Nhận Thức Về Mục Tiêu Của Hoạt Động Dạy Học Các Chủ Đề Tự Chọn .

2.3.1.3. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn.

Bảng 2.13. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn



Nội dung


Nhóm đánh giá

Mức độ nhận thức

Đồng ý

Không

đồng ý

TB (x,

y)

1. Củng cố, hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh đã học trong chương trình chính khóa.

CBQL

TS

10

8

0,56

%

55,6

44,4

GV

TS

28

34

0,45

%

45,2

54,8


2. Nâng cao được một số vấn đề học sinh đã học nhưng chưa có điều kiện mở rộng.

CBQL

TS

7

11

0,38

%

38,9

61,1

GV

TS

20

42

0,32

%

32,3

68,7


3. Phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề của học sinh.

CBQL

TS

5

13

0,29

%

27,8

72,2

GV

TS

12

50

0,19

%

19,4

80,6

4. Kích thích tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, kích thích năng lực vận dụng kiến thức.

CBQL

TS

6

12

0,33

%

33,3

66,7

GV

TS

20

42

0,32

%

32,3

67,7


5.Thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.

CBQL

TS

2

16

0,11

%

11,1

88,9

GV

TS

11

51

0,18

%

17,7

82,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 7

Mục tiêu của dạy học tự chọn ở trường THPT là hệ thống hoá được các kiến thức và kỹ năng đã học trong chương trình chính khoá; nâng cao một số vấn đề đã học nhưng chưa có điều kiện mở rộng, nâng cao trong chương trình chính khoá và phát triển tư duy; bồi dưỡng năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và kích thích tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.

Từ nội dung của mục tiêu trên đối chiếu với kết quả khảo sát trong bảng 2.13 cho thấy chỉ có tiêu chí "củng cố, hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng cho học sinh đã học trong chương trình chính khoa" có tỷ lệ 55,6% CBQL và 45,2% GV đồng ý, 44,4% CBQL và 54,8% GV không đồng ý, các tiêu chí còn lại đều được CBQL và GV cho rằng "không đồng ý" trên 60%. Như vậy nhận thức về mục tiêu dạy học các chủ đề tự chọn ở CBQL và GV so với mục tiêu đã được quy định là chưa đảm bảo và chưa được quán triệt một cách sâu sắc dễ dẫn đến việc xây dựng nội dung chương trình, tổ chức hình thức dạy học không phù hợp, điều này sẽ làm hiệu quả không cao;

chỉ có tiêu chí 1 được đánh giá cao hơn các tiêu chí còn lại (x= 0,56; y = 0,45) chứng tỏ rằng HĐDH các chủ đề tự chọn được xem là thời gian để củng cố kiến thức, phụ đạo học sinh yếu kém.

2.3.2. Thực trạng thực hiện hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn

Căn cứ vào cơ sở lý luận về HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT đã được trình bày ở chương 1, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá thực trạng HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Khảo sát về mức độ thường xuyên có 04

mức độ là:

Khảo sát về mức độ hiệu quả có

4 mức độ là:

+ Điểm 4: rất thường xuyên

+ Điểm 4: rất hiệu quả

+ Điểm 3: thường xuyên

+ Điểm 3: hiệu quả

+ Điểm 2: thỉnh thoảng

+ Điểm 2: ít hiệu quả

+ Điểm 1: không thực hiện

+ Điểm 1: không hiệu quả

- Điểm trung bình (ĐTB) của CBQL: x và của GV: y

2.3.2.1. Thực trạng việc thực hiện nội dung dạy học theo các chủ đề tự chọn

Việc xây dựng nội dung dạy học các chủ đê tự chọn thể hiện qua bảng 2.17 như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng về xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề tự chọn


Nội dung

Nhóm

đánh giá

Mức độ thực hiện

Không

TB (x, y)


1. Giáo viên phụ trách chủ đề tự xây dựng nội dung và Ban giám hiệu phê duyệt.

CBQL

TS

11

6

0,61

%

61,1

38,9

GV

TS

36

26

0,58

%

58,1

41,9


2. Tổ bộ môn tổ chức xây dựng nội dung dạy học theo các chủ đề tự chọn.

CBQL

TS

3

15

0,18

%

16,7

83,3

GV

TS

9

53

0,15

%

14,5

85,5

3. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường.

CBQL

TS

0

18

0,0

%

0,0

100

GV

TS

0

62

0,0

%

0,0

100


4. Bám sát vào những hướng dẫn của Sở GD & ĐT.

CBQL

TS

15

3

0,83

%

83,3

16,7

GV

TS

40

22

0,65

%

64,5

35,5


5. Học sinh yếu phần nào thì dạy phần đó.

CBQL

TS

8

10

0,44

%

44,4

55,6

GV

TS

12

50

0,19

%

19,4

80,6

Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy rằng, việc xây dựng nội dung chương trình dạy học theo các chủ đề tự chọn ở các trường THPT ở huyện Bắc Sơn chưa có sự đồng bộ. Kết quả trải đều trên các nội dung khảo sát. Trong đó có 100% CBQL và 100% Giáo viên cho rằng Hiệu trưởng không thực hiện việc ra quyết định thành lập Ban xây dựng nội dung dạy học chủ đề tự chọn của trường. Kết quả khảo sát chứng tỏ việc xây dựng chương trình dạy học các chủ đề tự chọn còn mang tính độc lập, chưa có sự thống nhất và chưa có sự điều hành, quản lý cụ thể tại mỗi đơn vị trường THPT trong huyện.

Ngoài ra, khi quan sát thực tế cũng như qua phỏng vấn một số Giáo viên, đồng thời với kết quả khảo sát tôi được biết rằng một số đơn vị chấp nhận để Giáo viên dạy tự chọn soạn nội dung theo quan điểm " học sinh yếu phần nào thì dạy phần đó", còn việc kiểm duyệt chỉ thực hiện khi có yêu cầu. Do vậy, rất khó đánh giá tính khả thi của nội dung chương trình. Kết quả khảo sát bằng phiếu cũng cho thấy đa số CBQL và Giáo viên chưa xác định được cụ thể nội dung của các chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao và chủ đề đáp ứng trong dạy học tự chọn.

2.3.2.2. Phương pháp dạy học theo các chủ đề tự chọn

Thực hiện đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo viên THPT trong giai đoạn đổi mới GD THPT hiện nay, đặc biệt trong thời đại mà công nghệ thông tin hầu như chiếm lĩnh các lĩnh vực trong đời sống. Qua báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017, quan sát trường lớp, các phiếu khảo sát và trao đổi với CBQL và Giáo viên 02 trường THPT trong huyện Bắc Sơn cho thấy việc vận dụng đổi mới PPDH của Giáo viên THPT đã làm cho HS thích thú, dễ tiếp thu, khắc sâu kiến thức được học; học sinh phát huy được tính năng động, sáng tạo và hình thành thói quen tự học, tự bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, việc vận dụng đổi mới PPDH của một số Giáo viên còn chậm, chưa nhuần nhuyễn, chưa bao quát hết các đối tượng học sinh. Khi áp dụng các PPDH tích cực thì hầu như chỉ có học sinh khá giỏi tham gia hoạt động tích cực còn học sinh yếu kém vẫn chưa phát huy được năng lực của mình.

Quá trình thực hiện đổi mới PPDH giáo viên THPT gặp không ít khó khăn:

- GV phải tốn nhiều thời gian dành cho việc soạn giảng đặc biệt là soạn giảng bằng công nghệ thông tin.

- CSVC thiếu thốn, không đủ chuẩn để thực hiện PPDH mới như: bàn ghế thiết kế chưa phù hợp cho hoạt động nhóm học tập, thiếu phòng máy chiếu projector,... thiếu sân chơi, bãi tập, khu thực hành để thực hiện các hoạt động thực hành, trực quan.

Thực trạng việc sử dụng các PPDH các chủ đề tự chọn được thể hiện qua bảng 2.18.

Bảng 2.15. Thực trạng về việc sử dụng các PPDH theo các chủ đề tự chọn



1


Các PPDH truyền thống

Mức độ thực hiện

(TB)

Kết quả thực hiện

(TB)

CBQL

GV

CBQL

GV

a

Thuyết trình

3,40

2,82

2,74

2,86

b

Đàm thoại

3,63

3,35

3,16

3,25

c

Trực quan

3,00

3,09

3,63

3,42

d

Thực hành

2,95

2,97

3,49

3,35

2

Các PPDH tích cực

a

Thuyết trình nêu vấn đề

2,51

2,53

3,16

3,11

b

Đàm thoại, gợi mở, tìm tòi

3,28

3,10

3,51

3,25

c

Giải quyết vấn đề

2,65

2,72

3,23

3,16

d

Thảo luận nhóm

3,37

3,32

3,28

3,33

e

Đóng vai

2,12

1,84

1,95

2,11

f

Tình huống

2,49

2,13

2,77

2,63

Kết quả khảo sát cho thấy trong các PPDH truyền thống thì phương pháp đàm thoại được thực hiện "rất thường xuyên" (ĐTB: X = 3,63; y = 3,35), kết quả thực hiện là "hiệu quả" (ĐTB: X = 3,16; y = 3,25). Tuy nhiên, phương pháp trực quan được sử dụng ít hơn phương pháp đàm thoại về mức độ (ĐTB: X = 3,00; y = 3,09) nhưng hiệu quả lại cao hơn (ĐTB: X = 3,63; y = 3,42). Trong các PPDH tích cực thì phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng với mức độ "thường xuyên" (ĐTB: X = 3,37; y = 3,32), kết quả thực hiện là "hiệu quả" (ĐTB: X = 3,28; y = 3,33). Phương pháp đàm thoại, gợi mở, tìm tòi cũng được sử dụng "thường xuyên" (ĐTB: X = 3,28; y = 3,10), kết quả thực hiện là "hiệu quả" (ĐTB: X = 3,51; y = 3,25). Các phương pháp khác cũng được quan tâm nhưng chưa nhiều. Một vài phương pháp chưa được thực hiện tốt, chẳng hạn: phương pháp đóng vai với mức độ ít thường xuyên (ĐTB: X

= 2,12; y = 1,84) và ít hiệu quả (ĐTB: X = 1,95; y = 2,11); phương pháp tình huống với điểm trung bình là 2,49 và 2,13 và hiệu quả là 2,77 và 2,63. Từ phân tích trên đã cho thấy được việc đổi mới PPDH nói chung và dạy học theo các chủ đề tự chọn nói riêng cũng đối mặt với một số khó khăn. Việc này có thể do nhận thức của HS chưa đầy đủ về mục tiêu và ý nghĩa của HĐDH loại hình này nên đã gây khó khăn cho người dạy khi sử dụng các PPDH tích cực.

2.3.2.3. Hình thức tổ chức dạy học theo các chủ đề tự chọn

Bảng 2.16. Thực trạng về hình thức tổ chức dạy học theo các chủ đề tự chọn



Nội dung

Nhóm đánh giá

Mức độ thực hiện

Không

TB

(x, y)


1. Dạy học các chủ đề tự chọn theo lớp.

CBQL

TS

14

4

0,78

%

77,8

22,2

GV

TS

36

26

0,58

%

58,1

41,9


2. Dạy học các chủ đề tự chọn theo khối lớp có cùng chủ đề tự chọn.

CBQL

TS

5

13

0,28

%

27,8

72,2

GV

TS

22

40

0,36

%

35,5

64,5

3. Chia lớp thành các nhóm, học sinh thực hiện theo nhóm với sự hướng dãn chung của giáo viên.

CBQL

TS

2

16

0,11

%

11,1

88,9

GV

TS

7

55

0,10

%

11,3

88,7

4. Tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế, viết báo cáo và cho học sinh trình bày kết quả thu được.

CBQL

TS

1

17

0,06

%

5,6

94,4

GV

TS

4

58

0,07

%

6,5

93,5


5. Không có gì khác so với dạy học chính khóa.

CBQL

TS

3

15

0,17

%

16,7

83,3

GV

TS

9

53

0,15

%

14,5

85,5

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.16. cho thấy:

- Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là dạy học theo lớp có 77,8% số CBQL và 58,1% số Giáo viên được hỏi thực hiện hình thức dạy học này, điểm trung bình là (x

= 0,78, y = 0,58) hoặc khối lớp có cùng chủ đề (x = 0,28; y = 0,36), chứng tỏ hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn vẫn thực hiện theo kiểu truyền thống, hình thức học không mới, chưa hấp dẫn làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán dẫn đến HĐDH theo các chủ đề tự chọn này có kết quả không cao.

- Các hình thức dạy học khác chưa được quan tâm nhiều. Qua trò chuyện và tìm hiểu thực tế các trường thì việc tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế, viết báo cáo và cho học sinh trình bày kết quả thu được đối với HĐDH tự chọn nói riêng và hoạt động học tập nói chung chưa được thực hiện. Việc tham quan học tập chỉ tổ chức cuối năm dành cho những học sinh có nhiều thành tích và mang tính tham quan là chủ yếu. Nguyên nhân của việc này là do điều kiện CSVC, kinh phí của nhà trường thấp dẫn đến công tác tổ chức loại hình này gặp nhiều khó khăn.

2.3.2.4. Hiệu quả của hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn tự chọn

Bảng 2.17. Hiệu quả của hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn



STT


Nội dung

Hiệu quả

CBQL

Giáo viên

SL

%

SL

%

1

Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm rõ rệt, học

sinh khá giỏi tăng

13

72,2

37

59,7

2

Học sinh năng động, sang tạo, tích cực

trong học tập

1

5,6

14

22,6

3

Học sinh cảm thấy mệt mỏi do tăng thêm

tiết học

0

0

7

11,3

4

Không có gì thay đổi so với khi chưa tổ

chức dạy tự chọn

4

22,2

4

6,4

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.17. cho thấy:

Hiệu quả của HĐDH các chủ đề dạy học các chủ đề tự chọn là thiết thực, cải thiện được kết quả học tập của học sinh (CBQL: 72,2%, GV: 59,7%). Qua báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016 và năm học 2016- 2017 của các trường THPT huyện Bắc Sơn cho thấy tỷ lệ HS giỏi tăng 0,4% và tỷ lệ HS bị xếp loại yếu kém về học lực giảm 8,2%; HS giỏi bộ môn và HS giỏi thí nghiệm thực hành cấp huyện tăng 22 HS và cấp tỉnh tăng 17 HS [1]. Tuy nhiên, tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh chưa được cải thiện nhiều (CBQL: 5,6%, GV: 22,6%). Kết quả khảo sát này chênh lệch khá lớn, có thể là do GV chỉ nhận định vấn đề dựa vào kết quả học sinh có được mà chưa quan tâm đến sự phát triển kỹ năng của học sinh; ngược lại, CBQL rất chú ý việc đánh giá vấn đề này. Từ kết quả này chúng tôi nhận định rằng HĐDH theo các chủ đề tự chọn chưa đạt được đầy đủ những yêu cầu của mục tiêu sau khi tham gia lớp học tự chọn như:

- Hệ thống hoá các kiển thức và kỹ năng đã học trong chương trình chính khoá.

- Nâng cao được một số vấn đề đã học nhưng chưa có điều kiện mở rộng, nâng cao trong chương trình chính khoá.

- Phát triển tư duy; bồi dưỡng năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và kích thích tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn

Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn được thể hiện qua bảng 2.18 cho thấy:

Tiêu chí 1: "Xây dựng kế hoạch chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn của ban giám hiệu" được đánh giá ở mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,42; y = 3,48), mức độ hiệu quả là "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,26; y = 3,42).

Qua khảo sát thực tế ở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của CBQL cho thấy kết quả ở phiếu điều tra là phù hợp. Hầu hết CBQL đã chú trọng đến việc xây dựng chương trình, làm cơ sở để Giáo viên thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT và để quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH theo các chủ đề tự chọn đối với giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL chưa coi trọng biện pháp này nên giáo viên lúng túng trong việc thực hiện tiến độ chương trình và xây dựng chương trình theo quy định nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Ở một số bộ môn không tổ chức dạy học theo các chủ đề tự chọn thì kế hoạch này không thực hiện dẫn đến tính không đồng bộ trong việc thực hiện kế hoạch chung. Trường hợp có xây dựng được kế hoạch quản lý HĐDH dạy học các chủ đề tự chọn thì nội dung kế hoạch chưa đầy đủ, thực hiện chủ yếu để hoàn thành thủ tục hồ sơ sổ sách, chưa đảm bảo được tính hệ thống, thiếu tính ứng dụng và chưa đáp ứng được nhu cầu khoa học, phù hợp, khả thi. Khâu kiểm tra và duyệt kế hoạch trước khi triển khai thực hiện chỉ dừng lại ở mức độ ký xác nhận kế hoạch, chưa thực hiện được việc cộng đồng trách nhiệm, trao đổi, thống nhất xây dựng kế hoạch đồng bộ và toàn diện.

Bảng 2.18. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH theo các chủ đề tự chọn‌

Số TT


Nội dung

Mức độ thực

hiện (TB)

Kết quả thực

hiện (TB)

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Xây dựng kế hoạch chương trình HĐDH

các chủ đề tự chọn của ban giám hiệu.

3,42

3,48

3,26

3,42


2

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn theo thời

gian (Tuần, tháng, năm) của các bộ phận.


3,12


3,38


3,05


3,37

3

Xác định các chủ đề tự chọn cho từng

năm, học kỳ, tháng, tuần.

3,07

3,19

3,02

3,14

4

Quy định kế hoạch dạy học các chủ đề tự

chọn cho từng lớp trong học kỳ, năm học.

3,12

3,24

3,00

3,18


5

Tổ chức xây dựng chương trình dạy học

các chủ đề tự chọn cho từng môn học, khối lớp.


2,80


3,19


2,74


3,18

6

Duyệt kế hoạch, chương trình HĐDH các

chủ đề tự chọn theo định kỳ thời gian.

3,02

3,22

2,86

3,18

Tiêu chí 2: "Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn theo thời gian (tuần, tháng, năm) của các bộ phận" như TTCM, Giáo viên được phân công dạy học các chủ đề tự chọn có kết quả đánh giá ở mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,12; y = 3,38), mức độ hiệu quả là "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,05; y = 3,37).

Nhưng theo kết quả phỏng vấn trực tiếp các TTCM và giáo viên cùng với việc nghiên cứu hồ sơ quản lý của TTCM, tác giả nhận thấy việc xây dựng chương trình của ở các tổ chuyên môn còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức. Nhiều tổ trưởng lúng túng trong xây dựng kế hoạch, chương trình cũng như trong việc triển khai và điều hành hoạt động chuyên môn nói chung và HĐDH các chủ đề tự chọn nói riêng. Do vậy, việc bảo đảm tính hệ thống, liên tục, khoa học và chủ động trong phương pháp và nội dung truyền đạt của GV cho học sinh học các chủ đề tự chọn còn nhiều hạn chế.

Tiêu chí 3: "Xác định các chủ đề tự chọn cho từng năm, học kỳ, tháng, tuần". Kết quả được đánh giá ở mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,07; y = 3,19),

mức độ hiệu quả "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,02; y = 3,19).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022