THPT Vũ Lễ

18

612

34

THPT Bắc Sơn

36

1354

37,6

Tổng cộng

54

1966

36,4

(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)

Qua bảng thống kê quy mô phát triển giáo dục của trường THPT Vũ Lễ và trường THPT Bắc Sơn trong ba năm (2014-2017) ta thấy về số lớp là ổn định không có biến động, số học sinh có su hướng giảm so với năm 2014, tỷ lệ học sinh trên lớp tương đối ổn định và phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022