Kết luận chương 1
Dạy học phân hóa là quá trình dạy học được tiến hành theo nhóm trình độ và năng lực của cá nhân nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh, quản lý hoạt động dạy học phân hóa là những tác động của hiệu trưởng qua việc thực hiện 4 chức năng của quản lý tới quá trình dạy học, giáo viên, học sinh và môi trường dạy học nhằm chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy học theo nhóm trình độ, năng lực học tập của học sinh để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đề ra.
Trong QLDH theo quan điểm DHPH đặc biệt cần chú ý đến việc thiết kế chương trình dạy học chi tiết phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng/ năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức độ khó và hình thức học tập của HS một cách phù hợp. Sau khi có kết quả đánh giá đầu vào của HS, nội dung, quá trình, sản phẩm (kết quả) có thể được thay đổi để HS có cơ hội phát triển đến trình độ cao hơn, tức là tối ưu hoá sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân.
Cơ sở lý luận về DH và QLDH theo quan điểm DHPH là căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm DHPH cũng như tìm ra các biện pháp QLDH theo quan điểm DHPH ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Những vấn đề này tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 của đề tài.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng. Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 10.711,63 ha, có vị trí giáp ranh như sau: phía Bắc giáp các xã Ngũ Lão và Bế Triều huyện Hoà An; phía Nam giáp xã Hồng Nam huyện Hoà An, xã Kim Đồng và xã Canh Tân huyện Thạch An; phía Đông giáp các xã Quang Trung và Hà Trì huyện Hoà An; phía Tây giáp các xã Lê Chung, xã Bạch Đằng và xã Hoàng Tung huyện Hoà An.
Thành phố có 11 phường, xã, bao gồm: Phường Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Hòa Chung, Tân Giang, Duyệt Trung và xã Vĩnh Quang, Hưng Đạo, xã Chu Trinh.
- Địa hình, địa mạo: Thành phố Cao Bằng có địa hình dạng lòng máng thuộc vùng hợp lưu của sông Bằng, sông Hiến.
- Khí hậu: Thành phố Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa, nhưng hai mùa thể hiện rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Thủy văn: Chảy qua địa bàn thành phố là 2 con sông chính, sông Bằng và Sông Hiến. Sông Bằng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài chảy qua thành phố là 24,7 km, lưu lượng dòng chảy trung bình là 72,50 m3/s. Sông Hiến chảy theo hướng Nam - Bắc, đoạn qua thành phố dài khoảng 8,2 km. Ngoài ra còn có hệ thống sông, suối nhỏ chảy vào hai sông lớn kể trên.
* Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn 2013-2018, thành phố Cao Bằng cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2018 mà Đại hội đảng bộ thành phố đã đề ra. Năm 2018 Thương mại - dịch vụ chiếm 59,53%; Công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm 34,33%; Nông lâm ngư nghiệp chiếm 6,14% [17].
* Khái quát về đặc điểm văn hóa - giáo dục thành phố Cao Bằng: Trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo của thành phố tiếp tục có bước phát triển quan trọng, thành phố luôn giữ vững vị trí đơn vị dẫn đầu trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của toàn tỉnh.
Hàng năm triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hóa, duy trì sĩ số học sinh trong các nhà trường. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng và đỗ tốt nghiệp đạt từ 98- 100%; số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm đều tăng. Toàn cấp có 449 HSG các môn văn hóa cấp Thành phố và 64 HSG cấp Tỉnh.
Mạng lưới trường lớp học được phát triển 11/11 xã, phường. Hệ thống trường, lớp học được quy hoạch, từng bước hoàn chỉnh với 44 cơ sở giáo dục, gồm 13 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 9 trường THCS, 05 trường THPT và 02 TTGDTX, đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc, giáo dục và tu dưỡng của con em nhân dân các dân tộc Thành phố; tỷ lệ kiên cố hóa đạt trên 96%. Đến nay, đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên cả ba cấp học đạt trình độ chuẩn đào tạo với tỷ lệ 100% [17].
Tính đến hết năm 2018 toàn thành phố có 25 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 0 3 trường THPT, 6 THCS, 10 trường tiểu học và 6 trường mầm non); Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi duy trì, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2 [16].
2.1.2. Khái quát về giáo dục THPT của thành phố Cao Bằng
Thành phố Cao Bằng có 5 trường THPT, mỗi trường có điều kiện ra đời và chức năng nhiệm vụ riêng:
- Nền móng của trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng đã có cách đây gần 40 năm. Đó là lớp Toán đặc biệt năm 1965. Tỷ lệ đỗ ĐH luôn đạt trên 85%, hàng năm đều có học sinh giỏi quốc gia, trong đó đã có giải nhất, giải nhì ở các môn khoa học Xã hội. Năm 2010, trường đã được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia.
- Trường THPT DTNT tỉnh có chức năng, nhiệm vụ như một trường THPT bình thường và có những chức năng đặc trưng phù hợp với tính chất dân tộc và nội trú của nhà trường như: Trường chỉ dành cho con em các dân tộc sau khi đã tốt nghiệp THCS có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh với mục tiêu là tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cho tỉnh.
- Trường THPT Thành phố Cao Bằng tiền thân là trường Cấp III Hoàng Đình Giong, cũng là trường cấp III đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đến nay trường THPT Thành phố Cao Bằng đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành điểm sáng trong ngành giáo dục tỉnh nhà. Năm 2015 nhà trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Trường THPT Cao Bình: Trường cấp III Đặc biệt Cao Bình - nay là trường THPT Cao Bình được thành lập năm 1969. Những ngày đầu thành lập trường có trong trường có 2 hệ song hành đó là lớp Chuyên Toán của tỉnh Cao Bằng và hệ phổ thông. Hiện nay nhà trường chỉ có hệ THPT. 50 năm - một khoảng thời gian đủ lớn để viết lên trang sử của một ngôi trường và cũng đủ để khẳng định sự nỗ lực vươn lên của ngôi trường đó. Năm 2018 nhà trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng công nhận trường THPT Cao Bình đạt chuẩn quốc gia (trường THPT thứ 4 trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia).
- Trường THPT Bế Văn Đàn được thành lập muộn nhất so với các trường THPT trên địa bàn thành phố vào tháng 9 năm 2005. Năm học đầu tiên nhà trường chưa đủ cơ sở vật chất nên được học tạm tại trường Cao đẳng sư phạm Cao Bằng. Cơ cấu tổ chức nhà trường khi mới thành lập bao gồm 01 cán
bộ quản lý và 3 giáo viên. Khóa học đầu tiên nhà trường tuyển được 3 lớp 10. Với điều kiện ban đầu khó khăn vậy nhưng tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao để phát triển nhà trường cả về cơ sở vật chất và chất lượng dạy học.
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường THPT thành phố Cao Bằng đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn 100% trở lên. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL (Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ phó chuyên môn), GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Trường | Tổng số | CBQL | GV | Trình độ đào tạo | ||
Thạc sĩ | Đại học | |||||
1 | Trường THPT thành phố Cao Bằng | 69 | 16 | 53 | 14 | 55 |
2 | Trường THPT DTNT tỉnh | 35 | 7 | 28 | 4 | 31 |
3 | Trường THPT Chuyên | 58 | 14 | 44 | 33 | 25 |
4 | Trường THPT Bế Văn Đàn | 43 | 6 | 37 | 4 | 39 |
5 | Trường THPT Cao Bình | 35 | 6 | 29 | 6 | 29 |
Tổng | 240 | 49 | 191 | 61 | 179 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Dạy Học Phân Hóa
- Nội Dung Và Nguyên Tắc, Quy Trình Dạy Học Phân Hóa
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Dạy Học Phân Hóa
- Thực Trạng Nội Dung Và Quy Trình Thực Hiện Dạy Học Phân Hóa Ở Các Trường Thpt Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Quản Lý Dạy Học Phân Hóa Ở Các Trường Thpt Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Dạy Học Phân Hóa Ở Các Trường Thpt Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nguồn: thống kê từ số liệu lưu trữ của Sở GD&ĐT
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; duy trì có chất lượng hoạt động giảng dạy và học tập. Các nhà trường trên địa bàn thành phố Cao Bằng đã tổ chức DHPH theo nhiều hướng khác nhau với hình thức dạy học toàn lớp. Cách tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và phần nào đã đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh. Cụ thể ngay từ đầu năm học các nhà trường căn cứ vào nguyện vọng của học sinh khi đăng kí tuyển sinh, điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 và kết quả học tập của học sinh cấp THCS để sắp xếp vào các ban:
- Ban Khoa học tự nhiên (KHTN) nâng cao các môn Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học.
- Ban Khoa học Xã hội – Nhân văn (KHXH-NV) nâng cao các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh.
- Ban Cơ bản và tự chọn nâng cao các môn Toán, Vật lí, Hóa học hoặc học tự chọn bám sát.
Để thuận lợi cho việc quản lí và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường về GV và cơ sở vật chất, các trường đều tổ chức dạy học tự chọn theo lớp cho HS theo nhiều hướng:
- Đối với HS ban KHTN và KHXH-NV thời lượng học tự chọn là 1,5 tiết/tuần đối với trường THPT chuyên và THPT thành phố Cao Bằng.
- Đối với HS ban Cơ bản thời lượng học tự chọn là 4 tiết/tuần. Được sắp xếp như sau:
+ Học tự chọn nâng cao A: nâng cao các môn Toán,Vật lí, Hóa học (tổ chức ở trường THPT thành phố Cao Bằng)
+ Học tự chọn bám sát một số môn đáp ứng nhu cầu của học sinh (tổ chức ở các trường THPT thành phố, THPT Bế Văn Đàn, THPT Cao Bình, THPT Dân tộc nội trú tỉnh)
2.1.3. Tổ chức khảo sát
2.1.3.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng dạy học phân hóa và quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
2.1.3.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng dạy học phân hóa của giáo viên ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Khảo sát thực trạng quản lý dạy học phân hóa của giáo viên ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học phân hóa của giáo viên ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
2.1.3.3. Đối tượng khảo sát
Khảo sát 40 cán bộ quản lý và 150 giáo viên các trường THPT của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
2.1.3.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường THPT
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý và giáo viên làm rõ thực trạng thu được từ kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
Nghiên cứu sản phẩm về văn bản quản lý và hồ sơ dạy học của giáo viên về dạy học phân hóa.
Xử lý số liệu khảo sát:
Sử dụng thang đo Likert 5 bậc lựa chọn trong bảng khảo sát.
Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8.
Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: xếp ở độ kém (K);
1.81 – 2.60: Xếp mức độ yếu (Y);
2.61 – 3.40: Xếp mức độ trung bình (TB);
3.41 – 4.20: Xếp mức độ khá (KH);
4.21 – 5.00: Xếp mức độ tốt (T).
1.00 – 1.80: Chưa thực hiện bao giờ;
1.81 – 2.60: Ít thực hiện;
2.61 – 3.40: Thực hiện không thường xuyên;
3.41 – 4.20: Thường xuyên thực hiện;
4.21 – 5.00: Rất thường xuyên thực hiện
1.00 – 1.80: Không ảnh hưởng;
1.81 – 2.60: Ít ảnh hưởng;
2.61 – 3.40: Bình thường;
3.41 – 4.20: Ảnh hưởng;
4.21 – 5.00: Rất ảnh hưởng
2.2. Thực trạng dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học phân hóa ở các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 1 và 2 tiến hành khảo sát trên cán bộ quản lý và giáo viên THPT, tác giả luận văn thu được kết quả ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông về ý nghĩa của dạy học phân hóa
Mức độ đánh giá | TB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1. Phát triển năng lực học tập cho học sinh | 0 | 20 | 165 | 228 | 340 | 4.0 |
2. Theo dõi được sự tiến bộ của học sinh | 3 | 24 | 465 | 52 | 35 | 3.0 |
3. Phù hợp với đối tượng học sinh | 2 | 108 | 120 | 176 | 250 | 3.5 |
4. Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh trong lớp và cá nhân học sinh | 0 | 40 | 171 | 328 | 155 | 3.7 |
5. Đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh | 0 | 60 | 222 | 244 | 125 | 3.4 |
6. Các nội dung khác | 15 | 186 | 174 | 80 | 20 | 2.5 |
Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.2 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên trường THPT đều có nhận thức đúng về ý nghĩa của dạy học phân hóa, các tiêu chí nhận thức đều đạt mức khá không có tiêu chí nào về nhận thức đạt mức trung bình và mức tốt.
Kết quả khảo sát cho thấy còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của dạy học phân hóa.
Trao đổi với giáo viên Trần Thị Hạnh trường THPT thành phố Cao Bằng cho thấy giáo viên đã có nhận thức đúng về dạy học phân hóa tuy nhiên chưa thực sự phân biệt giữa dạy học phân hóa vĩ mô và dạy học phân hóa vi mô.