Truyền Thuyết Núi Non Xứ Lạng Gắn Với Các Thần Tự Nhiên

thuyết đó. Con người nơi đây hiền lành, chăm chỉ sống hoà hợp với thiên nhiên và với cộng đồng các dân tộc khác nhau. Đây chính là những yếu tố để truyền thuyết sống cùng thời gian. Ngược lại truyền thuyết xứ Lạng cũng phản ánh một cách rõ nét quan niệm về thiên nhiên, lao động, sản xuất, mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, về tình bạn, tình yêu, tình anh em ruột thịt, về công cuộc đấu tranh chống các thế lực xấu xa… của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Như vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về truyền thuyết xứ Lạng về đề tài núi non trên vùng đất sản sinh, phát triển, bảo tồn nó là một việc làm cần thiết. Từ những nét khái quát chung nhất về vùng đất, văn hoá tộc người, chúng tôi sẽ đi khảo sát sâu hơn về những đặc điểm nổi bật của truyền thuyết về núi non xứ Lạng dựa trên những đặc điểm của thể loại truyền thuyết. Qua đó góp phần bảo tồn và giới thiệu những nét độc đáo và đặc sắc của vùng đất, con người cũng như về văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng với các địa phương trong cả nước cũng như bè bạn quốc tế.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THUYẾT VỀ NÚI NON XỨ LẠNG


2.1. Cơ sở lý thuyết về thể loại truyền thuyết

2.1.1. Khái niệm về truyền thuyết

Truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend" của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp. Khái niệm “truyền thuyết” được dùng với nội hàm như ngày nay đã trải qua nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm. Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh... Ngược lại: Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian.

Theo định nghĩa về truyền thuyết của Lại Nguyên Ân: "Truyền thuyết là một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó có các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng nhưng lại được cảm nhận là xác thực diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. Trong những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại" [3, tr. 341].

Tác giả đã nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết như: truyền thuyết là “sáng tác dân gian”, nghệ thuật nổi bật là dùng “các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng” nhằm mục đích là làm cho người đọc tin vào câu chuyện được kể đã từng diễn ra thật trong quá khứ.

Trong giáo trình “Văn học dân gian” của trường Đại học sư phạm Hà Nội do Nxb Giáo Dục xuất bản, Đỗ Bình Trị đã đưa ra định nghĩa: “Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu là lịch sử hoang đường – hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với lịch sử”. [47, tr. 71-72]

Còn theo tác giả Kiều Thu Hoạch trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt” thì các tác giả Nhóm Lê Quý Đôn trong công trình “lược thảo lịch sử văn học Việt Nam” đã bước đầu đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo. Như vậy có những truyền thuyết lịch sử, mà cũng có những truyền thuyết khác, hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí (Chuyện nàng Tô Thị, chuyện Núi Vọng Phu, vv...), hoặc giải thích những phong tục tập quán hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp, và tất cả những chuyện kì lạ khác. Trong một bài tiểu luận có tựa đề Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến của Kiều Thu Hoạch in chung trong cuốn sách: Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam của nhiều tác giả (do Nxb KHXH xuất bản năm 1971), tác giả đã đưa ra một quan niệm về truyền thuyết mà cho đến nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận, theo ông: Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó kể lại truyện tích của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại đồng thời nó cũng sử dụng các yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng [Dẫn theo 46, tr. 72].

Theo Lê Chí Quế: Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì. [40, tr. 49]

Qua tìm hiểu một số khái niệm về truyền thuyết, chúng tôi thấy rằng: truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian; truyền thuyết kể về những việc có thật hoặc không có thật nhưng mang tính lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa;

khi kể, truyền thuyết thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường để tạo sự li kì hấp dẫn; qua truyền thuyết chúng ta thấy được quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian về con người và lịch sử.

2.1.2. Phân loại truyền thuyết

Ở Việt Nam truyền thuyết hình thành từ đời Hùng Vương dựng nước và phát triển liên tục, mạnh mẽ qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc, đặc biệt là dòng truyền thuyết chống ngoại xâm. Hiện nay, chúng ta thấy có nhiều ý kiến phân loại thể loại truyền thuyết. Sự phong phú về cách phân loại truyền thuyết là xuất phát từ những quan niệm và tiêu chí khác nhau.

Theo tác giả Lê Trường Phát nếu căn cứ vào lịch sử và phạm vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm, theo ông có: những truyền thuyết về thời các vua Hùng; những truyền thuyết về sau thời các vua Hùng.

Đỗ Bình Trị khi biên soạn giáo trình “Văn học dân gian” tập 1, đưa ra hai cách phân loại truyền thuyết. Cách thứ nhất vừa căn cứ theo quá trình lịch sử, vừa căn cứ vào phạm vi đề tài lịch sử được nhân dân quan tâm. Cách này chia truyền thuyết thành hai bộ phận: những truyền thuyết về thời các vua Hùng và những truyền thuyết về sau thời các vua Hùng. Ở bộ phận sau lại được phân chia thành các nhóm về anh hùng dân tộc, về danh nhân văn hóa, về anh hùng nông dân. Cách phân loại thứ hai của Đỗ Bình Trị lại căn cứ vào sự khác biệt của đối tượng được truyện kể đến và chức năng cụ thể của từng bộ phận để chia thành ba biến thể được định danh gồm: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử. Trong đó ông nhấn mạnh: Tất cả các biến thể của truyền thuyết đều kể về điều có thực, đều phản ánh lịch sử. Trong truyền thuyết địa danh, cái chủ yếu là giải thích tên đất, trong truyền thuyết phổ hệ thì đó là vấn đề cội nguồn. Còn truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử là những truyền thuyết có mục đích tái hiện chính bản thân lịch sử. Do đó nó được coi là truyền thuyết lịch sử đích thực [Dẫn theo 46, tr.79].

Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” - Lê Chí Quế chủ biên - đưa ra một bảng phân loại về truyền thuyết gồm ba loại: “truyền thuyết anh hùng”, “truyền thuyết lịch sử”, “truyền thuyết về các danh nhân văn hóa”.[40]

Trong các quan điểm về phân loại truyền thuyết, có cách phân loại truyền thuyết của Kiều Thu Hoạch, theo ông: truyền thuyết có thể chia làm ba loại lớn, đó là “truyền thuyết nhân vật”, “truyền thuyết địa danh” “truyền thuyết phong vật” (phong tục và sản vật). Ở loại lớn thứ nhất ông lại chia ra: truyền thuyết anh hùng chống xâm lược, truyền thuyết anh hùng văn hóa, truyền thuyết anh hùng nông dân, còn về loại thứ hai ông lưu ý: “phải được gắn với một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đặc biệt nào đó” để phân biệt với các loại truyện giải thích địa danh theo thần thoại suy nguyên hoặc theo từ nguyên học dân gian, thông tục. Đối với loại thứ ba, tác giả cho rằng thực ra đây chỉ là cách gọi ước lệ để chỉ một nhóm các truyền thuyết về phong tục và sản vật, chủ yếu là những câu chuyện kể về nguồn gốc các phong tục, kị hèm, hội hè, trò diễn, diễn xướng dân gian… hoặc các sản vật có gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử. Một số nhà nghiên cứu văn học dân gian cho rằng bảng phân loại này đã bám sát đặc trưng thể loại trên cả hai phương diện chức năng và thi pháp.

Tiếp thu các cách phân loại trên, dựa vào thực tế khảo sát văn bản truyền thuyết các dân tộc miền núi xứ Lạng, chúng tôi nhận thấy có hai tiểu loại tiêu biểu: truyền thuyết về nhân vật anh hùng lịch sử và truyền thuyết địa danh. Chúng tôi cũng quan niệm rằng với văn học dân gian, truyện kể dân gian và nhất là với truyền thuyết, mọi sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ, sự phản ánh xen kẽ, lồng ghép vào nhau các đề tài, nội dung giữa các tiểu loại là hiện tượng rất phổ biến. Nghĩa là, trong các truyện kể về các nhân vật anh hùng văn hóa hay nhân vật lịch sử chúng ta thấy cả nội dung giải thích địa danh và ngược lại trong truyền thuyết địa danh, các sự kiện và nhân vật lịch sử cũng ít nhiều được phản ánh.

2.2. Truyền thuyết về núi non xứ Lạng

Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi cho rằng các truyền thuyết về núi non ở xứ Lạng phần lớn thuộc tiểu loại truyền thuyết địa danh. Đây là một tiểu loại truyền thuyết mà quan niệm, cách hiểu về nó khá đa dạng. Theo Đỗ Bình Trị thì truyền thuyết địa danh được hiểu như sau: Truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lý khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy [47, tr. 48]. Tác giả Thái Hoàng khẳng định Truyền thuyết dân gian về các địa danh có khi phản ánh một sự kiện lịch sử nhưng rất nhiều truyền thuyết chỉ là một thứ “từ nguyên học dân gian” nhằm cắt nghĩa tên gọi địa phương mà thôi. Tác giả Kiều Thu Hoạch cũng khẳng định đại ý:

Đã là truyền thuyết địa danh thì nhất thiết nội dung truyện kể phải được gắn với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đặc biệt nào đó, nếu không thì đó chỉ có thể đơn thuần coi là một câu chuyện giải thích địa danh theo thần thoại suy nguyên hoặc một kiểu giải thích theo từ nguyên học dân gian hoặc từ nguyên học thông tục mà thôi [Dẫn theo 47, tr. 80]. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu gần đây thiên về khẳng định truyền thuyết địa danh thực sự ít nhiều phải có dấu tích lịch sử.

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm truyền thuyết địa danh. Với đề tài “truyền thuyết về núi non xứ Lạng”, chúng tôi thấy quan điểm của tác giả Đỗ Bình Trị là phù hợp, do đó chúng tôi sẽ nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm của truyền thuyết địa danh về núi non nơi xứ Lạng theo quan điểm này.

Qua khảo sát 15 truyền thuyết về địa danh núi non xứ Lạng có trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập để nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai nhóm truyền thuyết tiêu biểu, đó là truyền thuyết núi non gắn với các thần tự nhiên và truyền thuyết về núi non gắn với chủ đề chống giặc ngoại xâm.

*Bảng phân loại chủ đề về truyền thuyết núi non xứ Lạng


Nhóm

Chủ đề

Tên Truyện

Tổng số


Truyền thuyết địa danh

Truyền thuyết gắn với các thần tự nhiên

Truyền thuyết về động song tiên

và giếng tiên


3/15 (20%)

Huyền thoại núi Mẫu Sơn

Truyền thuyết Nàng Tô Thị


Truyền thuyết gắn với chủ đề chống giặc ngoại xâm

Núi Phượng Hoàng


9/15 (60%)

Truyện về Cai Kinh và dãy núi Cai

Kinh

Truyền thuyết Mã Yên Sơn

Núi Tay Ngai

Núi Bàn Cờ

Núi Tam Đăng

Truyền thuyết cửa quỷ, núi quỷ

Truyền thuyết núi mặt quỷ

Truyền thuyết hòn đá Liễu Thăng

Truyền thuyết

chinh phục tự nhiên


Truyền thuyết núi Kỳ Lân


1/15 (6,6%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 5


Qua bảng phân loại về chủ đề của truyền thuyết về núi non nơi xứ Lạng, ta có thể thấy mảng truyền thuyết địa danh gắn với chủ đề chống giặc ngoại xâm chiếm đa số (9/15, tức 60%), bên cạnh đó là mảng truyền thuyết địa danh gắn với các vị thần tự nhiên (thần đá, thần núi, thần nước, đá thiêng) chiếm số lượng ít hơn (3/15, tức 20%). Trong quá trình khảo sát, những truyện kể về đề tài chinh phục tự nhiên ở xứ Lạng khá nhiều, nhưng chủ đề chinh phục tự nhiên gắn với truyền thuyết về núi non thì chúng tôi chỉ tìm thấy 1 truyền thuyết (chiếm 6,6%). Còn lại là các truyền thuyết có liên quan (2 truyền thuyết, chiếm 13,4%).

2.2.1. Truyền thuyết núi non xứ Lạng gắn với các thần tự nhiên

Do vị trí địa lí với đặc trưng là nhiều đồi núi, hang động, sông suối và thung lũng nên cộng đồng các dân tộc nơi đây gắn liền với thiên nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Con người và thiên nhiên là những yếu tố không thể tách rời nhau. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, cải tạo môi trường theo quy luật tự nhiên. Thiên nhiên với nguồn tài nguyên phong phú là môi trường sống của con người.

Khi khảo sát, tìm hiểu các truyện kể ở xứ Lạng, chúng tôi nhận thấy ở thể loại thần thoại trong quá trình lưu truyền và tồn tại đã có sự biến đổi về nhiều mặt và chịu sự tác động của các yếu tố lịch sử, yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã làm cho quá trình truyền thuyết hoá thần thoại diễn ra mạnh mẽ. Xưa kia, người Việt nói chung và người dân tộc miền núi nói riêng đã có một hệ thần thoại phong phú, đó là những truyện kể về các thực thể tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, bầu trời, biển cả, dòng sông, ngọn núi, cây cối, tảng đá, vật tổ... tất cả đều gắn với các tình tiết hoang đường, kỳ ảo, phản ánh tư duy nhận thức huyền thoại của con người về thế giới tự nhiên. Thế giới tự nhiên ấy đã được con người gắn cho bản tính thần linh, do thần linh sinh ra và cai quản. Về sau do quá trình lịch sử hoá, địa phương hoá... các thần thoại đó đã được sáng tạo và tái sáng tạo. Chính điều này làm cho diện mạo, bản chất nguyên sơ của thần thoại không còn nguyên dạng nữa, thần thoại đã mang cả tính chất truyền thuyết. Trong quá trình lưu truyền lâu dài qua các triều đại, qua nhiều thế hệ người dân, các thần thoại dần trở thành những truyền thuyết đúng nghĩa, bởi trên thực tế đã diễn ra quá trình truyền thuyết hoá thần thoại. Tuy nhiên, các yếu tố thần thoại, hay nói cách khác các mảnh vụn của thần thoại vẫn còn lưu dấu vết rất đậm trong các truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về các thần tự nhiên, và đó là sự hỗn dung về thể loại giữa thần thoại và truyền thuyết. Đề cập đến yếu tố tự nhiên trong thể loại truyền thuyết dân gian, tác giả Trần Thị An trong bài Những biểu tượng không gian thiêng trong

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí