Một Số Biện Pháp Sử Dụng Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Thái Nguyên

thức lịch sử một cách khoa học, chứ không phải những câu chuyện hư cấu. Nội dung câu chuyện kể phải có chủ đề gắn với sự kiện, nhân vật cụ thể của di tích LS-VH được đề cập đến.

Thông thường, một câu chuyện kể bao gồm các yếu tố chủ yếu như: giới thiệu vấn đề, tình huống đặt ra, diễn biến sự kiện, kết thúc. Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động như được sống lại với sự kiện, phải bao gồm cả việc nêu lên bản chất sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Sau khi học xong Bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)”, GV có thể tổ chức cho HS thi kể chuyện lịch sử trong phạm vi lớp học hoặc trong quá trình tham quan lịch sử gắn với di tích LS-VH Khuôn Tát (xã Phú Đình, huyện Định Hóa) - nơi Bác Hồ giao nhiệm vụ cho đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cầm quân đi chiến dịch Điện Biên Phủ. Nội dung câu chuyện xoay quanh sự kiện: Đầu tháng 1-1954, trước khi lên đường ra mặt trận Điện Biên Phủ, Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội, Tổng chỉ huy kiêm Chính ủy mặt trận Võ Nguyên Giáp đã đến lán Khuôn Tát chào Bác. Người đã thể hiện sự tin tưởng vào tài năng của Đại tướng và căn dặn: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, cứ quyết định rồi báo cáo sau” [3, tr. 108]. Thấm thía lời dặn của Bác và xét diễn biến thực tế trên chiến trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", quyết định quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Hình thức kể chuyện liên quan đến di tích LS-VH giúp HS rèn luyện được khả năng ngôn ngữ, tư duy, hiểu sâu sắc hơn về vấn đề lịch sử mà các em đã được học ở trên lớp. Từ đó, những xúc cảm lịch sử và hứng thú học tập bộ môn cũng được hình thành, phát triển.

Dạ hội lịch sử kết hợp triển lãm học tập

Hiện nay, ngoài hình thức tham quan lịch sử, kể chuyện lịch sử thì việc tổ chức dạ hội lịch sử cũng được áp dụng rộng rãi ở các nhà trường. Tổ chức dạ hội lịch sử sẽ tạo điều kiện cho đông đảo HS tham gia, phát huy được sở trường cũng như nâng cao năng khiếu của HS; Tính chất tự nguyện trong việc tham gia dạ hội đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của HS.

Những tài liệu về di tích LS-VH vô cùng phong phú và đa dạng, GV có thể hướng dẫn HS sưu tầm và tiến hành tổ chức dạ hội lịch sử. Hình thức này không chỉ làm phong phú thêm kiến thức mà còn rèn luyện khả năng độc lập làm việc, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho HS. Để tạo ra không khí dạ hội lịch sử, GV có thể kết hợp tổ chức trưng bày triển lãm tài liệu di tích LS-VH có nội dung liên quan đến chủ đề dạ hội.

Ví dụ: Khi tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề “Bác Hồ với Thái Nguyên” GV sử dụng tài liệu di tích LS-VH để triển lãm một số hình ảnh liên quan như di tích đồi Khau Tý, lán Khuôn Tát, cây đa Khuôn Tát, lán Tỉn Keo…

Để buổi dạ hội đạt hiệu quả, GV cần đảm bảo bảo các yêu cầu như: Kế hoạch chuẩn bị chu đáo; Huy động được sự tham gia đông đảo của HS; Hình thức tổ chức phải linh hoạt, sáng tạo; Kinh phí tổ chức phải phù hợp, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các thiết bị nghe nhìn, trong đó có phần mềm Power Point cùng với máy tính và đèn chiếu Projecter, việc tổ chức dạ hội rất dễ thực hiện và nhận được sự ủng hộ đông đảo của GV và HS. Thông thường dạ hội lịch sử được tiến hành vào buổi tối, có thể trong lớp học, hội trường hay ngoài sân bãi. Ánh sáng đèn của sân khấu kết hợp hài hòa với màn hình đèn chiếu projecter với những hình ảnh tĩnh, động, màu sắc, âm thanh cùng với các hiệu ứng đa dạng góp phần tái hiện bức tranh quá khứ và đem lại không khí lịch sử thật sự.

Với nhiều địa danh, di tích liên quan đến lịch sử dân tộc GV, HS tại các

trường THPT tỉnh Thái Nguyên có thể tổ chức nhiều chủ đề ngoại khóa dạ hội lịch sử như: Việt Bắc nhớ mãi ơn Người; Thi đua yêu nước; Ngày Thương binh liệt sĩ (27 tháng 7); Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22 tháng 12); Bác Hồ với Thái Nguyên; Thái Nguyên - Thủ đô gió ngàn…

Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GV có thể tổ chức cho HS buổi dạ hội lịch sử kết hợp triển lãm học tập với chủ đề “Bác Hồ với Thái Nguyên”.

Về mục đích buổi dạ hội: Giúp HS củng cố, hoàn thiện hệ thống kiến thức cơ bản đã học trong giờ học nội khóa trên lớp về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua buổi dạ hội, HS có thể biết thêm nhiều khía cạnh, lĩnh vực mà trong khuôn khổ bài học nội khóa chưa có dịp đề cập đến. Thông qua buổi dạ hội, rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những năng khiếu của mình như vẽ tranh, trang trí, kể chuyện, hát…Từ đó, giáo dục cho HS lòng tự hào, biết ơn những người đã góp công xây dựng các công trình. Giáo dục HS sống có lý tưởng, biết giữ gìn và bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích LS- VH địa phương.

Về nội dung, chương trình dạ hội “Bác Hồ với Thái Nguyên” có thể được thiết kế gồm các phần chính: Văn nghệ chào mừng; tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu; các nội dung thi tài giữa các đội chơi trong buổi dạ hội (thi hiểu biết, thi trò chơi ô chữ, thi hùng biện, thi sân khấu hóa lịch sử…); công bố kết quả và trao phần thưởng. Chương trình dạ hội xoay quanh các nội dung chính: Bác Hồ với việc lựa chọn Thái Nguyên làm nơi xây dựng An toàn khu; Những hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại An toàn khu Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp.

Kết hợp với tổ chức dạ hội, GV có thể tiến hành trưng bày triển lãm tranh ảnh liên quan đến chủ đề “Bác Hồ với Thái Nguyên”: Nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc tại ATK Thái Nguyên; Bác Hồ làm việc tại Phủ Chủ tịch trong rừng kháng

chiến (5-1947) tại đồi Khau Tý, Điềm Mặc, ATK Định Hóa; Tháng 6-1950, tại ATK Định Hóa, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Biên Giới 1950; Ngày 6-12- 1953, tại Tỉn Keo, Phú Đình, ATK Định Hóa, Thái Nguyên, chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ; Bác Hồ với công nhân lò cao số 1 Khu Gang thép Thái Nguyên ngày 1-1- 1964…

Những hình ảnh này được bố trí ở hai bên sân khấu dạ hội để mọi người dễ quan sát để làm tăng không khí lịch sử cho buổi dạ hội.

2.3. Một số biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Dạy học nêu vấn đề

Thực tiễn DHLS hiện nay cho thấy nếu GV chỉ tái hiện kiến thức sẽ không phát huy được năng lực, phẩm chất của người học, không kích thích được hứng thú học tập của HS. Thay vào đó, GV cần chú trọng dạy học hướng đến việc HS phải hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, vận dụng được kiến thức thông qua các hoạt động nhận thức. Tài liệu di tích LS-VH không chỉ là phương tiện trực quan để cụ thể hóa sự kiện, tạo biểu tượng lịch sử cho HS, mà còn có tác dụng quan trọng trong việc tổ chức dạy học nêu vấn đề.

Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một nguyên tắc chỉ đạo tiến hành của nhiều phương pháp dạy học. Sử dụng di tích LS - VH để tổ chức dạy học nêu vấn đề có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của HS, kích thích hoạt động nhận thức, tạo ra động cơ thúc đẩy HS học tập.

Tổ chức một bài học lịch sử theo dạy học nêu vấn đề có cấu trúc như sau:

Đặt mục đích học tập trước khi HS nghiên cứu bài mới - dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề và nêu bài tập nhận thức…

Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề: Đề xuất giải quyết; Lập kế hoạch giải

quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.

Kết luận: Thảo luận kết quả, đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.

GV, HS có thể sử dụng di tích vào một số khâu của bài học nêu vấn đề:

Thứ nhất, sử dụng di tích để tạo tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề là những điều kiện sư phạm khi HS đứng trước một vấn đề và cần tìm ra cái mới và đó chính là kết quả của hoạt động tư duy. Tình huống học tập gồm có tình huống nghịch lí, tình huống bác bỏ, tình huống tại sao. Các tình huống học tập sẽ đặt ra cho HS yêu cầu phải vận dụng kiến thức, kĩ năng vốn có để giải quyết vấn đề đặt ra. Dựa trên các loại tình huống học tập, GV lựa chọn tài liệu, hiện vật trưng bày tại di tích LS-VH phù hợp để đặt HS vào tình huống có vấn đề.

Ví dụ: Khi dạy Bài 13 (Lớp 10): “Việt Nam thời nguyên thủy”, GV lựa chọn tài liệu (ảnh mái đá Ngườm và các hố khai quật) của khu di tích khảo cổ học Thần Sa để tạo tình huống học tập cho HS. GV có thể treo ảnh trên bảng hoặc trình chiếu trên PowerPoint và tổ chức cho HS nhận diện bức ảnh thông qua các câu hỏi mang tính chất gợi mở: Những bức ảnh trên gắn với di tích LS- VH nào? Em biết gì về nội dung những bức ảnh này? Qua những bức ảnh trên em có nhận xét gì? Vì sao nói Thái Nguyên là một trong những nơi xuất hiện sớm người nguyên thủy ở Việt Nam? Để giải quyết được yêu cầu này HS phải huy động kiến thức đã học về thời nguyên thủy trong phần lịch sử thế giới, liên hệ với các di tích khảo cổ học khác ở Việt Nam như Núi Đọ, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Sơn Vi về niên đại. Từ đó HS so sánh được các di tích khảo cổ ở Thần Sa (Thái Nguyên) có niên đại cách ngày nay khoảng 3 vạn năm, sau Núi Đọ và sớm hơn Sơn Vi.

Thứ hai, hướng dẫn HS sử dụng di tích LS-VH để giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề là giai đoạn mà HS phải lập luận, giải thích, chứng minh vấn đề nhận thức. Công việc này yêu cầu HS phải huy động kiến thức đã học, vận dụng thực tiễn, các kỹ năng, kỹ xảo, đề xuất các giả thuyết, chứng minh và bác bỏ giả thuyết. Ví dụ: Khi dạy mục IV: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội,

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969 - 1973) trong Bài 22 (Lịch sử 12), GV tổ chức hoạt động tìm hiểu cuộc chiến đấu chống lại chiến dịch ném bom B52 của đế quốc Mĩ (12/1972) diễn ra như thế nào ở Thái Nguyên. Trong đó, GV hướng dẫn HS sử dụng di tích Thanh niên xung phong 915 Bắc Thái để giải quyết vấn đề: Tại sao Thái Nguyên trở thành một trong những mục tiêu bắn phá quan trọng đối với máy bay B52 của Mĩ? Dựa trên việc tìm hiểu thông tin từ nhà trưng bày tại di tích 915, GV hướng dẫn HS sử dụng tài liệu tranh ảnh, bản đồ khai thác của di tích để giải thích vấn đề gắn với nội dung: Khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cảng biển Hải Phòng bị ngư lôi Mỹ phong tỏa ngặt nghèo, hàng viện trợ vào nước ta chủ yếu phải tập kết về Thái Nguyên. Thái Nguyên trở thành “cảng cạn”, tiếp nhận và chuyển hàng vào tiền tuyến. Thái Nguyên có khu công nghiệp gang thép, có đầu mối giao thông quan trọng đã trở thành một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mĩ.

Sử dụng di tích LS-VH địa phương để tổ chức dạy học nêu vấn đề sẽ kích thích trí tò mò, tìm hiểu của HS để giải quyết vấn đề mà GV đặt ra. Từ đó giúp các em ghi nhớ kiến thức, hiểu được bản chất của sự việc, hiện tượng.

Biện pháp sử dụng di tích trên giúp cho HS phát huy khả năng tư duy, óc sáng tạo cũng như trình độ phân tích, quan sát, nghiên cứu rút ra kết luận một cách độc lập, từ đó hình thành ở HS thái độ học tập tích cực. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết trong học tập, từ đó hình thành các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ…Sử dụng di tích để tổ chức dạy học nêu vấn đề chính là cách thức đổi mới và sử dụng hiệu quả di tích trong DHLS hiện nay ở trường phổ thông.

2.3.2. Dạy học dự án

Di tích LS-VH là những bằng chứng, phương tiện để nhận thức các sự kiện đã qua, là những di sản quý báu, đối tượng nghiên cứu, sử dụng của nhiều ngành khoa học, trong đó có việc DHLS ở trường phổ thông. Dựa trên cơ sở môi trường

học tập lịch sử sinh động, chứa đựng những tài liệu, hiện vật có giá trị khoa học, di tích LS - VH có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức dạy học theo hình thức dạy học dự án. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả.

Sử dụng di tích LS - VH để tổ chức dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, kích thích động cơ và hứng thú của người học khi học tập lịch sử. Đồng thời dạy học theo dự án còn góp phần phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm sáng tạo, bền bỉ kiên nhẫn trong công việc của HS. Vận dụng dạy học theo dự án trong môn học GV cần lựa chọn di tích có nội dung phù hợp và hướng dẫn HS chuẩn bị chu đáo để khai thác di tích. GV có thể vận dụng dạy học dự án trên cơ sở phát huy các nguồn thông tin hấp dẫn ở di tích.

Tiến trình tổ chức dạy học dự án tại di tích LS-VH được thực hiện qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế dự án. GV xây dựng kế hoạch bài học, xác định mục tiêu dự án, lập dự án và xác định sản phẩm của dự án. Tiếp đến, xây dựng kế hoạch tổ chức về thời gian tiến hành, địa điểm tại di tích, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết cho việc thực hiện dự án. GV dự kiến việc phân nhóm và thông báo cho HS cách thức, nội dung công việc, thời gian hoàn thành, xây dựng nguồn học liệu cho HS, thông báo cách thức, tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án.

Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án.

Bước 1: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án.

Bước 2: Chia nhóm, giao nhiệm vụ tiểu chủ đề và lập kế hoạch thực hiện dự án. Dựa trên các tiểu chủ đề đã chọn, GV hướng dẫn HS cách lập kế hoạch thực hiện dự án theo mẫu:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nhóm:………………………………………………………………………….

Nhiệm vụ chung:


Tên thành viên

Nhiệm vụ

Phương tiện/ Phương

pháp tiến hành

Thời hạn

hoàn thành

Dự kiến

sản phẩm






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 10

Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ dự án theo kế hoạch đã đề ra thông qua việc tìm kiếm dữ liệu, thu thập thông tin và xử lý thông tin.

Khi thực hiện bước 3 của dự án, GV cần hướng dẫn và rèn luyện cho HS một số kĩ năng tham quan học tập tại di tích trong việc học tập theo dự án như kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin giúp HS có thể thu được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời.

Giai đoạn 3: Kết thúc dự án. GV hướng dẫn HS tổ chức trình bày sản phẩm dự án. Tiến hành đánh giá kết quả làm việc của HS, rút kinh nghiệm ở tiết học tại lớp.

Ví dụ: Khi dạy bài 27.“Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000” (Lịch sử lớp 12), GV tổ chức cho HS sử dụng di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (Thái Nguyên) để thực hiện dự án quảng bá du lịch về nguồn với chủ đề “Việt Bắc - Quê hương cách mạng”.

Đối với giai đoạn thiết kế dự án: Về mục tiêu, thực hiện dự án sẽ giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam liên quan đến Việt Bắc, tập trung trong giai đoạn 1930 - 1954. HS được vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn là quảng bá du lịch về nguồn, góp phần hình thành những giải pháp khắc phục tình trạng vắng khách tại di tích. Đồng thời, thực hiện dự án sẽ rèn luyện cho HS những kĩ năng khai thác, xử lý thông tin, kỹ năng viết bài thông tin quảng bá di tích, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập dự án và xác định sản phẩm của dự án. Cùng với đó, thực hiện dự án góp phần giáo dục niềm tự hào lịch sử, truyền thống quê hương cách mạng của Thái

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023