Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 8


sử, các vết tích của những đợt khai quật. Toàn bộ hệ thống rừng nguyên sinh quanh khu vực hang hầu như còn giữ được nguyên vẹn, với nhiều loài cây gỗ quý, có đường kính lớn. Đặc biệt, tại đây còn khá nhiều động vật hoang dã như: khỉ, gấu, hoẵng, nai rừng...

Để đến với hang Con Moong, du khách có thể đi bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Những người yêu thích khám phá rừng Quốc gia Cúc Phương thì có thể băng qua đường rừng này (theo sự hướng dẫn của các tour du lịch từ tỉnh Ninh Bình) để vào hang.

Nếu đi đường bộ, xuất phát từ TP Thanh Hóa lên thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) theo quốc lộ 1A, 217, bạn sẽ tiếp tục vào xã Thành Yên để đến với hang này. Còn nếu du khách từ Hà Nội vào, hoặc từ các tỉnh phía Nam ra trên đường Hồ Chí Minh thì đến đoạn qua xã Thạch Quảng, (Thạch Thành) sẽ có đường vào hang.

Giá trị nổi bật nhất của hang Con Moong là lần đầu tiên phát hiện ra địa tầng có dấu vết của quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử từ đá cũ đến đá mới, từ săn bắn hái lượm đến trồng trọt. Sự phát triển này là một thành tựu văn hóa vĩ đại của nhân loại.

Những di tích liên quan như động người Xưa, hang Đắng, mái đá Mộc Long, hang Lai... quanh khu vực cùng với hang Con Moong tạo thành quần thể di tích cho thấy một cộng đồng dân cư cư trú trong một thung lũng rộng lớn, có sự thay đổi về dân số, vị trí cư trú và phương thức sản xuất. Chính các cư dân ở đây đã góp phần tạo dựng nên văn hóa Đa Bút (huyện Vĩnh Lộc) - là văn hóa của cư dân đầu tiên chiếm lĩnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ, tạo dựng nên một nền văn hóa ngoài trời.

Có thể nói, hang Con Moong đặt trong quần thể của Vườn quốc gia Cúc Phương, với 'thiên thời, địa lợi', còn nguyên vẹn, hoang sơ và kỳ bí là một trong những điều kiện thuận lợi để UNESCO xem xét, công nhận trở thành di sản thế giới. Bên cạnh đó, cuộc sống của cư dân bản địa (dân tộc Mường), với những nét đẹp văn hóa truyền thống trong sinh hoạt, giao tiếp sẽ là một trong những “điểm nhấn” để thu hút khách du lịch đến với nơi đây.


Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thành nhà Hồ, còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, là kinh đô của nước Đại Việt - vương triều Trần từ năm (1389 - 1400) và kinh đô của nước Đại Ngu - vương triều Hồ từ năm (1400 - 1407).

Trải qua hơn 600 năm, tòa thành kỳ vĩ này vẫn trường tồn với thời gian. Cách đây tròn một năm, vào tháng 6/2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của tổ chức UNESCO tổ chức tại Paris (Pháp), Thành nhà Hồ được tôn vinh là Di sản văn hóa của nhân loại. Đây là sự ghi nhận cho những nét đặc sắc mang tầm vóc và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản, là niềm tự hào không chỉ của người dân xứ Thanh mà đó là sự minh chứng cho trình độ văn minh của người Việt đã phát triển từ rất sớm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Kinh đô có nhiều vòng thành bao bọc lẫn nhau và mở cửa chính về phía Nam, chính điện thiết triều ở giữa…với hai bức tường thành phía Bắc - Nam dài 877m, phía Đông - Tây dài 880m. Toàn bộ tòa thành được lắp ghép bằng những khối đá lớn khổng lồ hình chữ nhật chồng khít lên nhau, tường thành có chiều cao từ 5 - 6m, điểm cao nhất là 10m. Bốn cổng thành được ghép đá theo hình vòm mở ra ở chính giữa, riêng cửa phía Nam có 3 vòm cuốn.

Ngoài diện tích rộng 155,6 ha nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt, Di sản Thành nhà Hồ còn được bao bọc bởi vùng đệm rộng 5.078,5ha trải dài trên địa bàn 8 xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lộc. Qua nhiều lần tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dưới lòng đất trong khu vực nội thành vẫn còn lưu giữ dấu vết của nhiều công trình quan trọng khác như: Điện Hoàng Nguyên, cung Phù Cực, Tây Thái miếu...

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 8

Cách thành chính khoảng 2km, Hồ Hán Thương cho lập đàn tế Nam Giao vào năm 1402 để phục vụ lễ tế trời đến nay được khai quật hoàn chỉnh cho thấy khu đàn còn khá nguyên vẹn.

Nét độc đáo trong nghệ thuật lắp ghép những khối đá khổng lồ, trong khoảng thời gian thi công ngắn nhất, có độ bền vững nhất, được xếp vào bậc nhất không chỉ


trong nước mà trong khu vực Đông Nam Á. Các chuyên gia của UNESCO thừa nhận rằng, chưa có một tòa hoàng thành bằng đá nào tương tự ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Khu văn hoá Hàm Rồng, thuộc địa phận phía Bắc thành phố Thanh Hoá, đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng từ thời tiền sử, đồng thời cũng là một địa danh ghi dấu lịch sử oai hùng của dân tộc ta.

Xưa kia, khi chưa có cầu, nhân dân hai bờ qua lại bằng đò ngang. Đầu thế kỷ 20, C.A Ra Gông - một chuyên gia về cầu ở Đông Dương, khi khảo sát để bắc cầu, đã nêu ra những cái khó ở đoạn sông Hàm Rồng: đáy sông đầy hang huyệt, nên không thể xây trụ giữa được, lũ lụt hàng năm không cho phép kéo dài thời gian thi công trên mặt nước Chính vì thế thực dân Pháp phải xây cầu treo, hai kỹ sư người Pháp là Đay - Đê và Pillê thiết kế, chỉ đạo thi công, cầu treo gối lên sườn hai ngọn Châu Phong (bờ Bắc) và Mắt Rồng (bờ Nam). Cầu treo hình cánh cung bán nguyệt thi công trong 4 năm (1904 - 1908). Khẩu độ hẹp ô tô và tàu hoả không thể qua một lúc được. Chiếc cầu cánh cung xưa và cầu thép có trụ hiện nay là điểm trung tâm của toàn cảnh Hàm Rồng.

Kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chiếc cầu đó đã làm giảm uy lực của không quân Hoa Kỳ, 117 máy bay tối tân của Mỹ đã bị quân dân ta bắn cháy, vùi xác dưới đáy sông. Cây cầu thép hiện nay đang sử dụng đã được các kỹ sư Việt nam sửa lại năm 1974, hàng ngày vẫn soi bóng xuống lòng sông chói ngời dấu ấn chiến thắng.

Và cho đến nay, Hàm Rồng còn ghi thêm kỳ tích bắc cầu Hoàng Long cách cầu cầu Hàm Rồng cũ 500 mét về phía hạ lưu sông Mã. Cầu độ thông bốn nhịp vượt qua sông Mã dài 380 mét, có khẩu độ thông thuyền lớn nhất dài 130 mét. Hai trụ dưới dòng sông đạt kỷ lục về chiều sâu, nền móng. Hai cây cầu vươn mình bắc qua dòng sông vốn hùng mạnh làm tăng thêm vẻ đẹp và sự bề thế cho cảnh quan nơi đây.

Khu di tích Lam Kinh, Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52km về phía Tây Bắc.


Nơi đây là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Minh, để dành lại độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam ở thế kỷ thứ XV, là quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi (1385- 1433) và một số danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lai, Lê Thạch, Lê Khôi... Lam Kinh còn là nơi thờ cúng quy mô và có cả bia, mộ của một số vua và hoàng hậu nhà Hậu Lê. Tất cả các bia, mộ này đều quay về một hướng, được đặt trên lưng rùa, kiểu dáng uy nghi, bệ vệ và đều có trang trí hoa văn rồng, mây, hoa, lá khá đẹp.

Trước kia, đường đi tới Lam Kinh phải qua cầu phà khó khăn. Nhưng hiện nay du khách có thể đến nơi đây bằng đường bộ một cách dễ dàng, hoặc nếu có thời gian thì đi thuyền theo đường thủy, dọc sông Mã, sông Chu, để có thể thưởng ngọn phong cảnh hai bên bờ.

Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng 8 Âm lịch, nhân dân khắp nơi đã nô nức kéo về Lam Kinh để dự lễ tưởng niệm công đức của vị anh hùng cứu nước Lê Lợi, đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công giành lại độc lập và xây dựng đất nước. Vì vậy mới có câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.

Người về dự lễ, ngoài việc thắp hương tưởng niệm, tham quan một khu thắng cảnh và di tích lịch sử quý giá, còn được xem trình diễn các điệu múa, trò chơi truyền thống như điệu múa Xuân Phả, trò chơi Bình Ngô phá trận…, nghe tiếng cồng, chiêng, trống, cất lên cùng với giọng đọc bài cáo Bình Ngô âm vang giữa núi rừng thiêng liêng hào hùng, du khách còn được thưởng thức một số đặc sản của địa phương như bưởi, mía, ổi, đường Lam Sơn và bánh gai Tứ Trụ vốn nổi tiếng từ xưa. Với mục đích xây dựng Khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện

Thọ Xuân) trở thành trọng điểm du lịch ở xứ Thanh, hiện nay tỉnh Thanh Hoá đang gấp rút tiến hành Dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Đây là dự án lớn mà tỉnh Thanh Hoá thực hiện với mong muốn khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời tri ân triều đại Hậu Lê đã có công dựng nước và giữ nước.


Theo Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, năm 2011 là năm đầu tiên trong lộ trình 5 năm Thanh Hoá tiến hành phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh - đây là hạng mục có quy mô to lớn và cũng là công trình quan trọng nhất trong Khu Di tích Lam Kinh.

Với chức năng của Chính điện Lam Kinh là nơi hành lễ, Khu chính điện Lam Kinh sẽ được bảo tồn, phỏng dựng trên cơ sở nền móng, chân tảng và thềm rồng còn lại với hình thức kiến trúc gỗ truyền thống thời Lê Trung Hưng xuất lộ trên mặt đất, di chỉ kiến trúc thời Lê dưới lòng đất.

Đặc biệt, bề mặt kết cấu gỗ khu Chính điện sẽ được trang trí hình rồng và hoa lá thời Lê. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là chính điện lớn nhất hiện có trên nước ta cho đến thời điểm này.

Số tiền mà UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư bảo tồn và phỏng dựng Chính điện Lam Kinh là 114,8 tỷ đồng. Hiện Sở VHTTDL Thanh Hoá đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng khởi công, đáp ứng yêu cầu tiến độ kế hoạch đề ra.

Đền Độc Cước là đền thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần. Đường lên đền là 40 bậc bằng đá. Tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Năm 1962 đền được Bộ Văn hóa, Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Các lễ hội:

Lễ hội Khai Hạ - lễ hội gắn với truyền thuyết suối cá thần và truyền thuyết dựng bản, lập Mường. Hằng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng, dân làng Lương


Ngọc lại tổ chức Lễ Khai Hạ để tưởng nhớ vị thần đã cứu dân làng khỏi hiểm hoạ, ban cho dòng suối mát, dân có nguồn nước trong sạch để ăn, mùa màng tươi tốt.

Tại lễ hội có các hình thức diễn xướng, các trò dân ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn độc đáo như: xường trai gái, hát ru, tung còn, phường bùa, trống dàm, múa puồn puông…được người dân thể hiện mang đậm dấu ấn văn hoá Mường.

Đến với lễ hội Khai Hạ, ngoài tham quan, vãn cảnh, du khách còn có dịp được khám phá, tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hoá của đồng bào Mường xứ Thanh.

Lễ hội Lam Kinh là lễ hội mang tính lịch sử gắn liền với triều đại nhà Lê mà người khởi đầu là Lê Thái Tổ. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn, có tầm ảnh hưởng tín ngưỡng rộng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: 21, 22 và 23/8 âm lịch hàng năm tại khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê.

Về với lễ hội Lam Kinh, du khách sẽ được tìm hiểu những nghi thức tế lễ cổ truyền trong lễ hội mang đậm dấu ấn lịch sử thời Lê; được hoà mình trong không khí tưng bừng của các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống của xứ Thanh như: trò Xuân Phả, trò Chiềng, trò Sanh Ngô, trò Chuộc, trò Rủn, điệu hát múa rí ren dân ca Đông Anh, dân ca Sông Mã, biểu diễn cồng chiêng, kéo chữ, múa kiếm, đẩy gậy, ném còn, bắn cung, chọi gà, đi cà kheo, thi đấu vật, đấu võ dân tộc, hội trại các làng văn hoá, các tiết mục tuồng chèo, chương trình ca nhạc tân cổ giao duyên… tham quan các gian trưng bày hiện vật, cổ vật thời Lê, thưởng thức các món ăn đặc sắc của xứ Thanh như chè lam Phủ Quảng, bánh răng bừa, bánh gai Tứ Trụ, nem thính Thọ Xuân.

Lễ hội đền Tép gắn liền với lễ hội Lam Kinh, nằm trong hệ thống lễ hội Lam Kinh. Lễ hội được diễn ra vào ngày 21/8 âm lịch hằng năm, trước lễ hội Lam Kinh một ngày nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Trung Túc Vương Lê Lai - một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ, gắn liền với tích sử “Lê Lai liều mình cứu chúa”. Để báo đáp hành động nghĩa hiệp của vị tướng đã xả thân vì nghiệp lớn, Lê Lợi dặn con cháu phải làm giỗ Lê Lai trước giỗ ông một ngày. Ngoài ra lễ hội đền Tép còn được tổ chức vào ngày mùng tám tháng giêng âm lịch- đúng ngày mất của Lê Lai.


Tại lễ hội các hoạt động tế lễ, dâng hương được diễn ra trang nghiêm và cung kính theo nghi lễ tế thần của thời Lê. Hàng loạt các hoạt động tế lễ, hát chầu văn, rước kiệu từ đền làng Tép đến làng Cham, biểu diễn cồng chiêng, kéo chữ, múa kiếm, bắn cung, chọi gà được tổ chức tưng bừng với sự tham gia của nhiều làng xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.

Lễ hội bánh chưng - bánh dày: Thường niên được tổ chức vào các ngày 11, 12, 13 tháng 5 âm lịch tại thị xã du lịch Sầm Sơn- Thanh Hóa. Đây là lễ hội gắn với tục thờ tổ nghề dệt Súc và thờ thần Độc Cước (một chân) của cư dân vùng biển Sầm Sơn với một lòng cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa…

Lễ hội được xem là một trong những sự kiện văn hóa đáng chú ý, thu hút được đông đảo du khách về thưởng lãm dự hội. Diễn ra với nghi thức truyền thống gồm phần lễ và hội. Du khách sẽ được chứng kiến phần rước kiệu độc đáo và hoành tráng của hàng ngàn cư dân diễu quanh trên các đường phố chính rồi tề tựu tại khu vực đền Độc Cước. Tại đây diễn ra màn tế lễ trang nghiêm, đọc chúc văn tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, tiên tổ đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn huyền tích.

Sau phần tế lễ là phần hội tưng bừng, huyên náo. Cùng ngư dân làng biển thân thiện, du khách có thể tham gia vào những sinh hoạt văn hóa cộng đồng như đi cà kheo, kéo co. Tâm điểm thu hút người xem vẫn là cuộc thi làm bánh giữa 7 làng của thị xã Sầm Sơn. Du khách ấn tượng với màn trình diễn làm bánh, càng không thể quên những chiếc bánh chưng xanh thẫm, bánh dày trắng muốt do bàn tay tài hoa, điêu nghệ của ngư dân đất biển.

Dự hội du khách còn được cùng các đội rước kiệu bánh đoạt giải về tế lễ tại đền thờ vị thần tối linh Độc Cước Sơn Triều và háo hức hưởng lộc thơm cùng cư dân bản địa để hy vọng về những điều tốt lành cho bách gia trăm họ.

Lễ hội đền Bà Triệu: Lễ hội được tổ chức từ ngày 19 đến hết ngày 24 tháng hai âm lịch, trong một không gian rộng từ Đền đến Lăng rồi về đình Làng. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng


Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò “Ngư - Triệu giao quân”, hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng...

Lễ hội đền thờ Bà Triệu là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của nhân dân trải qua nhiều thế hệ, lễ hội thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh khí phách anh hùng của hậu thế đối với người nữ anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Làng Cổ Đông Sơn: Nằm dưới chân núi Tiên Sơn, lưng tựa núi Rồng, trên thế đất có 99 ngọn núi hình con Phượng Hoàng và là điểm gặp nhau của hai dòng sông Mã- sông Chu lớn nhất xứ Thanh. Ngôi làng có tuổi thọ hàng ngàn năm, là nơi phát tích nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ - nền văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước, không chỉ chứng minh sự hình thành, phát triển liên tục và sức sáng tạo của người Việt cổ trên đất Đông Sơn-Thanh Hóa, mà giá trị và ảnh hưởng của nó còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Làng cổ Đông Sơn là điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong hành trình “Về miền di sản”. Du khách sẽ cảm nhận được sự gần gũi, bình dị của ngôi làng theo lối kiến trúc thuần nông “cây đa- giếng nước- sân đình”. Trong làng còn hàng chục ngôi nhà cổ được bảo tồn nguyên vẹn, những con đường lát gạch hay sỏi đá ngoằn ngoèo theo sườn núi, những bức tường đá rêu phong làm cho du khách như được trở lại với quá khứ.

Tại ngôi làng cổ này du khách sẽ được đến với các điểm di chỉ khảo cổ, nơi có hàng ngàn di vật cổ được khai quật, phát hiện, trong đó trống đồng có họa tiết hoa văn miêu tả chân thật và sinh động đời sống xã hội người Việt xưa là di vật điển hình và độc đáo nhất của nền văn hóa Đông Sơn.

Xung quanh làng là một quần thể thắng tích lịch sử, văn hóa như Miếu Nhị thờ Thành Hoàng Làng Trịnh Ngọc Nhị; Đền thờ Lê Uy Trần Khát Chân- vị tướng giỏi dưới triều Trần- Hồ; Chùa Phạm Thông xưa kia có tượng Phật Thích ca bằng đồng đen. Xa hơn là Động Tiên Sơn; cảnh quan sông hồ sinh thái Kim Quy và bạn đừng quên rảo bước trên cây cầu Hàm Rồng lịch sử; thăm quan Thiền viện Trúc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023