Chủ Trương Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Giáo Dục Thường Xuyên

Sự hình thành GDTX: Để mọi người có cơ hội đi học, học thường xuyên học suốt đời. Ngay sau khi tuyến bố độc lập, để biến tư tưởng “Ai cũng được học hành”thành hiện thực Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành 2 sắc lệnh về việc học của người dân.

- Sắc lệnh số 17 (8/9/1945): “Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam”

- Sắc lệnh số 19 (8/9/1945): “Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối”

Từ hai Sắc lệnh trên một hệ thống tổ chức đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương để chăm lo việc học hành cho người bình dân. Ở Trung ương có Nha bình dân học vụ, ở tỉnh có Ty bình dân học vụ, ở huyện có Nha bình dân học vụ, cơ sở thì có Ban bình dân học vụ và lớp bình dân học vụ.

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 17: “Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam”, đến nay trong cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân của nước Việt Nam luôn có một bộ phần chăm lo đến việc học hành cho người dân lao động vừa làm, vừa học, tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà bộ phận này mang các tên gọi khác nhau như: Ngành học bình dân, ngành học bổ túc văn hóa, ngành giáo dục thường xuyên (từ 1990 đến nay)”

1.1.2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục thường xuyên

Từ khi đất nước giành được độc lập (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm với việc giáo dục cho mọi người. Ngày sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ, chống nạn thất học và các lớp bình dân học vụ được triển khai trên toàn đất nước Việt Nam. Người coi diệt giặc dốt như diệt giặc ngoại xâm.

Với quyết tâm “Phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái”Bác Hồ kêu gọi toàn dân không chỉ học tập, mà còn kêu gọi mọi

người, tất cả cán bộ và nhân dân phải học tập suốt đời “Chúng ta phải học và học tập suốt đời, còn sống thì phải học, còn phải hoạt động cách mạng”[15]

Ngày 4/10/1945 Bác đã kêu gọi toàn dân chống nạn thất học qua phong trào bình dân học vụ do chính Người phát động. Trong thư gửi quân nhân học báo (4/1946) Bác viết “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng phải học thêm”. Trong thư gửi cán bộ giáo viên bình dân học vụ nhân ngày quốc khánh 02/9/1945 Bác căn dặn”Vùng nào hết nạn mù chữ thì các bạn thi đua tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1. Thường thức vệ sinh, để dân bớt ốm đau

2. Thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 3

3. Bốn phép tính, để làm ăn có ngăn nắp

4. Lịch sử và địa dư nước ta để nâng cao lòng yêu nước

5. Đạo đức công dân, để thành người công dân đúng đắn”. Đối với cán bộ, Bác khuyên lại càng phải học suốt đời. Bác nói “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bọ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”[15].

Theo Nghị định 90CP (ngày 24/11/2003) của Chính phủ đã khẳng định “Giáo dục thường xuyên là một trong năm phân hệ trong cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân”. Từ đó một hệ thống tổ chức của hệ thống giáo dục thường xuyên đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương.

Tư tưởng của Bác và Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GDTX đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là một trong những quan điểm quan trọng về giáo dục cho mọi người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một thuộc tính của sự phát triển xã hội, là một yếu tố quan trọng gắn chặt vào sự vận động và phát triển của xã hội loài người, sự phát

triển của xã hội loài người dựa vào 3 yếu tố cơ bản đó là: tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giớ khách quan, sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Lao động và sự vận dụng tri thức tác động vào thế giới làm ra của cải vật chất. Còn quản lý bao gồm cả trí thức và lao động.

Quản lý là một hiện tượng xã hội, là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là sản phẩm và yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo C. Mác thì bất cứ lao động nào cũng cần đến sự quản lý.

C. Mác giải thích một cách khái quát rằng quản lý là sự hợp tác xác lập tương đương giữa những công việc của từng cá nhân, nhằm thực hiện chức năng cùng xuất hiện trong sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Nói một cách hình ảnh C. Mác đã miêu tả bản chất quản lý là hoạt động lao động để điều khiển lao động. Ông đã nói “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì sự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Ông đã nêu lên sự tất yếu và vô cùng quan trọng của hoạt động quản lý trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

* Quan điểm của các tác giả trong nước về quản lý

- Thuật ngữ “Quản lý”(Tiếng Việt gốc Hán) được hiểu “Quản lý gồm 2 quá trình tích hợp vào nhau”:

+ Quá trình “quản”: Gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định

+ Quá trình “lý”: Gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào hệ phát triển.

Thuật ngữ này lột tả rõ bản chất của hoạt động quản lý.

- Từ điển Tiếng Việt năm 1992 - Trung tâm từ điển ngôn ngữ - Hà Nội - Việt Nam: “Quản lý là một tôt chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [29].

- Theo cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là sự tác động có

mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”[28].

- Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện lao động của môi trường”'[26].

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội.... bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp có thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng “[26]

Hoạt động quản lý vừa là một hoạt động khoa học, vừa là một hoạt động nghệ thuật, nó điều khiển một hệ thống xã hội ở tàm vi mô cũng như vĩ mô.

Tuy nhiên có nhiều cách phát biểu, định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định. Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý (khách thể quản lý) trong một tổ chức vận hành có hiệu quả.


Công cụ quản lý


Mục tiêu

Chủ thể Quản lý

Khách thể Quản lý

Phương pháp Quản lý

9


Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động quản lý

- Chủ thể quản lý: Có thể là một cá nhân, một nhóm, hay một tổ chức.

- Công cụ quản lý: Là phương tiện mà chủ thể tác động tới khách thể. Công cụ quản lý có thể là: Mệnh lệnh, quyết định các văn bản, chính sách, chương trình, mục tiêu...

- Phương pháp quản lý: Có thể hiểu là cách thức của chủ thể quản lý tác động lên khách thể.

- Mục tiêu: Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm, vì lợi ích của con người, quản lý là sự vận động của thông tin, nắm bắt các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin ngược một các đầy đủ, kịp thời, toàn diện để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp đúng đắn.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục:

- “Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường thực hiện theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ với từng học sinh”. Quản lý trường học là tổ chức được hoạt động dạy học, có tổ chức hoạt động giáo dục, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý giáo dục hiện nay trong các cơ sở giáo dục tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước [21]. Nhưng mặt khác, quản lý trường học về bản chất là quản lý con người. Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà

trường một sự liên kết chặt chẽ không những bởi cơ chế hoạt động có tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội - nhà trường, mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lý chính bản thân của giáo viên và học sinh. Trong nhà trường giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý.

Do vậy, quản lý giáo dục không chỉ là trách nhiệm riêng của người Hiệu trưởng, mà là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của tất cả các thành viên trong nhà trường. Đối tượng bị quản lý trong một nhà trường thì nhiều, trong đó có giáo viên và học sinh. Nhưng trong một tổ chức mang tính xã hội như nhà trường thì giáo viên và học sinh vừa là đối tượng bị quản lý, nhưng cũng vừa là chủ thể quản lý.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, sinh ra, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển loài người. Nó duy trì và bảo tồn những kinh nghiệm xã hội, mà loài người đã tích lũy được nó thực hiện các chức năng xã hội hết sức quan trọng, đó là chức năng kinh tế - sản xuất, chức năng chính trị - xã hội và chức năng tư tưởng - văn hóa. Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

Khổng Tử dạy “Nhân bất học bất trí lý”. Đương thời, V. I Lênin coi giáo dục là hiện tượng tất yếu và vĩnh hằng của xã hội loài người. Vì ở đâu có con người thì ở đó có giáo dục, ở đâu có con người thì ở đó có sự truyền đạt những kinh nghiệm của xã hội loài người. Do vậy, giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức dạy học đó là con đừng ngắn nhất để chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm đã tích lũy được của nhân loại. Hoạt động sẽ cung cấp cho người học hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng thực tiễn nhằm nâng cao trình độ học vấn hình thành lối sống văn hóa. Mục đích cuối cùng là làm cho người học được trang bị kiến thức mới tiếp thu một cách năng động tự chủ, sáng tạo và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống.

Dạy học được thực hiện trong một môi trường thuận lợi đó là nhà trường. Hoạt động dạy học giúp người học nắm vững kiến thức phổ thông, phát triển trí tuệ, hình thành và phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu xã hội. Theo Iu.K Babanxky: Chỉ có tác động qua lại giữa thầy và trò thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy học, nếu không có mối tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi qua trình toàn diện đó. Hoạt động dạy học theo Đặng Vũ Hoạt thì: Hoạt động của thầy là hoạt động điều khiển, tổ chức, chỉ đạo, còn hoạt động của trò là hoạt động tự điều khiển, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạy học.

Hoạt động dạy học trên lớp có tính đặc trưng chuyên môn hóa cao về dạy học theo môn học, vì nó có ưu thế đặc trưng trong việc hình thành tri thức, phát triển trí tuệ thông qua việc dạy học các môn học cơ bản; đồng thời góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện. Như vậy dạy học được hiểu một cách đầy đủ là bao gồm toàn bộ việc giảng dạy của thầy điều khiển việc học tập rèn luyện của trò theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo người học có sức khỏe, có văn hóa, có kiến thức khoa học kỹ thuật để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở giáo dục thường xuyên

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học được hiểu là các tác động của chủ thể quản lý giáo dục tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và các điều kiện về tài chính, CSVC... nhằm đạt mục tiêu của nhà quản lý đã đề ra.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học bao gồm: việc xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức, sắp xếp, sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực), chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động dạy và các hoạt động học cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Có đầy đủ các biện pháp quản lý hoạt động dạy học một cách khoa học, áp dụng đồng bộ, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

1.3. Đặc trưng của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

1.3.1. Nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên QĐ số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/01/2007 thì Trung tâm GDTX có nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm (chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin tuyên truyền; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chương trình dạy tiếng dân tộc, miền múi theo kế hoạch hàng năm của địa phương; Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông)

- Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

- Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của điều 3 (Luật giáo dục 2005) dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023