Nội Dung Dạy Học Nghề Phổ Thông Ở Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng

2.3.2. Nội dung dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát nội dung của DHNPT, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu khảo sát câu 2 (phục lục 1) và câu 2 (phục lục 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2: Mức độ nhận thức của CBQL, GV về nội dung dạy học nghề phổ thông‌


TT


Tầm quan trọng

Mức độ nhận thức


Điểm TB

X


Thứ bậc

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan

trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Điện dân dụng

20

18,3

44

40,4

45

41,3

1,8

3

2

Nghề sửa chữa xe máy

35

32,1

54

49,5

20

18,4

2,1

2

3

Nghề thêu tay

14

12,8

33

30,3

62

56,9

1,6

4

4

Tin học văn phòng

60

55,0

40

36,7

09

8,3

2,5

1


Điểm trung bình của nhóm







2,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 8

Qua kết quả ở bảng ta thấy: Mức độ nhận thức của CBQL, GV về nội dung dạy học nghề phổ thông là ở mức trung bình (điểm trung bình của nhóm là 2,0 điểm). Một số môn dạy nghề ở trung tâm đã không phù hợp với thực tiễn ở địa phương, như môn điện dân dụng, nghề thêu tay. Do rất nhiều nguyên nhân mà hai nghề trên lại không phù hợp như các nghề này yêu cầu cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, luôn tuân thủ quy định, quy trình,...đã làm cho học sinh thấy bị gò ép, không thoải mái khi học.

Có 3 nghề: nghề sửa chữa xe máy, Điện dân dụng và tin học văn phòng được đánh giá ở mức nhận thức cao (có điểm trung bình từ 1,8 điểm đến 2,5 điểm). Nghề thêu tay được đánh giá ở mức độ thấp ( X = 1,6 điểm, mức độ rất

quan trọng chỉ chiếm 12,8%). Với thực tiễn, nghề sửa chữa xe máy được các em học sinh lựa chọn học chiếm số lượng khá cao. Các em học xong có thể tự sửa chữa xe máy ở gia đình. Sau khi ra trường, nếu em nào có trình độ sửa chữa vững vàng có thể tự mở quán nhỏ để có thu nhập nuôi chính bản thân mình và gia đình. Tin học văn phòng cũng được đánh giá ở mức rất quan trọng chiếm

55% ( X = 2,5 điểm). Để đáp ứng được thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì tin học văn phòng rất quan trọng, không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Đặc biệt ở thời kỳ Cách mạng 4.0 - mà tại Việt Nam cơ bản là ứng dụng công nghệ tự động hóa, trao đổi dữ liệu,... trong công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin càng khẳng định được tầm quan trọng của mình.

Kết hợp với kết quả điều tra trên, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với CBQL trung tâm, được biết: Hầu hết các chương trình DNPT hiện tại chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Chương trình dạy nghề lạc hậu, không được cập nhật thường xuyên. Một số chương trình nghề sau khi ban hành đã bộc lộ những điểm bất hợp lý về thời lượng, trình độ và tính thực tiễn làm cho người học không thích. Đối với học sinh lớp 9 mới được học bài máy điện nhưng lại học nghề ở lớp 8, nên học sinh rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, do vậy việc học sinh ngại học là điều không tránh khỏi.

Thực tế trong các năm học qua để khắc phục những bất cập trên, chúng tôi đã điều chỉnh lại tiến độ chương trình, dùng chương trình tương đương để dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của từng địa phương.

2.3.3. Phương pháp dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong DHNPT chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra với mẫu phiếu khảo sát câu 3 (phục lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Các phương pháp được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học



TT


Phương pháp dạy học

Mức độ nhận thức

Điểm TB

X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Chưa sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

PP vấn đáp, đàm thoại

12

85,7

2

14,3

0

0

2,9

1

2

PPDH phát hiện và giải

quyết vấn đề

9

64,3

5

35,7

0

0

2,6

2

3

PP hợp tác trong nhóm nhỏ

3

21,4

6

42,9

5

35,7

1,9

3

4

PPDH định hướng hành động

2

14,3

7

50,0

5

35,7

1,8

4

5

PPDH theo dự án

2

14,3

2

14,3

10

71,4

1,4

6

6

PPDH theo tình huống

1

7,1

7

50,0

6

42,9

1,6

5


Điểm trung bình của nhóm







2,0


Qua số liệu điều tra ở bảng 2.3 cho thấy: Các phương pháp được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học nghề phổ thông được đánh giá về mức độ thực hiện là trung bình ( X = 2,0 điểm). Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong dạy học nghề phổ thông vẫn là thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, đàm thoại, rồi đến phương pháp thuyết trình giảng giải. Trong dạy học nghề phổ thông, lời

nói thường dùng để lập luận, dẫn dắt, tìm tòi, giải thích chứng minh. Ngoài ra hai phương pháp dạy học được sử dụng nhiều là phương pháp vấn đáp và phương pháp luyện tập và thực hành. Riêng vấn đề luyện tập và thực hành chính là đặc trưng của dạy học nghề phổ thông. Phương pháp trực quan thì không phải trong tình huống nào cũng sử dụng. Còn phương pháp: Dạy học theo dự án, Dạy học theo nhóm, quan tâm tới từng đối tượng học sinh thì còn ít được sử dụng thường xuyên và có giáo viên chưa sử dụng bao giờ. Sở dĩ có điều này cũng vì để sử dụng các phương pháp này rất cần sự chủ động linh hoạt và hợp tác của học sinh, mà đối với học sinh đại trà thì không phải đối với lớp nào cũng có thể áp dụng được. Ngoài ra, muốn sử dụng được phương pháp đó

cũng yêu cầu người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức phối hợp và xử lý linh hoạt các tình huống trên lớp, quan trọng hơn là nhận thức được vai trò tác dụng của từng phương pháp để thực hiện. Thực tế trên do nhiều nguyên nhân: Trong đó, đa phần GV giải thích tình trạng này, giáo viên đều trả lời: Kiến thức nhiều, thời gian có hạn, đề kiểm tra đánh giá yêu cầu cao… Giáo viên giảng cũng chẳng đủ thời gian, nếu thảo luận nhóm để học sinh trình bày, sau đó giáo viên lại định hướng thì không thể đi hết nội dung bài học. Vì trong một tiết học không đủ thời gian để tất cả các nhóm trình bày và giáo viên cũng không thể định hướng được phần trả lời của các nhóm. Ngoài ra để hoạt động nhóm thực sự thì bản thân học sinh cần hết sức tích cực, mỗi cá nhân đều phải hoạt động và hợp tác làm việc, song thực tế thì những học sinh học yếu hơn lại chỉ “trông chờ” vào bạn giỏi hơn, nên hoạt động nhóm đối với học sinh trung bình yếu là ít hiệu quả thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân do nội dung và thời lượng chương trình cũng như quy mô lớp học dẫn đến việc học nhóm chưa được áp dụng nhiều. Phương pháp đóng vai theo tình huống đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kĩ càng, học sinh phải có khả năng nhập vai tốt. Trong khi đó học sinh vùng nông thôn lại thường hay nhút nhát, có tâm lý e ngại. Phương pháp tổ chức cho HS thực hiện các kế hoạch học tập đòi hỏi học sinh phải có ý thức học tập cao, gia đình quan tâm sâu sát việc học tập của con em thì mới áp dụng được. Trong khi đó, các vùng của huyện thường có tỷ lệ cha mẹ học sinh ít quan tâm sâu sát đến việc học tập của con em.

Kết quả khảo sát cho thấy: Các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học theo tình huống,…còn ít được thực hiện. Thậm chí có giáo viên chưa nắm được tên một số phương pháp dạy học tích cực, chưa nắm được bản chất của những phương pháp này. Như vậy bản thân giáo viên còn ngại học hỏi, ngại áp dụng cũng là một nguyên nhân lớn khiến các phương pháp dạy học tích cực còn ít được phổ biến trong giờ dạy học nghề phổ thông.

2.3.4. Hình thức tổ chức dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để đánh giá về nội dung này chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra với mẫu phiếu khảo sát câu 4 (phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Các hình thức tổ chức được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học


TT


Hình thức tổ chức

Mức độ nhận thức

Điểm TB

X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Chưa sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dạy học cả lớp

13

92,9

1

7,1

0

0

2,9

1

2

Dạy học theo nhóm

9

64,3

5

35,7

0

0

2,6

2

3

Dạy học cá nhân

8

57,1

3

21,4

2

21,5

2,3

3

4

Dạy học trải nghiệm

6

42,9

6

42,9

2

14,2

2,3

4

5

Tham quan

2

14,2

2

14,2

10

71,6

1,4

6


Điểm trung bình của nhóm







2,3


Qua số liệu điều tra ở bảng 2.4 cho thấy: đã có một tỷ lệ nhất định giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên, một số đôi khi và chưa sử dụng các hình thức dạy học tích cực, được đánh giá ở mức trung bình ( X = 2,3). Các giáo viên thường xuyên sử dụng hình thức dạy học cả lớp ( X = 2,9 điểm, mức độ sử dụng thường xuyên chiếm 92,9%) và dạy học theo nhóm ( X = 2,6 điểm, mức độ sử dụng thường xuyên chiếm 64,3%), còn hình thức tổ chức tham quan chưa được sử dụng khá nhiều được đánh giá ở mức độ thấp ( X = 1,4 điểm, mức độ chưa sử dụng chiếm 71,6%). Điều đó, có thể cho chúng tôi dự kiến hoạt động dạy học nghề phổ thông chưa đạt kỳ vọng.

Kết quả khảo sát trên cho thấy, các hình thức dạy học nghề phổ thông được GV trung tâm GDNN - GDTX Hòa An sử dụng trong các môn nghề phổ thông là dạy học theo nhóm và cả lớp. Đây chủ yếu là những hình thức dạy học truyền thống. Còn những hình thức dạy học có ưu điểm phát triển năng lực học sinh như hình thức dạy học cá nhân và trải nghiệm ít được GV sử dụng. Một trong những nguyên nhân là do các trường thiếu kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm và đa số học sinh trong lớp đông nên tổ chức hình thức dạy học cá nhân khó thực hiện.

2.4. Thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc quản lý lập kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề.

Đầu năm học, Giám đốc trung tâm triển khai nhiệm vụ năm học mới của trung tâm. Từ đó mỗi tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch, trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, tổ chuyên môn, trung tâm lập kế hoạch chung, thông qua hội đồng giáo dục để thống nhất và từ đó chỉ đạo thực hiện.

Để đánh giá được thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra câu 5 (phục lục 1), xin ý kiến đánh giá ở nhóm khách thể gồm CBQL và GV của trung tâm. Kết quả điều tra khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX

huyện Hòa An



TT


Nội dung

Mức độ đạt được

Điểm TB

X


Thứ bậc

Tốt

Đạt

Không

đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cụ thể hóa nhiệm vụ năm

học, qui chế chuyên môn

2

20

6

60

2

20

2


2

Xây dựng qui định cụ thể về

KH cá nhân

2

20

7

70

1

10

2,1


3

Tổ chức thực hiện KH của cá

nhân

1

10

6

60

3

30

1,8


4

Sử dụng kết quả kiểm tra KH

cá nhân để đánh giá xếp loại giáo viên


6


60


4


40


0


0


2,6



Điểm trung bình của nhóm







2,1


Kết quả bảng 2.5 cho thấy: Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về biện pháp quản lý hoạt động lập kế hoạch là trung bình (điểm trung bình của nhóm là 2,1 điểm). Trong đó, việc tổ chức thực hiện kế hoạch của cá nhân được đánh giá là thấp nhất ( X =1,8 điểm), điều đó chứng tỏ giáo viên chưa thực sự bám sát kế hoạch trong quá trình giảng dạy, việc cụ thể hóa nhiệm vụ năm học chưa

được giáo viên đưa vào nhiệm vụ trong Kế hoạch cá nhân. Từ thực trạng trên, có thể nói CBQL cần phải quan tâm, trú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng lập kế hoạch cho đội ngũ giáo viên.

2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để đánh giá thực trạng này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra ở câu 6 (phục lục 1) đối với cán bộ quản lý và giáo viên của trung tâm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ chức thực hiện dạy học nghề phổ thông


TT


Nội dung

Nhận thức về mức độ

cần thiết

Đánh giá về mức độ thực hiện

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

ĐTB

X

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Không

thường xuyên

ĐTB

X


1

Xác định quy trình tổ chức thực hiện kế

hoạch DHNPT


6


4


0


2,6


6


12


15


1,7


2

Tổ chức xây dựng kế

hoạch dạy học nghề phổ thông


5


4


1


2,4


5


13


15


2,0


3

Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho GV ở

trung tâm


4


4


2


2,2


8


14


11


1,9


4

Huy động và phân phối các nguồn lực cho

DHNPT ở trung tâm


5


3


2


2,3


5


14


14


1,7


5

Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trung tâm để tổ chức

DHNPT hiệu quả


2


7


1


2,1


7


11


15


1,8

Điểm trung bình của nhóm




2,3




1,8

Theo kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: Đa số CBQL đều cho rằng xác định quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học nghề phổ thông, tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho GV, huy động và phân phối các nguồn lực cho DHNPT ở trung tâm, phối hợp các lực lượng trong và ngoài trung tâm để tổ chức DHNPT hiệu quả là cần thiết và được đánh giá ở mức độ trung bình ( X =2,3). Trong đó, khâu xác định quy trình tổ chức thực hiện kế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023