Quyền Hạn Của Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

Các nhiệm vụ của Trung tâm GDTX huyện được quy chế quy định có thể xem là những hoạt động cơ bản. Tuy vậy tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và Trung tâm GDTX có thể thực thi các nhiệm vụ.

1.3.2. Quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

Luật giáo dục năm 2005 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân gồm các thành phần: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục đại học và sau đại học; trong Luật giáo dục khẳng định: Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Ở Điều 44 của Luật giáo dục nêu rõ: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời, nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội [24].

Như vậy GDTX, học tập thường xuyên sẽ trở thành nguyên tắc chi phối cả nền giáo dục quốc dân kết hợp hài hòa với nguyên tắc giáo dục cho mọi người:“Ai cũng được học hành”. Ai cũng được học hành thường xuyên, suốt đời vừa là lý tưởng, vừa là nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục thế kỷ XXI của nước ta cũng như trên thế giới.

Bức tranh giáo dục Việt Nam đến năm 2025 theo Giáo sư Vũ Văn Tảo được minh họa bằng sơ đồ sau:


Học

Giáo dục không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

chính quy

KT - XH

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 4

Làm


Giáo dục chính quy

Học/ làm GDKCQ

HỌC THƯỜNG XUYÊN, HỌC SUỐT ĐỜI


Sơ đồ 1.2. Giáo dục Việt Nam đến năm 2025

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ phương hướng chung của lĩnh vực đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, tạo điều kiện cho nhân dân có cơ hội học tập để khắc phục những yếu kém trong giáo dục. [12].

1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

- Đối với Trung tâm GDTX cấp huyện

+ Trung tâm GDTX có 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc

+ Cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDTX cấp huyện gồm các tổ:

Tổ hành chính - Tổng hợp, Tổ nghiệp vụ, Tổ dạy văn hóa, Tổ dạy nghề, ngoại ngữ và tin học, Tổ chuyên đề và các tổ chuyên môn khác. Mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó do Giám đốc bổ nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ này do Giám đốc Trung tâm quyết định.

- Đối với trung tâm GDTX cấp tỉnh.

+ Trung tâm GDTX cấp tỉnh có 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc.

+ Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh gồm có: Phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý đào tạo, phòng bồi dưỡng nâng cao trình độ, phòng dạy văn hóa và các phòng, tổ chuyên môn khác; mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 hoặc 2 Phó trưởng phòng; mỗi tổ có 1 tổ trưởng 1 hoặc 1 tổ phó do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức do Giám đốc Trung tâm quy định [24].

1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên được pháp luật quy định tại Điều 9 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH Quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

1. Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên là người điều hành tổ chức, bộ máy của trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Luật Giáo dục thường xuyên và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Xây dựng, phê duyệt chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo của trung tâm;

b) Xây dựng quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động khác theo quy định của pháp luật;

d) Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động khác;

đ) Xem xét các ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn trước khi quyết định các vấn đề đã giao cho hội đồng tư vấn tư vấn;

e) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức, người lao động và người học;

g) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong trung tâm;

h) Thực hiện quy chế dân chủ trong trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức và người học trong trung tâm theo quy định của pháp luật;

i) Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm giáo dục thường xuyên quy định tại Điều 7 của Điều lệ này;

k) Giao kết hợp đồng đào tạo với người học theo quy định của pháp luật;

l) Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục thường xuyên khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;

m) Cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho người học đạt yêu cầu theo quy định;

n) Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức, người lao động và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.

1.3.5. Hoạt động dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

- Đối tượng của GDTX đa dạng, bao gồm nhiều thành phần, lứa tuổi, trình độ, mọi nghề nghiệp và công tác ở thành thị, nông thôn... Do vậy số lượng người theo học GDTX ngày càng nhiều so với giáo dục nhà trường chính quy.

- Mục đích của GDTX là cơ hội học tập cho mọi người vì những lý do

khác nhau mà không được học, hoặc không có điều kiện theo học ở nhà trường chính quy, tạo cơ hội học tập thường xuyên, liên tục suốt đời nhằm giúp họ thích ứng với sự phát triển nhanh của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người, tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. GDTX góp phần “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đất nước.


100

GDKCQ (GDTX)

73

50

Sau ĐH

25

CĐ-ĐH

THPT THCS

Tiểu học

Bậc học


Sơ đồ 1 3 Hệ thống GDCQ và GDKCQ GDTX Chức năng của GDTX Là thay thế tiếp nối 1

Sơ đồ 1.3. Hệ thống GDCQ và GDKCQ (GDTX)

+ Chức năng của GDTX: Là thay thế tiếp nối, bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho người học.

+ Chức năng thay thế:

GDTX đem đến cơ hội cho mọi người vì những lý do đó họ chưa có điều kiện học tập chính quy một cách hoàn chỉnh, GDTX giúp họ được học tập và đạt trình độ học vấn hoàn chỉnh.

+ Chức năng nối tiếp: GDTX giúp những người này vì lý do này hay một lý do nào đó phải bỏ học, hoặc chưa có điều kiện học ở nhà trường chính quy, GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, thích nghi với đời sống xã hội.

- Chức năng hoàn thiện: GDTX cung cấp các chuyên đề phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân, giúp người học hoàn thiện nhân cách của mình.

1.3.6. Chương trình giáo dục thường xuyên

- Nội dung giáo dục thường xuyên được thực hiện trong các chương trình: Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.

Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Vừa làm vừa học, học từ xa; tự học có hướng dẫn.

Nội dung của chương trình giáo dục quy định tại khoản 1 (Điều 45 luật giáo dục) phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cấp học, trình độ đào tạo quy định tại các Điều 29, 35, 41 của Luật giáo dục.

- Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

Nói chung chương trình, nội dung của GDTX đa dạng, mềm dẻo, linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của người học “Cần gì, học nấy”đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau, các đối tượng khác nhau. Người học không chỉ có nhu cầu học tập lấy chứng chỉ, bằng cấp mà còn học để vận dụng kiến thức đã học vận dụng vào sản xuất vào cuộc sống “Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng nhau chung sống”.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông

1.4.1. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học

Chương trình dạy học quy định phương pháp, hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn học, nhằm thực hiện những yêu cầu mục tiêu cấp học. Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của Trung tâm GDTX, chương trình dạy học là Pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD & ĐT ban hành. Người Giám đốc phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được thay đổi tùy tiện, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Vì vậy, Giám đốc Trung tâm GDTX phải nắm vững và tổ chức cho toàn thể giáo viên nghiên cứu, nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học của cấp học.

Quản lý giáo viên dạy đúng chương trình, đủ chương trình là nắm toàn bộ hoạt động dạy của giáo viên như: Soạn bài, lên lớp, ôn tập, kiểm ra, tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023