Quy Mô Trường Lớp, Lãnh Đạo Chính Quyền, Chi Bộ Đảng, Cán Bộ Giáo Viên Nhân Viên

(Khuôn viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn, tại xóm 4, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)

Bản đồ giáo dục huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình Trung tâm GDNN GDTX huyện Kim Sơn 1

(Bản đồ giáo dục huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn từ khi thành lập đến nay dù thời gian ngắn, nhưng với truyền thống hơn 25 năm xây dựng và phát triển của hai đơn vị trước sát khi sát nhập, cùng với sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo, tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên.... Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, là điểm sáng trong mô hình GDNN-GDTX trên toàn tỉnh, được UBND huyện tặng Giấy khen, Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH xếp loại xuất sắc...

2.1.2. Quy mô trường lớp, lãnh đạo chính quyền, chi bộ Đảng, cán bộ giáo viên nhân viên

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn từ khi thành lập đến nay, dù mới sát nhập những đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, là điểm sáng trong mô hình GDNN-GDTX trên toàn tỉnh, được UBND huyện công nhận Đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2018.

Giờ lên lớp của thầy trò tại Trung tâm GDNN GDTX huyện Kim Sơn Số lượng học 2

(Giờ lên lớp của thầy trò tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn)

Số lượng học sinh học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT tính đến hết học kỳ I, năm học 2018 – 2019:

Sơ đồ 2.1. Số lượng học sinh học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT tính đến hết học kỳ I, năm học 2018 – 2019

STT

Khối

Số lớp

Số học sinh

Học sinh nữ

1

10

08

314

80

2

11

03

119

31

3

12

02

83

22

Tổng

13

516

133

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình)

Liên kết đào tạo nghề được mở ộng: hiện trung tâm có 15 lớp trung cấp nghề, 01 lớp Trung cấp Mầm non hệ chính quy, 01 lớp cao đẳng, 01 lớp đại học...

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và phối hợp tổ chức thi cấp chứng chỉ Tin học, ngoại ngữ, các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp ngắn hạn, sát hạch cấp giấy phép lái xe A1, B2...; các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và xuất khẩu lao động được chú trọng.

2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay

Tổng số cán bộ giáo viên: 42: Trong đó: Giáo viên: 24 chiếm tỷ lệ 57,1

%. Ban Giám đốc: 05 đồng chí. Nhân viên: 13 đồng chí. Tổ KHTN: 10 giáo viên. Tổ KHXH: 10 giáo viên. Tổ hành chính: 9 nhân viên. Tổ LK & HN:5. Tổ Dạy nghề: 03.

+ Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:


Tổng số

Thạc sỹ

ĐH

TC

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

42

16

26

10

8

24

9

15

1

1

0

4

1

3



B1.

+ Trình độ tin học: 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học A,B

+ Trình độ ngoại ngữ: 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ B,


Chi bộ đảng: 19 đảng viên/42 cán bộ, giáo viên, nhân viên (chiếm tỷ lệ

45,2 %). Chi Ủy gồm 05 đồng chí. Bí thư Chi bộ kiêm Giám đốc Trung tâm.

- Những thuận lợi và khó khăn hiện nay.

+ Thuận lợi:

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn được thành lập trên cơ sở sát nhập từ hai đơn vị là Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm và Trung tâm GDTX huyện Kim Sơn theo Quyết định số:1088/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8

năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Bình. Theo phân cấp quản lý nhà nước, trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn là trung tâm cấp huyện, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND huyện Kim Sơn, sau khi sát nhập Trung tâm đã xây dựng quy chế hoạt động do UBND cấp huyện ban hành quyết định. Bộ máy tổ chức và đội ngũ được củng cố và kiện toàn phù hợp với mô hình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn được Sở GD&ĐT, Sở LĐTB & XH và các sở, ngành liên quan có sự phối hợp trong việc quản lý về chuyên môn và tổ chức các hoạt động của trung tâm.

Từ sau sát nhập, các điều kiện về cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp, phòng học, phòng làm việc, trang thiết bị của trung tâm được đổi mới, cơ bản đảm bảo đầy đủ phục vụ tốt cho giảng dạy, học tập.

Đội ngữ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường. Nhìn chung, năng lực hoạt động của trung tâm sau khi sáp nhập và đổi tên được nâng cao và có điều kiện tương đối tốt để thực hiện nhiệm vụ.

Đối với chương trình GDTX cấp THPT, năm học 2018-2019 trung tâm đã tuyển sinh được 314 học sinh lớp 10, đạt 112,0 % kế hoạch. Trung tâm chủ động, tích cực phối hợp với các trường nghề tuyển sinh các lớp học văn hóa kết hợp học trung cấp nghề. Các lớp Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các hoạt động dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp được duy trì…

+ Khó khăn:

Mặc dù trong năm học 2018-2019, Trung tâm đã tuyển sinh được 08 lớp

10. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong những năm gần đây của khối GDNN- GDTX nói chung và trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn nói riêng vẫn là là công tác tuyển sinh. Từ thực tiễn nhiều năm nay thì việc tuyển sinh ở các trung tâm gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó là, nhận thức của người học luôn coi nhẹ chuyện học nghề, làm thợ, chỉ muốn thi vào các trường THPT công lập, sau đó học đại học, cao đẳng dù biết rằng đầu ra

sau này không hề đơn giản. Công tác phân luồng sau THCS đã được tích cực thực hiện song vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học, cao đẳng đang “nở rộ” đào tạo ngành nghề, có nhiều chính sách thu hút người học. Trong “cuộc đua” tuyển sinh này, cơ bản các trung tâm GDNN-GDTX đều yếu thế…

Đối tượng tuyển sinh của trung tâm ngoài những học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 tại bốn trường THPT trên địa bàn huyện không đậu mới xét vào trung tâm, ngoài ra những học sinh không đủ điều kiện thi vào 10 là đối tượng tuyển sinh chủ yếu. Chất lượng học sinh đầu vào rất thấp, không đồng đều khiến cho công tác quản lý và thực hiện các chương trình giáo dục gặp trở ngại.

Bất cập trong cơ chế hoạt động hiện nay càng làm khó khăn của các trung tâm GDNN-GDTX thêm chồng chất. Cũng như các trung tâm GDNN- GDTX cả nước, Trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn chịu sự quản lý về chuyên môn ngành dọc của cả Sở LĐTH&XH và Sở GD&ĐT nên trong chỉ đạo chưa có sự tập trung thống nhất, trong khi về nhân sự và tài chính thì trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện Kim Sơn. Cán bộ quản lý, giáo viên mảng GDTX được nghỉ hai tháng hè, hưởng 35% phụ cấp đứng lớp theo quy định của ngành GD&ĐT. Trong khi giáo viên dạy nghề chỉ nghỉ một tháng và không được hưởng chế độ đứng lớp. Điều đó gây khó khăn cho việc chỉ đạo, giám sát và phân công nhiệm vụ cũng như xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của đơn vị. Việc xếp hạng các trung tâm chưa được thực hiện, các văn bản pháp quy còn thiếu chặt chẽ…gây trở ngại cho việc xếp phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở trung tâm.

Mặc dù chương trình học văn hóa kết hợp học nghề được trung tâm tích cực triển khai, số lượng học viên đăng ký học với tỷ lệ khá cao, song sự phối hợp giữa trung tâm và các trường Trung cấp, cao đẳng, cao đẳng ngề còn

chưa chặt chẽ; một số học viên chưa thật sự tích cực học tập trong khi cùng một lúc phải học hai chương trình nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học của GDTX nói riêng nên Giám đốc trung tâm đã quan tâm cử giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng) dự các lớp tập huấn do Bộ, Sở GD - ĐT tổ chức. Bên cạnh đó còn tổ chức thường xuyên hoạt động dự giờ, thăm lớp, hội giảng để rút kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH.

Hoạt động thảo luận nhóm của thầy trò tại Trung tâm GDNN GDTX huyện Kim Sơn 3

(Hoạt động thảo luận nhóm của thầy trò tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn)

Việc đổi mới PPDH của GDTX, trong đó bao gồm các hoạt động giảng dạy hệ GDTX cấp THPT, tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX, giảng dạy nghề phổ thông... được thực hiện theo hướng tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, coi trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người học và tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt các ứng dụng của công nghệ thông tin.

Giáo viên đã có ý thức đổi mới PPDH được thể hiện từ việc thiết kế bài giảng đến việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong giảng dạy trên lớp.

Tuy nhiên, do thiếu thốn về CSVC-TBDH; ý thức, trình độ của học viên còn hạn chế nên việc đổi mới PPDH của giáo viên các trung tâm GDTX chưa đạt kết quả mong muốn.

2.2.2. Thực trạng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

Thực hiện quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, bước đầu các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên đã có nhận thức tốt và tự tin hơn trong việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá.Từ năm học 2017-2018 đến nay đã có rất nhiều lượt tổ/nhóm chuyên môn tham gia xây dựng và nộp chủ đề dạy học trên “Trường học kết nối”, qua đó thể hiện các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa. Nhiều chủ đề đã bổ sung thêm những nội dung dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương. Thông qua các chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã bước đầu chủ động, tự tin hơn trong việc điều chỉnh nội dung dạy học, biết cách khắc phục những chỗ chồng chéo, chưa hợp lý để áp dụng thực chất hơn, có hiệu quả hơn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.


Một buổi học tại Trung tâm GDNN GDTX huyện Kim Sơn Nội dung trên cũng đã thể 4


(Một buổi học tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn)

Nội dung trên cũng đã thể hiện được kết quả của việc đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học trong các nhà trường, từ việc đổi mới phương thức xây dựng bài học minh họa; mục tiêu và phương pháp quan sát khi dự giờ; nội dung và quy trình phân tích, rút kinh nghiệm bài học ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình:

- Xây dựng bài học minh họa: Bước đầu các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên đã biết căn cứ vào mục tiêu dạy học để xác định được vấn đề làm căn cứ lựa chọn nội dung để xây dựng chủ đề dạy học, đáp ứng được yêu cầu tổ chức cho học sinh không chỉ hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mà còn tạo được cơ hội cho học sinh hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó góp phần phát triển năng lực học sinh. Nhiều bài học minh họa theo chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã biết áp dụng hình thức, phương pháp dạy học tích cực một cách thực chất và hiệu quả hơn thông qua các hoạt động học của học sinh ở trên lớp và ở nhà, khắc phục được tình trạng giáo viên “trình

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí