Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 2


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

Frans Ellits (1994), Agricultural Policy in Developing countries (Chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển) [216] đã cho rằng đầu tư, hỗ trợ của nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển vùng nông thôn, là động lực huy động sự tham gia đóng góp và thúc đẩy ý chí phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình, tạo động lực phát triển vùng nông thôn. Để hỗ trợ của nhà nước đạt hiệu quả thì cần phải có một quy trình cấp vốn hợp lý, cần được quản lý chặt chẽ.

World Bank (1998), Agricultural and Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development (Nông nghiệp và môi trường, nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững) [221] đã khuyến cáo với các quốc gia đang phát triển trong quá trình phát triển KT - XH ở khu vực nông thôn, phải đặc biệt coi trọng việc gắn kết hài hòa giữa phát triển sản xuất với giữ gìn và bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường: Nước, không khí, nước sạch và rừng. Nghiên cứu cũng khẳng định các quốc gia muốn đạt được thành công trong phát triển KT - XH ở khu vực nông thôn phải đi theo hướng phát triển bền vững.

Hanho Kim, Yong-Kee Lee (2004), Agricultural Policy Reform and Strucural Adjustment in Korea and Japan (Cải cách chính sách và điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản) [217] khi phân tích chính sách nông nghiệp qua các thời kỳ ở Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng, cả hai nước này đều trải qua thời kỳ dài bảo hộ nông nghiệp và an ninh lương thực được đề cao, sau đó là chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới thị trường nhằm tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh của nông nghiệp trong nước, đồng thời phát triển khu vực nông thôn không còn chênh lệch quá xa so với thành thị. Trong cả hai thời kỳ này, vấn


đề đầu tư các nguồn lực và tạo cơ chế quản lý các nguồn lực có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo động lực cho sự phát triển của khu vực nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Trịnh Cường (2012), “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới” [59] là bài viết đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Vũ Văn Phúc (Chủ biên); tác giả khẳng định: “Khu vực nông thôn đóng vai trò rất quan trọng tiến trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới” [59, tr. 313]. Chính vì vậy, phát triển nông thôn hiện nay đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Tác giả nêu kinh nghiệm xây dựng NTM ở 4 quốc gia tiêu biểu như:

Kinh nghiệm xây dựng NTM của Mỹ: Chính phủ Mỹ có các khoản vốn đầu tư lớn và tăng cường sử dụng lao động trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính phủ luôn quan tâm cải tiến máy móc nông nghiệp, giống, hệ thống tưới tiêu và kiểm soát sâu bệnh hiệu quả làm cho nông dân ngày càng thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp” với những tập đoàn sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế hiện đại của Mỹ.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 2

Kinh nghiệm xây dựng NTM của Nhật Bản: Từ năm 1970, ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển Phong trào “Mỗi làng, Một sản phẩm”. Cho đến nay, phong trào ngày càng phát triển và thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, có sức lan tỏa không chỉ ở Nhật Bản mà còn có sức lôi cuốn với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới quan tâm tìm hiểu và áp dụng. Các nhà nghiên cứu, học giả Nhật Bản và thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để có nhiều người, nhiều khu vực và nhiều quốc gia có thể áp dụng Phong trào trong chiến lược phát triển nông nghiệp.

Kinh nghiệm xây dựng NTM của Hàn Quốc: Từ tinh thần của Phong trào làng mới (SU) bắt đầu từ năm 1970 được xác định bằng ba tiêu chí: Cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng) đã đưa đất nước Hàn Quốc từ một quốc gia đói nghèo vào những năm 1960 thành quốc gia có bộ mặt nông thôn thay đổi hết sức kỳ diệu với các dự án phát triển cơ sở hạ


tầng nông thôn cơ bản hoàn thành. Đến nay, phong trào cơ khí hóa, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả làm tăng nhanh năng suất, giá trị nông nghiệp.

Kinh nghiệm xây dựng NTM của Thái Lan: Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở rộng các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro cho nông dân.

Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên, 2018), Nghiên cứu so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [12]. Cuốn sách đề cập đến nhiều góc độ, vấn đề nổi lên trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững của các quốc gia nêu trên về cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Theo đó, khẳng định phát triển nông nghiệp bền vững tức là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng trong nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu nông sản cho con người và nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả thi về kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc dù, tùy từng vùng, quốc gia và điều kiện nghiên cứu, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững có khác nhau, nhưng các chỉ tiêu chung sử dụng để đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp bền vững đều được nhìn nhận chung theo 3 chiều cạnh là KT - XH và môi trường. Qua đó, các tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng gợi ý các giải pháp để phát triển nông nghiệp hướng tới việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Bành Kiến Cường (2019), “Ra sức phát triển nông nghiệp hiện đại trên con đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc” [59] là bài viết đăng trong


cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Vũ Văn Phúc (Chủ biên); đưa ra nội hàm và đặc trưng của nông nghiệp hiện đại đó là: “Nông nghiệp hiện đại là loại hình nông nghiệp khác với nông nghiệp truyền thống, là nền nông nghiệp phát triển hiệu quả cao, lấy trụ cột là các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh hiện đại, đầu tư các yếu tố hiện đại” [59, tr. 311] với đặc trưng là các chủ thể tổ chức sản xuất có tổ chức; đưa khoa học kỹ thuật vào phương thức sản xuất; nhất thể hóa kinh doanh ngành nghề; đa nguyên hóa chức năng ngành nghề và phân bổ hóa các yếu tố. Từ đó, tác giả nêu ý nghĩa của việc đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp hiện đại nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong nông nghiệp của Trung Quốc và tăng thu nhập cho nông dân. Từ đặc điểm của Trung Quốc tác giả đặt vấn đề hiện đại hóa nông nghiệp theo đặc sắc Trung Quốc với các giải pháp như: Lấy điều kiện vật chất hiện đại trang bị cho nông nghiệp; áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp; phát huy hệ thống ngành nghề hiện đại để phát triển nông nghiệp; coi trọng ý tưởng hiện đại dẫn dắt nông dân và bồi dưỡng nông dân kiểu mới để phát triển nông nghiệp.

1.1.2. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.1.2.1. Các nghiên cứu chung về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam [61] tác giả khái quát thành tựu nông nghiệp, nông thôn đạt được từ năm 1981 đến năm 1996, đồng thời nhấn mạnh vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn là nỗi trăn trở, suy tư của toàn xã hội Việt Nam. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có chiến lược phát triển đúng đắn thì nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mới không có nguy cơ tụt hậu. Do vậy, vấn đề đặt ra ở nước ta là chủ trương tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; đổi mới và phát triển KT - XH.

Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa [56]. Công trình gồm


16 vấn đề về đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đề cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách, trong mỗi chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu lên những kinh nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách nói trên, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Vấn đề bao trùm trong việc triển khai thực hiện có kết quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên từng lĩnh vực, từng địa bàn là các tổ chức đảng phải dày công tiến hành công tác vận động quần chúng, nông dân, thông qua các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên.

Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [206]. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở tập hợp các bài viết, bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế, nông nghiệp ở các ngành, các cấp ở Trung ương và một số địa phương, cơ sở. Tư tưởng nổi bật của các bài viết đều khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Do vậy, phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại [11], đã nhìn nhận một cách toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Cuốn sách làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt đã nêu được bối cảnh của sự phát triển nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Đặng Kim Sơn (2008), Công nghiệp hóa nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam [66] đã điểm lại một số học thuyết kinh tế trong phát triển nông nghiệp như: Các lý thuyết phát triển nông nghiệp theo


giai đoạn, lý thuyết liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế, lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; giới thiệu thực tiễn thành công và thất bại của một số nền kinh tế châu Á điển hình như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc trong quá trình phát triển nông nghiệp và trong bối cảnh tiến hành công nghiệp hóa; từ đó tóm lược một số bài học kinh nghiệm và lý luận phát triển chính thức rút ra từ công nghiệp hóa; đề nghị về chính sách, cách tiến hành để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới.

Phạm Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2009), Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay [69], khẳng định mô hình xây dựng NTM là tổng thể các đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, khác với mô hình nông thôn truyền thống ở tính tiên tiến về mọi mặt; qua đó phân tích chủ yếu ba vấn đề: Nông thôn Việt Nam trước yêu cầu mới; hình dung ban đầu về những tiêu chí của mô hình NTM; những nhân tố chính của của mô hình NTM như KT- XH, văn hóa, con người, môi trường... Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách.

Hồ Xuân Hùng (2011), Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và Nhân dân ta [41], đã khẳng định để Nghị quyết 26 đạt được mục tiêu đề ra về xây dựng NTM, cần phải có quyết tâm, nguồn lực và thời gian để thực hiện Chương trình theo những nội dung: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn; tăng thu nhập gấp 2 - 3 lần hiện nay… Tác giả cũng khẳng định Việt Nam xây dựng NTM trong điều kiện còn nhiều khó khăn nên phải lâu dài. Công việc đó là sự nghiệp cách mạng mới lâu dài của toàn Ðảng và toàn dân; nhấn mạnh một số biện pháp và điều kiện nhằm thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.


Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [50] khẳng định, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Cuốn sách nghiên cứu toàn diện về kết quả và quá trình tác động của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, trong đó có những yếu tố hình thành nên diện mạo NTM.

Vũ Văn Phúc (Chủ biên, 2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn [59] gồm 33 bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM với những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam.

Báo Nhân dân (2013), Gỡ khó cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn [10] là tuyển tập 38 tác phẩm báo chí chọn lọc hưởng ứng Cuộc thi viết về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Các tác phẩm thuộc nhiều thể loại báo chí sinh động, đề cập đến mọi lĩnh vực của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang được xã hội quan tâm. Từ đó, các bài viết phân tích, đề xuất những giải pháp cùng Nhà nước và các ngành, các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thiết thực vào phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn.

Nguyễn Văn Quý (2018), “Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của Đảng - Một số kết quả” [63] trên cơ sở đánh giá diện tích tự nhiên, lực lượng lao động của cư dân nông thôn tác giả luận giải chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước. Từ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bài viết nêu kết quả bước đầu đạt được. Bên cạnh đó bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế cần tập trung khắc phục và đưa ra kiến nghị trên 10 nội dung cơ bản cần tập trung thực hiện để Chương trình tiến hành trên phạm vi cả nước đạt kết quả cao nhất theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X đề ra.


1.1.2.2. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền, địa phương

Nguyễn Cao Chương (2012), Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [18]. Tác giả hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tác giả khẳng định, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn Quảng Bình cần phải được quan tâm. Do đó cần phải nghiên cứu việc phát triển các doanh nghiệp nông thôn làm tăng giá trị sản xuất, để tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước, ban hành các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông thôn phát triển trong đó cần quan tâm đến việc giảm các loại thuế, phí không cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho nông dân. Luận án góp phần vào hoạch định chính sách quản lý, khai thác tiềm năng nguồn lực, lợi thế cho phát triển kinh tế nông thôn.

Nguyễn Viết Hưng (2012), “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Nam Định, các giải pháp và một số kinh nghiệm bước đầu trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới” [59] là bài viết đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Vũ Văn Phúc (Chủ biên). Bài viết đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định, khẳng định mô hình NTM đang được triển khai và đạt được những kết quả bước đầu. Bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả nêu một số khó khăn, tồn tại, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại và đúc rút 6 kinh nghiệm bước đầu quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Nam Định và đưa 3 kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng để Nam Định tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Nam Định.

Hà Hòa Bình (2012), “Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới - kết quả mô hình và những bài học kinh nghiệm” [59] là bài viết đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023