Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BTTHPT

Bổ túc trung học phổ thông

2

CĐĐH

Cao đẳng đại học

3

CNH

Công nghiệp hóa

4

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

5

GĐCN

Giáo dục chuyên nghiệp

6

GDCQ

Giáo dục chính quy

7

GDKCQ

Giáo dục không chính quy

8

GDTX

Giáo dục thường xuyên

9

HĐDH

Hoạt động dạy học

10

HĐH

Hiện đại hóa

11

HTSĐ

Học tập suốt đời

12

KT-XH

Kinh tế - xã hội

13

PCGDTH

Phổ cập giáo dục tiểu học

14

PTCS

Phổ thông cơ sở

15

TH

Tiểu học

16

THCS

Trung học sơ cở

17

THPT

Trung học phổ thông

18

THTT

Thể dục thể thao

19

UBND

Ủy ban nhân dân

20

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng các thiết về sử dụng thiết bị dạy học 41

Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ quản lý dạy và học của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 44

Bảng 2.3. Giáo viên đánh giá mức độ quản lý của Giám đốc về các tiêu chí cho một bài soạn 46

Bảng 2.4. Giáo viên đánh giá mức độ công tác kiểm tra của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về quản lý thực hiện chương trình giảng dạy 48

Bảng 2.5. Kết quả điều tra giáo viên đánh giá mức độ quản lý phân công chuyên môn của Giám đốc 50

Bảng 2.6. Giáo viên đánh giá về mức độ quản lý của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đối với giờ dạy giáo viên . 52 Bảng 2.7. Thực trạng quản lý hoạt động học của học viên 54

Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên về mức độ quản lý của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về hoạt động kiểm tra đánh giá giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên 56

Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát về quản lý hoạt động, khai thác sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 59

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và giáo viên về tính cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp 92


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính cần thiết của 6 biện pháp

......................................................................................................................... 93

Biểu đồ 3.2. Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính khả thi của 6 biện pháp 94


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động quản lý 10

Sơ đồ 1.2. Giáo dục Việt Nam đến năm 2025 15

Sơ đồ 1.3. Hệ thống GDCQ và GDKCQ (GDTX) 19

Sơ đồ 2.1. Số lượng học sinh học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT tính đến hết học kỳ I, năm học 2018 – 2019 31

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định sự cần thiết về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta; trong đó đã chỉ rõ một trong những nội dung cần đổi mới là chuyển từ việc dạy học trang bị kiến thức cho người học sang hình thức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, cho người học; đây cũng là xu thế giáo dục trên toàn thế giới; đào tạo nhân cách cho người học, trong đó có phẩm chất và năng lực là các yếu tố cơ bản.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”[14], coi đó là một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục nước ta. Trong việc đổi mới nền giáo dục, vấn đề nâng cao chất lượng QLHĐDH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được quan tâm nghiên cứu và áp dụng.

Trung tâm GDNN - GDTX là một mô hình giáo dục có hình thức học tập đa dạng, giúp mọi người vừa học vừa làm, có khả năng tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người trong cộng đồng nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng năng suất lao động, làm lành mạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng và thích nghi với đời sống xã hội.

Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn từ khi ra đời đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, đã góp phần đáng kể trong công cuộc xóa mù

chữ, phổ cập giáo dục từng bước được nâng cao, tỉ lệ người lao động được phát triển ngày càng mạnh mẽ, đáp ứng nguồn nhân lực của địa phương và trong cả nước. Tuy nhiên trong vẫn còn nhiều hạn chế như:

Chất lượng học tập của học sinh các trung tâm GDNN -GDTX qua các năm học số yếu kém chiếm tỉ lệ khá cao. Nhận thức của học sinh ở Trung tâm còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện chưa cao, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn, gia đình một số em chưa quan tâm đúng mức. Việc nâng cao chất lượng về mặt học tập cho học sinh là một điều trăn trở của các cấp quản lý cũng như giáo viên giảng dạy ở Trung tâm.

Việc QLHĐDH những năm qua ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn có nhiều đổi mới, cải tiến, nhưng kết quả vẫn chưa cao. Những biện pháp quản lý chủ yếu được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu dạy học hiện đại và hiệu quả mà xã hội mong muốn.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, đòi hỏi cấp thiết hiện nay là phải đề xuất các biện pháp khả thi trong QLHĐDH góp phần đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn phát triển bền vững và hiệu quả.

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận văn nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trung tâm.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim

Sơn trong bối cảnh giáo dục hiện nay

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh giáo dục hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn văn hóa tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Công tác điều tra, khảo sát được tiến hành ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn.

5. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh giáo dục hiện nay đã đạt được những thành công ban đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nếu được đề xuất các biện pháp, giải pháp phù hợp, khả thi về quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN

– GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh giáo dục hiện nay góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tình hình mới.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN

– GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống các văn bản, tài liệu thể hiện những quan điểm và đường lối của Đảng, của Nhà nước; các công trình khoa học về quan

lý dạy học để hình thành cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động quản lý của Giám đốc Trung tâm về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý; quan sát hoạt động của giáo viên …

Phương pháp điều tra, khảo sát

Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để khảo sát về HĐDH ở Trung tâm. Đối tượng điều tra, khảo sát là 42 CB,GV của Trung tâm. Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của luận văn.

Phương pháp phỏng vấn

Thực hiện trao đổi, tọa đàm với một số CBQL, các TTCM, giáo viên có kinh nghiệm của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn để làm rõ thực trạng QLHĐDH.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra những nguyên nhân, hạn chế trong QLHĐDH của Trung tâm.

Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý báo cáo số liệu điều tra, khảo sát và khảo nghiệm.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần như: mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn còn một phần gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Sự phát triển của giáo dục thường xuyên ở Việt Nam

Thuật ngữ “GDTX” được phổ biến trong hệ thống giáo dục quốc dân vào những năm cuối thế kỷ XX. Bước sang thế kỷ mới, thế kỷ phát triển của công nghệ thông tin, đây tuy không phải là một vấn đề mới nhưng được xem xét với một quan điểm, cách nhìn, cách làm mới về phát triển giáo dục thường xuyên trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của GDTX là một quá trình đã được đúc kết kinh nghiệm từ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân ta qua hàng ngàn năm lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn lao của lịch sử qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nước ta kể từ Cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay, cùng với sự kế thừa kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực.

Trong thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, giai cấp thống trị chỉ quan tâm chăm lo việc học hành một số ít con em giai cấp địa chủ, quyền thế. Nhân dân lao động phải cho con em mình học ở các trường làng do các thầy đồ mở lớp dạy với số lượng ít học sinh hoặc một số gia đình có điều kiện thì mời thầy về nhà dạy.

Trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, giáo dục thường xuyên còn được gọi là bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Từ khi đất nước được thống nhất, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, GDTX được hình thành, phát triển mạnh mẽ với những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Điểm thể hiện rõ nhất là GDTX đã từng bước có cơ sở pháp lý và được xem song song, bình đẳng với giáo dục chính qui, nên được gọi là giáo dục không chính quy (mà gần đây là Luật giáo dục gọi là phương thức giáo

dục thường xuyên).

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí