diễn” phương pháp dạy học tích cực một cách hình thức do sức ép “cháy giáo án” hiện nay.
Tinh thần hợp tác dân chủ, cởi mở của các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn khi xây dựng bài học minh họa đã được thể hiện khá rõ nét thông qua việc trao đổi trên “Trường học kết nối” và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Thực hiện bài học minh họa và dự giờ: Nhận thức về mục tiêu dự giờ của cán bộ quản lí, giáo viên bước đầu đã thay đổi. Thay vì theo dõi, ghi chép tiến trình bài học và quan sát hoạt động dạy của giáo viên là chính, giáo viên đã biết hướng sự chú ý vào hoạt động học của học sinh vềviệc tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; sản phẩm học tập; báo cáo kết quả và thảo luận. Bước đầu giáo viên đã quen với việc dự các tiết học tổ chức hoạt động học của học sinh trong tiến trình bài học, biết đặt hoạt.
- Phân tích, út kinh nghiệm giờ dạy: Quan điểm phân tích, út kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh đã bước đầu được thực hiện tốt trong các buổi sinh hoạt chuyên mônsau dự giờ. Quy trình thực hiện một buổi phân tích, út kinh nghiệm giờ dạy đã được phần lớn tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành có hiệu quả. Việc nhận xét, chia sẻ của người dạy và người dự giờ đã phân tích được những diễn biến và kết quả chính của mỗi hoạt động học được tổ chức cho học sinh, qua đó nêu được những mặt được/chưa được trong hoạt động dạy của giáo viên. Bước đầu khắc phục được tình trạng nhận xét theo tiến trình giờ dạy và đánh giá ưu điểm/hạn chế của người dạy một cách chủ quan.Nhận xét, út kinh nghiệm dựa trên minh chứng là hoạt động học của học sinh đã phát huy hiệu quả, tạo được môi trường sư phạm dân chủ, cởi mở, đoàn kết, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ.
2.2.3. Thực trạng sử dụng các thiết về sử dụng thiết bị dạy học
Về diện tích: Trung tâm có diện tích ộng (24000 m2) nên thuận lợi trong việc tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục, như: Chào cờ đầu tuần; khai giảng, tổng kết năm học; tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như các hoạt động khác.
Về phòng học: Trung tâm đã có nhà cao tầng, phòng học kiên cố đảm bảo tốt cho các hoạt động dạy học tại các phòng học này. Đặc biệt việc bố trí các thiết bị dạy học hiện đại, đắt tiền vì các phòng học này đảm bảo tốt cho việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị. Tuy nhiên vẫn còn một số phòng học, phòng làm việc và một số đang sử dụng nhà Cấp 4, chất lượng kém. Điều này hạn chế đến việc đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động được thực hiện tại các phòng này. Về phòng bộ môn và trang thiết bị cơ bản đảm bảo cho hoạt động dạy học. Có 02 phòng bộ môn tin học. Trung tâm có Bộ thiết bị tối thiểu của các khối lớp 10, 11, 12 do Sở GD - ĐT cấp. Song, vì không có phòng phòng thí nghiệm bộ môn để trưng bày nên việc phát huy tác dụng trong dạy học có nhiều hạn chế.
Các thiết bị dạy các môn nghề phổ thông như điện dân dụng, cắm hoa nghệ thuật chưa được Sở GD – ĐT cấp. Do đó, trung tâm phải thực hiện việc mua sắm, trang bị. Công tác này gặp nhiều khó khăn do kinh phí thu được hàng năm ccủa trung tâm eo hẹp. Đối với bộ môn làm vườn, do diện tích đất ccủa trung tâm chật hẹp, vì vậy trung tâm đã thực hiện việc hợp đồng thuê đất với các hộ dân trên địa bàn để đảm bảo điều kiện cho các tiết học thực hành. Thư viện, văn phòng, phòng y tế học đường được bố trí chung trong một phòng. Từ đó gây cản trở hoạt động lẫn nhau khi tất cả các hoạt động của các bộ phận cùng hoạt động.
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng các thiết về sử dụng thiết bị dạy học
Đơn vị | Tổng số | Chia a | Nguồn vốn | Nhu cầu bổ sung | ||||
Đạt chuẩn, kiên cố (1) | Bán kiên cố(2) | Tạm, xuống cấp | Công trình đang xây dựng | |||||
a. Khối phòng học và phòng học bộ môn | Phòng | 16 | 13 | 3 | 0 | 0 | 5 | |
- Phòng học | " | 14 | 12 | 2 | 0 | 0 | NSNN | 3 |
- Phòng học bộ môn | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | |
Trong đó: + Tin học | " | 2 | 1 | 1 | 0 | 0 | NSNN | 0 |
+ Ngoại ngữ | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | NSNN | 1 |
+ Vật lý | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
+ Hoá học | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
+ Công nghệ | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
+ Sinh học | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
b. Khối phòng phục vụ học tập | " | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | ||
- Nhà tập đa năng | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
- Thư viện | " | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | |
- Phòng thiết bị giáo dục | " | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | NSNN | 0 |
- Phòng hoạt động Đoàn | " | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | |
- Phòng truyền thống | " | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
c. Phòng khác | 7 | |||||||
- Phòng y tế học đường | " | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
- Khu vệ sinh dành cho giáo viên | " | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | NSNN | 1 |
- Khu vệ sinh dành cho học sinh nam | " | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | NSNN | 1 |
- Khu vệ sinh dành cho học sinh nữ | " | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | NSNN | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Hạn Của Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên
- Thực Trạng Quản Lý Quản Lý Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên
- Quy Mô Trường Lớp, Lãnh Đạo Chính Quyền, Chi Bộ Đảng, Cán Bộ Giáo Viên Nhân Viên
- Giáo Viên Đánh Giá Mức Độ Công Tác Kiểm Tra Của Giám Đốc Trung Tâm Gdnn – Gdtx Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình Về Quản Lý Thực Hiện Chương Trình
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên Và Hoạt Động Học Của Học Viên
- Các Ưu, Khuyết Điểm, Cơ Hội Và Thách Thức Trong Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tại Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Kim Sơn
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình)
Tóm lại, về cơ sở vật chất của trung tâm mới chỉ quan tâm đến xây dựng phòng học phục vụ HĐDH trên lớp. Trên thực tế còn phải ghép phòng làm việc với thư viện, hoặc phòng để đồ dùng dạy học. Trung tâm chưa được đầu tư đúng mức đối với các phòng chức năng. Phòng máy vi tính của trung tâm do nhiều năm không được cấp bổ sung, thay thế nên đa số máy tính hoạt động kém hiệu quả. Với điều kiện CSVC-TBDH như vậy thì trung tâm chưa đủ điều kiện để đổi mới PPDH theo yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
2.3.1 Thực trạng quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học
Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ quản lý dạy và học của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Nội dung quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học | Mức độ đánh giá % | ||||||
Tốt | Trung bình | Yếu | |||||
TS | % | TS | % | TS | % | ||
1 | Đầu năm học xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ công tác, chuyên môn, chủ nhiệm, dự giờ lên lớp, kiểm tra, đánh giá | 16 | 84,21 | 3 | 15,79 | 0 | 0 |
2 | Phân công chuyên môn, xây dựng thời khóa biểu hợp lý, khoa học | 12 | 63,16 | 4 | 21,05 | 3 | 15,79 |
3 | Thực hiện quy chế chuyên môn làm tiêu chí đánh giá thi đua cho giáo viên | 12 | 63,16 | 3 | 15,79 | 4 | 21,05 |
4 | Chỉ đạo kiểm tra giáo viên dạy và làm các kế hoạch giảng dạy của bộ môn | 11 | 57,89 | 3 | 15,79 | 5 | 26,32 |
5 | Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn thường xuyên định kỳ | 10 | 52,63 | 6 | 31,58 | 3 | 15,79 |
Qua kết quả đánh giá trên cho thấy, giám đốc đã thực hiện tốt việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn, chủ nhiệm, dự giờ lên lớp, kiểm tra, đánh giá đã có 16/19 giáo viên chiếm 84,21% đánh giá tốt, không có giáo viên nào đánh giá Giám đốc ở mức độ chưa tốt. Điều đó cho thấy Giám đốc rất chú ý đến việc xây dựng kế hoạch đầu năm, được đánh giá cao hơn các còn lại cho thấy. Trong công tác chỉ đạo kiểm tra giáo viên chưa được Giám đốc chú ý đây là một khâu quan trọng không thể bỏ qua trong công tác quản lý của Giám đốc. Bên cạnh đó số giáo viên đánh giá Giám đốc thực hiện tốt việc chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn thường xuyên định kỳ, có 10/19 ý kiến giáo viên chiếm 52,63% cho là tốt, qua thăm dò lấy ý kiến giáo viên còn nhận xét Giám đốc là chưa làm tốt, không đi dự họp tổ chuyên môn. Còn biện pháp Phân công chuyên môn, xây dựng thời khóa biểu hợp lý, khoa học được giáo viên đánh giá các Giám đốc thực hiện ở mức độ tốt với tỷ lệ 63,16%. Trong công tác thực hiện quy chế chuyên môn làm tiêu chí đánh giá thi đua cho giáo viên, theo các giáo viên đánh giá các Giám đốc đã quản lý thực hiện nội dung thường xuyên có 12/19 ý kiến giáo viên đã đánh giá cho việc tốt chiếm 63,16%. Công tác Chỉ đạo kiểm tra giáo viên dạy và làm các kế hoạch giảng dạy của bộ môn, đánh giá từ giáo viên là Giám đốc đã thực hiện ở nội dung này chỉ ở mức độ trung bình. Thực tế ở đây cho thấy, việc xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu công tác giảng dạy là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Dựa trên yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu iêng của từng bộ môn, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình, nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và tình hình cụ thể của mỗi đơn vị là việc làm không thể thiếu trong công tác quản lý hiện nay. Giám đốc là người quản lý kế hoạch và đề a kế hoạch và hướng dẫn các tổ, giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch chuyên môn là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng dạy học. Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình thực tế chưa chỉ đạo tốt việc quản lý kế hoạch, xây dựng kế hoạch cho giáo viên bổ sung hay điều chỉnh kế hoạch để không làm thay đổi mục
tiêu mà lại phù hợp với tình hình thực tế ở thời điểm đó chưa được khoa học. Như chúng ta đã biết việc xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu công tác giảng dạy là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên.
Qua phiếu trưng cầu lấy ý kiến của 19 giáo viên thuộc Trung tâm GDNN
– GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, chúng tôi thấy Giám đốc đã đưa ra 7 biện pháp quản lý và những nội dung cần thiết để chỉ đạo giáo viên trong việc soạn bài. Nhưng hiện nay việc soạn bài của giáo viên chủ yếu diễn ra ở nhà vì thế việc quản lý của Giám đốc về vấn đề này còn khó khăn.
Bảng 2.3. Giáo viên đánh giá mức độ quản lý của Giám đốc về các tiêu chí cho một bài soạn
Nội dung đánh giá | Mức độ đánh giá % | ||||||
Tốt | Trung bình | Yếu | |||||
TS | % | TS | % | TS | % | ||
1 | Giới thiệu và cung cấp cho giáo viên các loại tài liệu tham khảo | 14 | 73,68 | 4 | 21,05 | 1 | 5,26 |
2 | Yêu cầu các tổ bộ môn phải thống nhất nội dung, hình thức, thể loại bài soạn | 13 | 68,42 | 5 | 26,32 | 1 | 5,26 |
3 | Bài soạn phải đúng phân phối chương trình môn học | 17 | 89,47 | 1 | 5,26 | 1 | 5,26 |
4 | Bài soạn phải nêu rõ mục tiêu, nội dung kiến thức chuẩn bài dạy và rèn kỹ năng học cho học sinh | 12 | 63,16 | 6 | 31,58 | 1 | 5,26 |
5 | Bài soạn phải thể hiện rõ nội dung phương pháp hoạt động dạy của thầy và trò | 6 | 31,58 | 10 | 52,63 | 2 | 10,53 |
6 | Bài soạn có kế hoạch chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học cần thiết | 2 | 10,53 | 14 | 73,68 | 3 | 15,79 |
7 | Phân công tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra lịch báo giảng, ký duyệt giáo án hàng tuần của GV | 12 | 63,16 | 3 | 15,79 | 4 | 21,05 |
Kết quả trên cho thấy, Giám đốc đã thực hiện tốt việc giới thiệu và cung cấp cho giáo viên các loại tài liệu tham khảo, ý kiến đánh giá của giáo viên ở mức tốt có 14/19 chiếm 73,68%, tuy nhiên vẫn còn có 1/19 chiếm 5,26% ý
kiến của giáo viên đánh giá Giám đốc làm yếu. Một trong các quy định bắt buộc đối với giáo viên thực hiện khi soạn bài đó là bài soạn phải đúng phân phối chương trình môn học, đối với biện pháp này Giám đốc đã thực hiện rất tốt, đã có đến 17/19% chiếm 89,47% giáo viên đánh giá Giám đốc thực hiện tốt nội dung này hơn trong số 6 nội dung còn lại. Khi thực hiện chỉ đạo và xây dựng tiêu chí cho việc soạn bài của giáo viên là phải thống nhất nội dung chỉ đạo và yêu cầu các tổ bộ môn phải thống nhất nội dung, hình thức, thể loại bài soạn. Giám đốc ở trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện Kim Sơn đã thực hiện tốt, theo đúng sự chỉ đạo của Sở GD & ĐT ở biện pháp nay đã có 13/19 chiếm 68,42% giáo viên đánh giá Giám đốc đã thực hiện ở mức độ tốt. Trong công tác chỉ đạo chuyên môn nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo giáo viên soạn bài phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung kiến thức chuẩn và rèn kỹ năng cho học sinh, vì vậy các Giám đốc đã chiếm ở mức tốt, qua khảo sát đã có 12/19 chiếm 63,16% giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ tốt, thực hiện khảo sát ở nội dung này còn trung tâm chưa đưa vào tiêu chí đánh giá bài soạn. Đối với nội dung phân công tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra lịch báo giảng, ký duyệt giáo án hàng tuần của giáo viên chưa thực hiện được thường xuyên, các tổ trưởng tiến hành ký duyệt giáo án, đúng như kết quả khảo sát giáo viên về mức độ Giám đốc đã thực hiện tốt 12/19 chiếm 63,16%, tuy nhiên ở nội dung này vẫn còn 4/19 chiếm 21,05% giáo viên đánh giá Giám đốc thực hiện chưa tốt. Trong các nội dung Giám đốc quản lý việc xây dựng tiêu chí soạn bài cho giáo viên bên cạnh các nội dung đã thực hiện tốt ở trên thì còn các nội dung Giám đốc thực hiện chưa tốt đó là nội dung chỉ đạo bài soạn phải thể hiện rõ nội dung, phương pháp hoạt động của thầy và trò, khi khảo sát cho thấy chỉ có 6/19 chiếm 31,58% giáo viên đánh giá Giám đốc đã thực hiện tốt. Đặc biệt nội dung bài soạn phải có kế hoạch chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học cần thiết thì các Giám đốc chưa thực sự quan tâm, vì vậy qua ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của Giám đốc chỉ có 2/19 chiếm 10,53% đánh giá xếp loại tốt, nội dung này là quá thấp, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh tiếp thu một cách thụ động máy móc và thiếu thực tế vì vậy kết quả kiểm tra