Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của U Xơ Tiền Liệt Tuyến

- Nếu vòng thắt quá phù nề không lộn trở lại được thì dùng dao mổ rạch vòng thắt một đường ở vị trí 12 giờ, nặn nhẹ bớt huyết tương, giảm phù nề, rồi lộn bao quy đầu trở lại. Cho bệnh nhân uống kháng sinh, không nên cắt bao quy đầu ngay, khi nào hết phù nề thì cắt bao quy đầu.

Chú ý: Không được cắt vào nếp hãm của dương vật ở vị trí 6 giờ.


LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:

Câu 1: Nguyên nhân hẹp bao quy đầu:

A- Do dị tật bẩm sinh hoặc do chấn thương gây sẹo bao quy đầu.

B- Do dị tật bẩm sinh hoặc do quá trình viêm nhiễm bao quy đầu làm bao quy đầu không trật ra được.

C- Do quá trình viêm nhiễm bao quy đầu làm bao quy đầu không trật ra được hoặc do chấn thương gây sẹo bao quy đầu.

D- Do giữ gìn vệ sinh kém, ứ đọng nước tiểu gây nhiễm khuẩn dẫn tới hẹp bao quy đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

Câu 2: Hẹp bao quy đầu không hoàn toàn:

A- Khi trật bao quy đầu thì quy đầu lộ ra được 1 phần. B- Lỗ bao quy đầu chỉ nhỏ bằng đầu tăm.

C- Là hẹp bao quy đầu bẩm sinh.

D- Là hẹp bao quy đầu chưa có biến chứng.

Câu 3 :Biến chứng thường gặp nhất của hẹp bao quy đầu: A- Ung thư dương vật.

B- Nhiễm khuẩn.

C- Đái khó, tạo sỏi.

D- Hẹp bao quy đầu nghẹt.

Câu 4: Xử trí hẹp bao quy đầu thường ở y tế cơ sở:

A- Dùng dụng cụ nong lỗ bao quy đầu mỗi ngày.

B- Dùng thuốc giãn cơ, thuốc kháng sinh phòng viêm nhiễm. C- Phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu hẹp.

D- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để xét nghiệm và xử trí.

Câu 5: Nguyên tắc xử trí hẹp bao quy đầu nghẹt:

A- Cần xử trí ngay cắt bỏ bao quy đầu ngẹt, khâu cầm máu.

B- Cần xử trí ngay rạch nới rộng chỗ nghẹt, lộn lại bao quy đầu.

C- Cần xử trí ngay, tháo bỏ bao quy đầu nghẹt, rồi lộn lại bao quy đầu.

D- Cần xử trí ngay cắt bỏ bao quy đầu ngẹt, lộn lại bao quy đầu.

Bài 80

U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN


MỤC TIÊU:

1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến

2. Trình bày được xử trí bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG:

1. Đại cương

- U xơ tiền luyệt tuyến là bệnh gạp ở đàn ông cao tuổi gây rối loạn tiểu tiện, việc sử trí được đặt ra khi u sơ gây biến chứng.

- Bệnh thường xuất hiện từ 50 tuổi trở lên và tần số tăng lên theo lứa tuổi .

- Vì bệnh xuất hiện ở người già nên việc chăm sóc cũng như điều trị phải toàn diện.

2. Sinh lý bệnh

- U tiền liệt tuyến chèn ép và làm biến dạng cổ bàng quang làm cản trở lưu thông nước tiểu.

2.1. Bàng quang còn đàn hồi

- Trong giai đoạn đầu thành bàng quang phì đại, làm tăng áp lực trong bàng quang. Nhìn vào trong bàng quang thành bàng quang có hình cuộn, hình hang và khi có túi thừa.

2.2. Bàng quang dãn mỏng

- Đến giai đoạn sau sự phì đại bàng quang chấm dứt , các thớ cơ biến dần thành các sợi tạo keo. Thành bàng quang dãn mỏng. Do áp lực trong bàng quang giảm, bàng quang mất khả năng co bóp.

- Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang nhiều. Đây là giai đoạn mất bù.

2.3. Bàng quang mất tính đàn hồi

Giai đoạn này nước tiểu tràn ngược lên niệu quản và bể thận gây, ứ nước thận. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất vì ảnh hưởng tới chức năng thận, đặc biệt kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

3.1.1. Giai đoạn đầu:

Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng nhưng chưa có tổn thương thực thể. Người bệnh tiểu khó, phải rặn, tia không mạnh, phải đứng lâu mới hết bãi. Người bệnh tiểu nhiều lần chủ yếu về ban đêm, gần sáng gây mất ngủ.

3.1.2. Giai đoạn hai

- Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (trên 100 ml ).

- Người bệnh trong giai đoạn bí tiểu không hoàn toàn.

- Các triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều làm tăng cả ban ngày lẫn ban đêm. Người bệnh có cảm giác tiểu không hết, luôn thấy tức hạ vị.

3.1.3. Giai đoạn ba

- Giai đoạn này khi bàng quang dãn quá mức (nước tiểu ứ đọng trong bàng quang trên 300ml).

- Người bệnh có dấu hiệu suy thận do dãn toàn bộ hệ tiết niệu. Ngoài các triệu chứng trên người bệnh có thể tiểu rỉ liên tục vì bàng quang không còn khả năng co bóp.

- các giai đoạn trên cho thấy tiên striển của bệnh, nhưng trong bất cứ giai đoạn nào cũng có thể bí tiểu hoàn toàn.

3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu:

+ Công thức máu bạch cầu tăng (biểu hiện nhiễm trùng).

+ U rê máu tăng (biểu hiện suy thận).

- Xét nghiệm nước tiểu:

+ Sinh hoá nước tiểu có protein.

+ Tế bào nước tiểu có hồng cầu , bạch cầu.

- Xét nghiệm hình ảnh:

+ Làm siêu âm tiền liệt tuyến xác định kích thước, trọng lượng tiền liệt tuyến.

+ Soi bàng quang để phát hiện u bang quang, sỏi bàng quang không cản quang.

4. Biến chứng

- Người bệnh có bí tiểu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

- Viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn.

- Sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang.

- Suy thận.

5. Hướng điều trị

- Điều trị nội khoa: chưa có thuốc đặc hiệu. Việc điều trị nội hiện nay gồm chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thích hợp, tránh dùng chất kích thích. Ngoài ra còn dùng thuốc chống nhiễm khuẩn về điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

- Điều trị ngoại khoa: có nhiều phương pháp mổ.

+ Phương pháp Hryntschak- phẫu thuật qua thành bàng quang.

- Phương pháp Millin- phẫu thuật sau xương mu.

- Hiên nay phương pháp tốt nhất là phương pháp cắt đốt nội soi.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:

1. Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn ba của u tiền liệt tuyến: A- Bàng quang dãn nước tiểu ứ đọng …(B)…

B- Người bệnh có dấu hiệu suy thận do dãn toàn bộ hệ tiết niệu.

C- Người bệnh có thể tiểu rỉ liên tục do bàng quang không còn khả năng co

bóp.

D. Người bệnh không đi tiểu được

2. Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn hai của u tiền liệt tuyến: A- Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang …(B)…

B- Người bệnh trong giai đoạn bí tiểu không hoàn toàn.

C- Các triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần tăng chủ yếu về đêm. D- Người bệnh có cảm giác tiểu không hết, luôn thấy tức hạ vị.

3.Biến chứng u xơ tiền liệt tuyến

A. Viêm bàng quang

B. Viêm niệu quản, viêm thận C . Áp xe bàng quang

D. Viêm niệu đạo

Bài 81

TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được 2 cách phân loại tràn dịch màng tinh hoàn

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng tinh hoàn


NỘI DUNG

1. Đại cương

Tràn dịch màng tinh hoàn: Là hiện tượng có nước trong hai lá màng tinh hoàn Chia làm hai loại:

1.1. Tràn dịch màng tinh hoàn đơn thuần Nước chỉ ở trong túi màng tinh hoàn

1.2. Tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh

Do còn có ống phúc tinh mạc, nước theo thừng tinh lên ổ bụng. Nhìn rõ khi bệnh nhân đứng.

Hình 81 1 Tràn dịch màng tinh hoàn 1 2 Hình 81 2 Tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh 1 1

Hình 81.1. Tràn dịch màng tinh hoàn


1 2 Hình 81 2 Tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh 1 Loại thông cả hai đầu 2 Loại 21 2 Hình 81 2 Tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh 1 Loại thông cả hai đầu 2 Loại 3

(1) (2)


Hình 81.2. Tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh:

(1) - Loại thông cả hai đầu.

(2) - Loại hai túi


2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân đến khám thấy bìu dái ngày càng to dần, xuất hiện một hoặc cả hai bên bìu. Tiến triển từ từ không đau, chỉ có cảm giác khó chịu vì khối u làm vướng víu

2.1. Nhìn

Da bìu nhẵn, mỏng, có khi căng bóng, màu hồng. Khối u hình bầu dục có khi chiếm cả bìu dái, nhiều khi che lấp cả dương vật.

2.2. Nắn

Có cảm giác căng. Gõ đục.

- Không sờ thấy màng tinh hoàn: Dấu hiệu Sebileau âm tính.

- Không sờ thấy đầu của mào tinh hoàn dấu hiệu Chevassu âm tính

2.3. Soi

Dùng đèn pin soi từ phía sau thấy khối u màu hồng trong suốt, thấy bóng tinh hoàn ở cực dưới và phía sau của khối u .

3. Chẩn đoán

3.1. Chẩn đoán nguyên nhân: Tràn dịch màng tinh hoàn là phản ứng của một bệnh trong bìu như

- Viêm mào tinh hoàn do lao

- Ung thư tinh hoàn Giang mai

- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân

3.2. Chẩn đoán phân biệt

- U nang thừng tinh: Tinh hoàn cách biệt với u nang

- U mào tinh hoàn : Sờ được tinh hoàn nằm phía dưới

- Xoắn tinh hoàn : Là bệnh cấp tính bệnh nhân đau dữ dội, bìu màu tím

- Thoát vị bẹn

4. Xử trí: Cần phát hiện để gửi tuyến trên để phẫu thuật.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Dấu hiệu Sebileau trong tràn dịch màng tinh hoàn:

A- Âm tính khi không sờ thấy tinh hoàn.

B- Âm tính khi không sờ thấy màng tinh hoàn. C- Dương tính khi không sờ thấy tinh hoàn.

D- Dương tính khi không sờ thấy màng tinh hoàn.

Câu 2: Chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn:

A- Là phản ứng của một bệnh trong bìu như: Viêm mào tinh hoàn nhiễm khuẩn.

Ung thư tinh hoàn, lậu và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

B- Là phản ứng của một bệnh trong bìu như: Viêm mào tinh hoàn do lao. Ung thư mào tinh hoàn, lậu và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

C- Là phản ứng của một bệnh trong bìu như: Viêm mào tinh hoàn nhiễm khuẩn.

Ung thư mào tinh hoàn, giang mai và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

D- Là phản ứng của một bệnh trong bìu như: Viêm mào tinh hoàn do lao. Ung thư tinh hoàn, giang mai và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Câu 3: Xử trí tràn dịch màng tinh hoàn ở y tế cơ sở:

A- Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, tăng cường sinh tố...

B- Chọc hút dịch, dùng thuốc chống viêm dính màng tinh hoàn. C- Chuyển lên tuyến trên để phẫu thuật.

D- Chích rạch tháo dịch, đặt dẫn lưu.

Bài 82

TRĨ


MỤC TIÊU

1. Trình bày được triệu chứng của bệnh trĩ

2. Trình bày được biện pháp đề phòng và điều trị ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG

Trĩ là hiện tượng giãn tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

Trĩ có thể là một bệnh. Nhưng trĩ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác . Có các yếu tố gây ra trĩ:

- Do ứ trệ tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, gặp ở bệnh nhân xơ gan, lách to, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, khối u ở tiểu khung, phụ nữ có thai. Tất cả nguyên nhân kể trên làm cản trở lưu thông máu ở tĩnh mạch, dần dần làm tĩnh mạch giãn ra thành trĩ.

- Do viêm nhiễm hậu môn.

- Do táo bón.

- Do kiết lỵ.

- Người béo phệ hay bị trĩ.

Hình 8 2 1 Tĩnh mạch trực tràng Hình 82 2 Búi trĩ Trĩ được chia ra Trĩ nội Búi 4Hình 8 2 1 Tĩnh mạch trực tràng Hình 82 2 Búi trĩ Trĩ được chia ra Trĩ nội Búi 5

Hình 8 2.1. Tĩnh mạch trực tràng Hình 82.2. Búi trĩ


Trĩ được chia ra:

- Trĩ nội: Búi trĩ trên cơ thắt.

- Trĩ ngoại: Búi trĩ dưới cơ thắt. Trĩ có thể gây các biến chứng:

- Chảy máu kéo dài gây thiếu máu.

- Huyết khối búi trĩ.

- Rối loạn chức năng cơ thắt.

- Nứt hậu môn, viêm dò hậu môn trực tràng.

1. Triệu chứng

1.1. Triệu chứng cơ năng

1.1.1. Ỉa ra máu

- Đỏ tươi, thường ra cuối bãi.

- Thành một vệt ở ngoài phân.

- Có khi chảy nhiều giọt.

1.1.2. Có cảm giác nặng, tức ở hậu môn

1.1.3. Sa búi trĩ: Nếu bị lâu búi trĩ sa xuống sau mỗi lần đi ngoài hoặc ho. Bệnh nhân có thể đẩy búi trĩ lên hay nó tự co lên.

1.1.4. Đi ngoài đau: Khi bị viêm, nứt hậu môn. Sau mỗi lần đi ngoài đau rát ở hậu môn.

Hình 82 3 Trĩ ngoại Hình 82 4 Viêm loét búi trĩ 1 2 Triệu chứng thực thể Khám ở 6Hình 82 3 Trĩ ngoại Hình 82 4 Viêm loét búi trĩ 1 2 Triệu chứng thực thể Khám ở 7

Hình 82.3. Trĩ ngoại Hình 82.4. Viêm loét búi trĩ


1.2. Triệu chứng thực thể: Khám ở tư thế phủ phục.

1.2.1. Bệnh nhân rặn: Nhìn thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Màu tím sẫm. Từng đám bùi nhùi, ấn vào búi xẹp, mềm , không đau.

1.2.2. Trĩ ở trong (còn gọi là trĩ nội): Phải soi hoặc thăm trực tràng. Khi soi sẽ nhìn thấy tĩnh mạch giãn to. Có thể kèm theo viêm hậu môn, viêm loét búi trĩ.


Hình 82 5 Tư thế khám trĩ Hình 82 6 ống soi hậu môn Hình 82 7 Soi hậu môn 1 3 Khám 8

Hình 82.5. Tư thế khám trĩ


Hình 82 6 ống soi hậu môn Hình 82 7 Soi hậu môn 1 3 Khám toàn thân Cần khám các 9

Hình 82.6. ống soi hậu môn


Hình 82 7 Soi hậu môn 1 3 Khám toàn thân Cần khám các cơ quan như Gan lách đo 10

Hình 82.7. Soi hậu môn

1.3. Khám toàn thân: Cần khám các cơ quan như: Gan, lách, đo huyết áp, tim. Để tìm nguyên nhân gây nên trĩ.

2. Điều trị và phòng bệnh ở cơ sở

2.1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

- Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

- Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

- Uống nước đầy đủ.

- Ăn nhiều chất xơ.

- Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi

bộ…

- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ

2.2. Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

2.3. Điều trị bằng thủ thuật:

2.3.1. Tiêm xơ:

- Là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ có kinh nghiệm với kỹ thuật vững vàng mới cho kết quả tốt và tránh được các biến chứng. Mục đích chính của tiêm xơ là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu chứng chảy máu.

- Tiêm xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2, Trong kỹ thuật tiêm xơ cần chú ý một số việc:

- Sử dụng đúng loại kim: Kim dài, có ngạnh chặn ở gần đầu kim để tránh xuyên thấu sâu, nếu có kim gập góc thì rất tốt, ống tiêm chuyên dùng. Thuốc tiêm xơ thường dùng hiện nay là dầu phenol và polidocanol.

- Vị trí tiêm là ở gốc búi trĩ, nằm trên đường lược và ở đáy búi trĩ. Khối lượng thuốc bơm khoảng 3-5 ml, bom chậm, trong lúc bom thuốc nếu thấy chỗ tiêm đổi màu trắng là tiêm vào lớp thượng bì, ngừng tiêm ngay vì sẽ gây biến chứng loét hoại tử sau tiêm. Vị trí tiêm thông thường là ở 4giờ , 7giờ và 11giờ.

- Biến chứng:

* Chảy máu chỗ tiêm: nếu phát hiện trong lúc tiêm dùng gạc đè vào, nếu không giảm dùng dụng cụ thắt trĩ bằng vòng cao su thắt vùng chảy máu.

* Tiêm vào tuyến tiền liệt: trong trường hợp tiêm quá sâu ở vị trí 11giờ-1giờ có thể gặp biến chứng bí tiểu, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, rò hậu môn âm đạo…

2.3.2. Thắt trĩ bằng vòng cao su:

- Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn.

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí