Thực Trạng Quản Lý Quản Lý Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên

chức các hình thức học tập ngoài lớp học. Để quản lý giáo viên dạy đủ, đúng chương trình người Giám đốc Trung tâm cần thực hiện các việc như sau:

- Yêu cầu giáo viên xây dựng chương trình dạy học môn học do mình phụ trách, trong đó kế hoạch dạy học phải được thể hiện rõ.

- Giám đốc cùng với Phó Giám đốc, tổ trưởng chuyên môn cần nắm rõ tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng. Quan trọng nhất là Giám đốc phải tiến hành phân tích hình hình thực hiện chương trình sau mỗi lần báo cáo của giáo viên bộ môn về việc thực hiện chương trình để có những biện pháp quản lý tốt chương trình dạy học.

- Sử dụng các biển bảng sổ sách như: Phiếu báo giảng, sổ đầu bài, phân phối chương trình... để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiện chương trình.

- Dùng thời khóa biểu, phân phối chương trình để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các môn, các lớp sao cho đồng đều cân đối tránh so le, thiếu giờ, thiếu bài, môn dạy nhanh hay chậm so với kế hoạch của từng môn.

Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy là việc xác định mục tiêu công tác giảng dạy của mỗi giáo viên phải dựa trên cơ sở trình độ tay nghề và kết quả phân tích tình hình học tập của học viên. Giám đốc phải hướng dẫn giáo viên quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ xác định mục tiêu đúng đắn và biết tìm ra biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong công tác quản lý của Trung tâm, Giám đốc phải coi việc giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng giờdạy. Vì vậy, Giám đốc phải sử dụng nhiều biện pháp phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường giúp họ hoàn thành kế hoạch.

1.4.2. Thực trạng quản lý quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho toàn năm học, từng học kỳ hoặc chuẩn bị cho từng tiết lên lớp cụ thể:

- Chuẩn bị dài hạn: Giáo viên cần xây dựng được kế hoạch dạy học từng môn học cho toàn bộ năm học hay từng học kỳ, dựa trên chương trình dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tình hình học tập của học sinh. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần tính đến khả năng của Trung tâm trong việc cung ứng vật chất, các điều kiện thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, khả năng sáng tạo tự làm, đồ dùng giảng dạy của thầy phục vụ cho bài giảng và tài liệu, đồ dùng có sẵn của Trung tâm để phục vụ cho bài giảng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Chuẩn bị cho từng tiết lên lớp: Đó là việc soạn giáo án của giáo viên. Đây là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho từng giờ lên lớp. Giáo án là bản thiết kế cụ thể về tiết lên lớp, do đó cần phải ghi rõ nội dung khoa học mà học sinh cần nắm, các hoạt động với cách thức và phương tiện cụ thể thời gian phân phối trong tiết học. Để quản ý tốt công tác soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, Giám đốc Trung tâm cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài

+ Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn với tính chất chỉ dẫn.

+ Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên bài soạn mẫu...

+ Quy định về việc dùng các bài soạn.

+ Sinh hoạt chuyên môn, thảo luận để thống nhất những nội dung, phương pháp soạn bài, những thay đổi cần bổ sung, đổi mới phương pháp,cải tiến giờ dạy sao cho phù hợp với đối tượng:

+ Giữa Giám đốc, Phó Giám đóc, các tổ chuyên môn có sự phân công: kiểm tra, theo dõi nắm tình hình soạn bài của giáo viên qua các buổi kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên, tổng hợp tình hình qua biên bản sinh hoạt chuyên môn, phiếu báo giảng, kế hoạch chương trình.

1.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của học viên

Cùng với quản lý hoạt động dạy của giáo viên thì Giám đốc trung tâm còn phải quản lý hoạt động học tập của học viên. Quản lý tốt hoạt động học tập của học viên thì mới phát huy được kết quả của hoạt động dạy của giáo viên. Do đó, Giám đốc trung tâm cần tập trung chỉ đạo hoạt động học tập của học viên với các nội dung sau: Xây dựng kỷ cương, nền nếp trong hoạt động học tập của học viên. Bao gồm: tổ chức cho học viên học tập quy chế, nội quy của trung tâm về nền nếp học tập và các hoạt động khác; chỉ đạo Ban giám thị, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối hợp tổ chức, xây dựng và theo dõi nền nếp học tập của học viên. Tăng cường giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học viên nhắc nhở học viên thực hiện tốt nền nếp, kỷ cương của trung tâm. Thường xuyên quan tâm, theo dõi tình hình học tập của học viên thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc chuẩn bị bài cũ, tự học ở nhà, học trên lớp, điểm số các loại.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua vào các chủ điểm trong năm học. Thực hiện nghiêm túc và kịp thời công tác khen thưởng, kỷ luật.

Quan tâm giúp đỡ học viên yếu, kém và bồi dưỡng đội ngũ học viên giỏi bằng cách bố trí giáo viên bộ môn tâm huyết với nghề, có phương pháp giảng dạy tốt, có uy tín đối với học sinh và phụ huynh. Đồng thời phối hợp với gia đình để theo dõi, nhắc nhở học viên tự học tại nhà. Kịp thời động viên, khen thưởng những học viên có tiến bộ trong học tập. Có các chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những giáo viên làm công tác giúp đỡ học viên yếu, kém và bồi dưỡng học viên giỏi để khuyến khích, động viên họ đầu tư chuyên môn ngày càng tốt hơn.

1.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên

Kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, của học viên là khâu quan trọng của quá trình dạy học. Nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học và hoạt động dạy, củng cố và phát triển trí tuệ của học viên cũng như giáo dục phẩm chất, nhân cách hoc học viên.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên có vai trò quan trọng. Vì vậy Giám đốc cần nắm được tình hình giáo viên thực hiện vấn đề này ở các nội dung sau:

+ Thực hiện chế độ kiểm tra, chế độ cho điểm theo quy định

+ Chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét của giáo viên và lời phê cụ tể cho từng bài để học viên rút kinh nghiệm cho mình.

+ Cho điểm đúng tiêu chuẩn, biểu điểm, đáp án đã đề ra.

+ Báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định và kết quả điểm kiểm tra trong sổ ghi điểm cá nhân và sổ điểm nhà trường, tổng kết phân loại, đánh giá học viên qua mỗi kỳ và cuối năm học.

- Để nắm được các nội dung trên Giám đốc cần phân công cho Phó giám đốc, Thư ký Hội đồng nhà trường, tổ trưởng chuyên môn theo dõi và tổng hợp tình hình hàng tuần, tháng. Giám đốc Trung tâm cần lập ra những mẫu báo cáo thống kê để thu nhập chính xác số liệu về tình hình thực hiện của giáo viên, đồng thời xem xét, kiểm tra (sổ điểm lớp, sổ đầu bài, sổ điểm cá nhân, sổ sự dự giờ thăm lớp, sổ sinh họat chuyên môn và một số bài kiểm tra, cũng như ghi của học viên) để nắm tình hình.

- Từ những số liệu và kết quả thu được Giám đốc Trung tâm GDTX cần phân tích, tình hình giáo viên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên để có điều chỉnh uốn nắn kịp thời.

1.4.5. Thực trạng về quản lý hoạt động, khai thác sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

“CSVC-TBDH là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh. Đây là một hệ thống bao gồm trường sở, thiết bị chung, thiết bị dạy học theo các môn học và các thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục khác như lao động, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,…” [19,4].

CSVC-TBDH đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học. Bao gồm: các phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, vườn trường, sân chơi, bãi tập, các phòng làm việc hành chính, công trình vệ sinh…

Thiết bị dạy học: Bao gồm vật liệu, mẫu vật mô hình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ lao động, các thiết bị CNTT, hoá chất, nguyên vật liệu, phim đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình,…

Sách báo là một bộ phận của CSVC-TBDH; là công cụ, phương tiện của giáo viên và học viên. Đồ dùng học viên, bao gồm những đồ dùng, dụng cụ học tập của học viên.

Thực hiện quản lý tốt CSVC-TBDH, Giám đốc trung tâm cần phải thực hiện tốt các việc sau đây:

Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch đầu tư CSVC-TBDH của trung tâm trên phù hợp với mục tiêu đào tạo của trung tâm, mục tiêu của ngành giáo dục, mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. Trong đó, cần xác định mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt.

Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch sử dụng TBDH trong kế hoạch chuyên môn của mình theo từng nội dung giảng dạy và thông qua tổ chuyên môn, cán bộ phụ trách thiết bị để sắp xếp, bố trí hợp lý trong việc sử dụng chung.

Phát động thi đua việc sử dụng TBDH hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH. Hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thi tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả các TBDH.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng TBDH cho giáo viên giúp giáo viên sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học. Đặc biệt quan tâm giáo viên nữ trong việc sử dụng các thiết bị thường không thuộc sở trường của họ, như thiết bị CNTT.

Xây dựng nội quy sử dụng CSVC-TBDH để mọi thành viên trong trung tâm thực hiện. Việc sử dụng TBDH được xem là tiêu chí quan trọng trong việc xếp loại chuyên môn giáo viên.

Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm kê, đánh giá để khấu hao, bổ sung, thay thế những thiết bị hư hỏng.



sau:

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận ở trên, tác giả rút ra một số nhận xét


Cơ sở lý luận đã nghiên cứu sơ lược về lịch sử giáo dục thường xuyên,

tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thường xuyên, Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục thường xuyên... qua đó thấy đựơc sự hình thành, phát triển và ý nghĩa của loại hình đào tạo này với sợ phát triển của đất nước ta nói chung với sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói iêng.

Cơ sở lý luận đã phân tích một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu trong đề tài nhấn mạnh khái niệm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Giáo dục người lớn, quản lý, quản lý giáo dục... các phạm trù có liên quan làm công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN KIM SƠN

2.1. Một số khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Lịch sử hình thành trung tâm, một vài nét về tình hình phát triển của trung tâm đến giai đoạn hiện nay

Thực hiện Thông tư 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ LĐTBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn được thành lập trên cơ sở sát nhập từ hai đơn vị là Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm và Trung tâm GDTX huyện Kim Sơn theo Quyết định số:1088/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Bình. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Kim Sơn, Ban Giám đốc Trung tâm đã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Chi ủy, Ban Giám đốc; tổ chức lại bộ máy chính quyền; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và đi vào hoạt động theo quy chế của đơn vị.


Và hoạt động của Trung tâm và đi vào hoạt động theo quy chế của đơn vị 1

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí