non với tổng số vốn là 273.349 triệu đồng (Vốn TPCP: 81.058 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương: 192.291 triệu đồng). Trong đó:
+ Năm 2009: đầu tư xây dựng 414 phòng với tổng số vốn là 122.307 triệu đồng (Vốn TPCP: 36.018 triệu đồng, vốn NS địa phương: 86.289 triệu đồng);
+ Năm 2010: đầu tư xây dựng 247 phòng với tổng số vốn là 82.687 triệu đồng (Vốn TPCP: 21.489 triệu đồng, vốn NS địa phương: 61.198 triệu đồng);
+ Năm 2011: đầu tư xây dựng 97 phòng với tổng số vốn là 27.733 triệu đồng (Vốn TPCP: 8.439 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương: 19.294 triệu đồng);
+ Năm 2012: đầu tư xây dựng 173 phòng với tổng số vốn là 40.622 triệu đồng (Vốn TPCP: 15.112 triệu đồng, vốn NS địa phương: 25.510 triệu đồng);
+ Năm học 2012- 2013 có 09 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2013 – 2014 đã công nhận 10 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và 12 trường MN đạt chuẩn giai đoạn 2002 – 2005 được công nhận lại. Dự kiến đến hết năm học 2013 – 2014 có 133 trường MN đạt chuẩn quốc gia (hiện tại đạt 124 trường), đạt 50,3%;
+ Việc xây dựng nhà công cụ cho giáo viên mầm non: Không có;
+ Trong 2 năm học 2012 – 2013, 2013-2014 tỉnh tập trung nhiều nguồn lực đầu tư 73,917 tỉ đồng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường mầm non.
* Về việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi [24].
- Công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015). Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (PCGDMNTNT), tập trung nguồn lực của tỉnh để hoàn thành mục tiêu PCGDMNTNT trong năm 2013:
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Liên Quan Đến Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Và Đào Tạo Ở Việt Nam Và Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật, Chính Sách Liên Quan Đến Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Đào Tạo Do Các Cơ Quan Chức Năng Của Tỉnh Nam Định
- Thực Tiễn Và Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Giáo Dục, Đào Tạo Tại Tỉnh Nam Định Ở Cấp Mầm Non Và Các Cấp Học Phổ Thông
- Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Quá Trình Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Đào Tạo Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 12
- Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Ngay từ đầu năm học 2011-2012 tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới các trường mầm non, giảm dần khu lẻ, các lớp mầm non 5 tuổi tập trung về khu trung tâm, sắp xếp đủ phòng học đảm bảo yêu cầu theo quy định.
Thực hiện Kế hoạch Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, tỉnh Nam Định đã đầu tư 58,772 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, phần mềm phổ cập.
- Các địa phương, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tạo được nguồn kinh phí để bổ sung cho việc xây dựng, cải tạo phòng học, các phòng chức năng. Trong 2 năm, gần đây, tổng kinh phí huy động từ công tác xã hội hoá giáo dục để thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi đến đạt 72.833,5 triệu đồng.
Từ kết quả trên, ngày 19/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 961/QĐ-BGD&ĐT v/v công nhận và tặng cờ cho tỉnh Nam Định đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
2.3.2.2. Áp dụng pháp luật giáo dục ở cấp phổ thông
* Giáo dục Tiểu học:
Trên địa bàn tỉnh có 291 trường tiểu học công lập và 01 trường dành cho trẻ khuyết tật. Các trường tiểu học đảm bảo về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học, đảm bảo tỷ lệ 1,0 lớp/phòng học, mạng lưới trường lớp đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thuận tiện cho học sinh đi học. Với 4.444 lớp, 137.741 học sinh, bình quân 30,9 học sinh/lớp. Hầu hết các trường đầy đủ về cơ sở vật chất như phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh, sân chơi, sân tập cho học sinh học tập, vui chơi và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Có 4.444 phòng học/4.444 lớp đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/lớp, trong đó có
4.115 phòng học kiên cố, nhiều trường có nhà đa năng, nhà ăn bán trú, phòng dạy ngoại ngữ riêng...
Hiện tại có 183 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 69 trường đạt chuẩn mức độ 2. Tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong công việc kết hợp giữa công tác PCGDTH đúng độ tuổi với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Để khuyến khích động viên các địa phương trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, UBND tỉnh tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học.
Đầu tư đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu giáo viên: Căn cứ vào
hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm và các văn bản hướng dẫn về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của Bộ Giáo dục và Đào, UBND tỉnh đã tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, để đảm bảo tỷ lệ GV/lớp, cơ cấu giáo viên, như giáo viên các môn Hát- nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ... Kết quả là Tỷ lệ GV/ lớp đạt 1,49 (kể cả hợp đồng); 100% các trường đều có tỷ lệ 1,35 giáo viên/lớp trở lên. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2012
- 2013 có 100% giáo viên được xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học từ trung bình trở lên trong đó loại Xuất sắc đạt 57,6%; không có giáo viên xếp loại Kém; giáo viên dạy giỏi các cấp: đạt 65,4%.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Sở Giáo dục chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường thực hiện dạy đủ, đúng chương trình các môn học, tăng cường việc dạy hai môn tự chọn tiếng Anh và Tin học; đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, đổi mới cách đánh giá học sinh, kết hợp giữa dạy đạo đức, văn hoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm duy trì số lượng học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác PCGDTH đúng độ tuổi, ngành Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối kết hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội làm tốt công tác điều tra trẻ trong độ tuổi để huy động và duy trì sĩ số trẻ trong độ tuổi đi học.
100% các trường thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học, tất cả các trường đều tổ chức học 2 buổi/ngày, học sinh từ khối lớp 3 bắt đầu học ngoại ngữ.
Tất các các trường tiến hành dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học và đánh giá xếp loại theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đa số giáo viên đã dạy học tích hợp các môn học, đi vào nề nếp, chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục ngày càng được nâng cao. Chú
trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục, không để xảy ra trường hợp học sinh không đạt chuẩn vẫn được lên lớp, giảm số học sinh lưu ban, bỏ học
Từ kết quả đó, năm 2012, UBND các huyện, thành phố đã công nhận 225 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 04 xã còn lại đạt chuẩn mức độ 1. UBND tỉnh đã công nhận 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tỉnh Nam Định đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 [25].
* Giáo dục trung học:
Toàn tỉnh có 246 trường THCS công lập, không có trường tư thục; 56 trường THPT, trong đó có 44 trường công lập, 12 trường tư thục; 16 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Cấp THCS có 123 trường đạt chuẩn quốc gia, cấp THPT có 14 trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường đều có sân chơi, bãi tập, 100% nhà kiên cố, 91% phòng học cao tầng. 100% các trường THCS, THPT có đầy đủ phòng học chức năng, đủ diện tích về khuân viên và phòng học, phòng học đảm bảo ánh sáng, môi trường theo quy định tại Thông tư 17 của Bộ Y tế.
100% giáo viên THCS, THPT, GDTX đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó THCS có 82% giáo viên đạt trên chuẩn, THPT có 18% giáo viên đạt trên chuẩn, GDTX có 6% giáo viên đạt trên chuẩn.
100% các trường THCS, THPT, GDTX đủ giáo viên theo điều lệ trường, kể cả về số lượng và cơ cấu, chủng loại giáo viên. Tất cả các trường đều đổi mới phương pháp dạy học gắn với tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, đưa sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn vào nề nếp và có chất lượng, có bản kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch giáo viên có nhiều chuyển biến tích cực.
Các trường đều có biện pháp giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tỷ lệ học sinh trung học
phổ thông bỏ học chỉ có 0,17%, trung học phổ thông là 0,61%.
Trong nhiều năm qua, Tỉnh Nam Định đã củng cố và duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS, nâng tỷ lệ, chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS năm học 2011 – 2012 đạt 96,03%, năm học 2012 – 2013 đạt 98,98%, năm học 2013 – 2014 đạt 99,42%
Tỉnh Nam Định có 01 trường chuyên Lê Hồng Phong được UBND tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt có một đội ngũ giáo viên yêu ngành, có trình độ cao (100% có trình độ thạc sỹ), có phương án tuyển sinh để chọn toàn bộ các em học sinh giỏi trong toàn tỉnh, với truyền thống hàng chục năm qua nên kết quả giáo dục và đào tạo của nhà trường đạt kết quả cao, hàng năm có từ 95 đến 99% học sinh đỗ vào các trường đại học có tiếng trên toàn quốc. số học sinh giỏi tham gia đội tuyển học sinh gỏi quốc gia hầu hết là của trường Lê Hồng Phong. Năm 2012 có 72/78 em đạt giải quốc gia, trong đó có 5 vào đội tuyển quốc gia tham dự thi quốc tế và cả 5 em đều đạt huy chương. Năm 2013 có 82/88 em đạt giải học sinh gỏi quốc gia, trong đó có 02 em vào đội tuyển quốc gia tham dự quốc tế và cả 2 em đều đạt huy chương. Năm 2014 có 78/88 em học sinh đạt giải quốc gia, có 02 em vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tham dự quốc tế [20].
2.3.3. Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học
- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục Đại học ngày càng được mở rộng. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 4 trường đại học (ĐH Điều dưỡng
– Bộ y tế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp – Bộ LĐTBXH, ĐH kinh tế kỹ thuật – Bộ Công thương, ĐH Lương Thế Vinh – UBND tỉnh quản lý); có 05 trường cao đẳng (CĐ Công nghiệp – Bộ Công Thương, CĐ Xây dựng – Bộ Xây dựng, CĐ Nghề, CĐ Sư phạm Nam Định – UBND tỉnh, CĐ Nghề Dệt may VINATEX – Tập đoàn Dệt may Việt Nam); có 12 trường trung cấp (trung cấp kĩ thuật nông nghiệp, trung cấp Y, trung cấp văn hoá, nghệ thuật, trung cấp phát thanh – truyền hình, trung cấp nghề Thương mại du lịch dịch vụ, trung cấp nghề giao thông vận tải, trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ truyền thống, Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định, trường trung cấp nghề Đại Lâm, trung
cấp nghề số 20, trung cấp nghề số 8, trung cấp chuyên nghiệp kinh tế kỹ thuật) và nhiều trung tâm dạy nghề.
- Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề (CSDN) được tăng lên hàng năm từ
17.500 học viên (năm 2006) lên 30.200 học viên (năm 2012). Nhiều CSDN đã phát triển rò rệt về quy mô đào tạo như trường TCN Kỹ thuật công nghiệp Nam Định, Trường TCN Thủ công mỹ nghệ truyền thống Nam Định, Trung tâm dạy nghề huyện Nghĩa Hưng, Trung tâm dạy nghề huyện Hải Hậu...
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đã được bổ sung về số lượng và hoàn thiện về tiêu chuẩn. Đến nay, tổng số giáo viên, cán bộ quản lý công tác dạy nghề của 38 cơ sở tham gia dạy nghề là 2.512 người (trong đó giáo viên là 1.537 người, cán bộ quản lý là 975 người). Để tăng cường giáo viên dạy nghề cho các CSDN. Năm 2011, 38 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tuyển bổ sung thêm 286 giáo viên và cán bộ quản lý (tăng 12% so với năm 2010) [26]. Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung thêm 43 biên chế. Trong đó: khối trung tâm dạy nghề các huyện được bổ sung thêm, tổng số 23 biên chế, các trường Cao đẳng nghề và trung cấp nghề bổ sung 20 biên chế (mỗi trường 5 biên chế).
- Đội ngũ giáo viên của các CSDN từng bước được chuẩn hóa. Trong 03 năm (2010 - 2012), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng dạy nghề, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật đã tổ chức cho 115 giáo viên tham gia học nghiệp vụ sư phạm và 145 giáo viên tham gia học kỹ năng dạy nghề; Ngoài ra các cơ sở dạy nghề thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và tổ chức các lớp học nghiệp vụ sư phạm.
- Cùng với sự phát triển của các chính sách về dạy nghề và theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra Nghị quyết bổ sung 01 biên chế cán bộ dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố (riêng 03 huyện Hải Hậu, Ý Yên, thành phố Nam Định được bổ xung 02 cán bộ phụ trách về dạy nghề).
- Từ năm 2006 - 2012, tổng số người được đào tạo nghề là 148.362 người (bình quân mỗi năm 24.051 người); Riêng năm 2012, người tham gia học nghề là
30.200 người (trình độ sơ cấp nghề 22.800 người, trung cấp nghề 4.700 người, cao
đẳng nghề 2.700 người) đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng lực lượng lao động trên địa bàn đạt 36.5% [26].
Các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề bám sát các quy định của Luật Giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật Dạy nghề và các quy định về Điều lệ trường Đại học, trường cao đẳng, điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâm dạy nghề, nên đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên có trình độ sau đại học. Tỉnh Nam Định có chính sách khuyến khích ưu tiên giáo viên các trường đại học, cao đẳng học cao học trở lên. Nhiều trường có giáo viên có học hàm PGS và học vị Tiến sỹ.
Chương trình, giáo trình thì bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học tập; 100% các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh có nhà thi đấu đa năng, có đủ diện tích để học sinh, sinh viên tham gia rèn luyện sức khoẻ, phục vụ học tập.
Các Trường dạy nghề thì mới được nâng cấp, nên thiết bị thực hành dạy nghề còn thiếu, còn chưa bắt kịp được công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới. Trong khi đó thiết bị dạy nghề thì cực đắt, với nguồn kinh phí hạn chế thì việc đầu tư còn cao, chưa hiệu quả.
2.4. Những hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo tại tỉnh Nam Định và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó
2.4.1. Những hạn chế chung của nền giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định
Nhìn tổng thể cả về quy mô và chất lượng của giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn của đất nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Cơ cấu hệ thống giáo dục, quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ cao tương ứng với khu vực và quốc tế còn thấp, phương thức đào tạo còn lạc hậu, chương trình, giáo trình chưa bắt kịp với trình độ phát triển của các ngành sản xuất, nên dẫn đến khi sử dụng phải đào tạo lại, gây tốn kém, mất lòng tin vào hệ thống giáo dục.
Những biểu hiện tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn, động cơ học tập của một bộ phận trong sinh viên, học sinh THPT còn hạn chế.
Đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt cao ở cấp giáo dục phổ thông, nhưng chưa sáng tạo trong giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, vẫn giảng dạy theo truyền thống là truyền thụ kiến thức một chiều, người học chưa phát huy được tính sáng tạo. Đội ngũ giảng viên của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề còn yếu về chất lượng, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chưa cao, thiếu lòng say mê nghiên cứu khoa học và tâm huyết trong giảng dạy. Thiết bị giảng dạy còn thiếu, chương trình, giáo trình còn lạc hậu.
- Về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, về khả năng thực hành ghề, kỹ năng thích ứng nghề nghiệp. Giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ còn nặng về hình thức. Đa số giáo viên vẫn thực hiện việc dạy học truyền thụ một chiều, nên học sinh chỉ biết tiếp thu, thụ động, không có khả năng sáng tạo, lật lại vấn đề dẫn đến khi gặp tình huống thực tiễn thì lung túng, khó giải quyết.
Tỷ lệ tăng quy mô đào tạo chủ yếu ở bậc Đại học, với những ngành nghề không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội như ngành: sư phạm, kế toán, quản lý hành chính công, quản trị doanh nghiệp, tin học ứng dụng… tuy nhiên lại thiếu hệ công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất có trình độ cao như Điện, Xây dựng, Cơ khí, Hàn, sửa chữa thiết bị động cơ, khai thác khoáng sản, các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
- Về cơ cấu giáo viên, giảng viên
Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành ghề đã được nâng lên, tuy nhiên chưa đảm bảo yêu cầu. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề vẫn còn giảng dạy theo khả năng về giáo viên, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đào tạo, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu phát triển kinh tế, hay nói cách khác là cơ cấu đào tạo không phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và quy hoạt phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Tỷ lệ giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy