Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Trường Thpt Fpt, Hà Nội

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu về hoạt động dạy học của HS ở trường THPT FPT, Hà Nội và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về hoạt động dạy học. Đồng thời chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của hoạt động dạy học cho HS theo định hướng phát triển năng lực cho thấy vai trò của quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông là vô cùng quan trọng.

Hoạt động dạy học là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Quản lý hoạt động dạy học bao gồm: Quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý việc tổ chức thực hiện dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý kiểm tra- đánh giá dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học sinh, quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên về dạy học phát triển năng lực học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trưởng và người quản lý cần bắt đầu từ: trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động một cách khoa học, hợp lý. Vấn đề quản lý giám sát hoạt động của giáo viên, đoàn thể, các tổ chuyên môn trong các nhà trường và quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh phải được phối kết hợp một cách chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt các công việc quản lý, động viên cổ vũ người dạy, cán bộ mang hết lòng nhiệt huyết và khả năng của bản thân để cống hiến, làm việc cho tập thể.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng hay quản lý trong việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT FPT, Hà Nội từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ở hai chương sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG FPT, HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH‌


2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường THPT FPT, Hà Nội

Những năm gần đây, xu thế quốc tế hóa giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tiến trình toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức ngày càng cao đòi hỏi sự đổi mới không chỉ ở bậc giáo dục đại học. Để có thể tận dụng tốt nhất những năm học đại học, chuẩn bị vững chắc nhất cho sự nghiệp lâu dài sau này, học sinh cần được chuẩn bị đúng ngay ở các bậc học phổ thông.

Trong bối cảnh đó, Trường Trung học phổ thông FPT ra đời với mong muốn tạo ra một ngôi trường nơi học sinh được phát triển về mọi mặt và trên hết là khả năng sống nội trú tự lập tại trường xa bố mẹ vô cùng cần thiết cho giai đoạn tiếp theo khi các em trở thành một sinh viên một công dân toàn cầu đúng nghĩa.

2.1.1. Tầm nhìn trường THPT FPT trong hệ thống giáo dục phổ thông Hà Nội

Trở thành một hệ thống giáo dục đẳng cấp Quốc tế, khác biệt, đậm đà giá trị Việt Nam.

2.1.2. Sứ mệnh

Phát triển con người toàn diện và cung cấp năng lực học tập toàn cầu cho học sinh.

2.1.3. Lịch sử hình thành nhà trường

Những năm gần đây, xu thế quốc tế hóa giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tiến trình toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức ngày càng cao đòi hỏi sự đổi mới không chỉ ở bậc giáo dục đại học. Để có thể tận dụng tốt nhất những năm học đại học, chuẩn bị vững chắc nhất cho sự nghiệp lâu dài sau này, học sinh cần được chuẩn bị đúng ngay ở các bậc học phổ thông.

Trong bối cảnh đó, Trường Trung học phổ thông FPT ra đời với mong muốn tạo ra một môi trường nơi học sinh được phát triển cá nhân về mọi mặt, xác định được sở thích và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn chính thức trưởng thành, có thể trở thành một công dân hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2.1.4. Mô hình trường học kiểu mới

Trường THPT FPT là hệ phổ thông chất lượng cao trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, có trụ sở đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội. Toàn bộ học sinh sẽ tập trung học tại trường từ thứ Hai tới thứ Sáu hàng tuần. Và về nhà đoàn tụ với gia đình vào hai ngày cuối tuần. Mục tiêu của Trường THPT FPT là tạo dựng môi trường giúp học sinh phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn học tập đại học và chính thức trưởng thành sau này.

Trường THPT FPT được thừa hưởng nhiều thành quả giáo dục từ Tổ chức Giáo dục FPT, đồng thời có thể giải quyết được sớm những tồn tại của giáo dục phổ thông, như các vấn đề về ngoại ngữ, kỹ năng, phương pháp tư duy, sự chủ động. Học sinh của Trường THPT FPT sẽ được chuẩn bị chu đáo để hướng tới các chương trình giáo dục quốc tế như tại ĐH FPT, du học hoặc các trường đại học hàng đầu trong nước.

2.1.5. Triết lý giáo dục

Nhà trường luôn coi sự tự lập – trưởng thành của từng học sinh là triết lý giáo dục được đưa lên hàng đầu, cùng định hướng vươn ra quốc tế nhưng vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Học sinh FPT sẽ được trang bị những kỹ năng để nhận thức và tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác và tôn trọng cộng đồng, cũng như hòa nhập vào môi trường toàn cầu hóa, chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao thế hệ nơi mọi công dân muốn phát triển đều cần bước ra thế giới.

Đồng thời các em cũng sẽ được định hướng nghề nghiệp sớm, được tạo môi trường để phát triển toàn diện, được sống đúng với lứa tuổi của mình và được quan tâm sát sao bởi những người thầy đồng thời cũng là những người bạn.

2.1.6. Cơ sở hạ tầng

Cùng nằm trong khuôn viên với đại học FPT Hà Nội, học sinh nhà trường sẽ học tập và chia sẻ chung cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế với các sinh viên đại học. Nhà trường có cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại giúp việc học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng hơn so với các trường trên địa bàn.

Các nhu cầu cuộc sống của học sinh sẽ được đáp ứng đầy đủ với hệ thống cơ sở vật chất tốt như Khu nhà ăn, Căng- tin, Siêu thị mini, phòng Y tế, Dịch vụ giặt là… Nhà trường cũng trang bị các khu thể thao nhằm đem đến cho học sinh một cuộc sống tinh thần phong phú như sân băng nhân tạo, sân bóng chuyền, bóng rổ, sân đá bóng cỏ nhân tạo hay khu thể dục dụng cụ trong nhà và ngoài trời.

Trường THPT FPT, Hà Nội đã đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng riêng biệt của mình trên diện tích 2ha vào năm 2015 nằm trong quần thể 30ha trong quần thể trường đại học.

2.1.7. Cơ cấu tổ chức, bộ máy

- Đội ngũ lãnh đạo nhà trường gồm 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng, đội ngũ CBQL đều đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, thường xuyên đi tập huấn về công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, nắm chắc kiến thức nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn kịp thời trong những chính sách mới của ngành và tổ chức giáo dục FPT, phát huy tư duy đổi mới trong công tác quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Đội ngũ GV ngày càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. 100% GV nhà trường đều đạt chuẩn, trong đó có 33,75% đạt trên chuẩn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) theo thống kê trong năm học 2019 -2020, hầu hết GV có phẩm chất đạo đức tốt. Đa số giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đều nắm được kiến thức, kĩ năng sư phạm và nghiệp vụ giảng dạy, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Số GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp thành phố hàng năm đều tăng, đã trở thành đội ngũ cốt cán, làm lực lượng nòng cốt trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ.

Bảng 2.1. Bảng số liệu giáo viên của nhà trường



Năm học


Tổng số


Nữ

Trình độ chuyên môn

Độ tuổi

TS

Ths

ĐH

< 35

36 – 45

>45

2017-2018

73

66

02

22

49

34

35

4

2018-2019

77

68

02

23

52

42

30

5

2019-2020

80

71

02

25

53

54

21

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 6

(Nguồn: Báo cáo thống k Trường THPT FPT, Hà Nội)

Có thể dễ nhận thấy đội ngũ giáo viên phần lớn tuổi đời còn trẻ, năng động nhiệt tình, dễ tiếp nhận các công nghệ hiện đại mới, luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy nói riêng và giáo dục nói chung. Đa phần các thầy cô giáo đều có kiến thức chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy hiệu quả, luôn tích cực học tập đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

Đa số các thầy cô có thể áp dụng CNTT vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, xây dựng đề thi, đề kiểm tra đều được ứng dụng trên máy tính 100%, ứng dụng kiến thức từ bản thân và học tập được qua các buổi tập huấn của tổ chức giáo dục FPT vào sử dụng những thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.1.8. Quy mô phát triển giáo dục qua các năm

a. Quy mô học sinh

- Toàn trường có 51 lớp

- Tổng số học sinh: 1521 học sinh

+ Trong đó:

- Khối 10 có: 610 học sinh

- Khối 11 có: 540 học sinh

- Khối 12 có: 371 học sinh

b. Chất lượng dạy học và giáo dục

Đây là 2 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp trồng người, được nhà trường thực hiện đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng giáo dục. Đa phần học sinh của nhà trường luôn chăm chỉ, có tinh thần tự giác cao trong rèn luyện học tập, lối sống văn minh, gần như toàn bộ học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội. Chất lượng giáo dục không ngừng được cải thiện, giúp nâng cao vị thế của trường trong địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại văn hóa, hạnh kiểm của HS các năm học (%)



Năm học


Tổng số HS

Kết quả học tập (%)

Kết quả ý thức (%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

2017-2018

1300

42.0

48.0

10.0

0

0

82.0

18.0

0

0

2018-2019

1365

45.0

51.0

4.0

0

0

85.0

15.0

0

0

2019-2020

1521

43.0

52.0

5.0

0

0

89.0

11.0

0

0

(Nguồn: Báo cáo thống k trường THPT FPT, Hà Nội)


Học sinh của nhà trường chăm ngoan, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trong và ngoài nước luôn đạt trên 99%. Nhà trường tổ chức nhiều câu lạc bộ, cuốn hút các em học sinh tham gia, phát triển kĩ năng toàn diện cho các em về nhiều lĩnh vực. Đây cũng là một mặt mạnh của nhà trường ngoài công tác giảng dạy. Giúp các em hiểu biết hơn vai trò trách nhiệm của mình trong cộng đồng xã hội.

2.2. Khái quát về hoạt động khảo sát

2.2.1. Đối tượng khảo sát

- Nhóm 1: 9 cán bộ quản lý gồm 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 07 Tổ trưởng chuyên môn và 71 giáo viên đang giảng dạy tại trường (Toán: 13, Ngữ văn: 7, Tiếng Anh: 13, Vật lí: 6, Hóa học: 6, Sinh học: 5, Lịch sử: 6, Địa lí: 6, Giáo dục công dân: 3, Vovinam – Giáo dục thể chất: 4, Tin học: 4, Công nghệ: 2, PDP: 5).

- Nhóm 2: 85 học sinh thuộc 3 khối lớp 10,11,12.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để đánh giá thực trạng HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh và quản lý HĐDH ở trường THPT FPT theo hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đã tiến hành các hoạt động khảo sát như sau:

- Thiết kế phiếu hỏi với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên về những nội dung liên quan đến nhận thức về HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh, thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh nhà trường, công tác ĐG – KT năng lực học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Thu thập ý kiến về thực hiện quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh.

- Đánh giá các vướng mắc về mặt tổ chức, chính sách, chất lượng đội ngũ hay học sinh, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, môi trường giáo dục có tác động đến quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đến trực tiếp phỏng vấn đội ngũ CBQL, TTCM đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học.

- Thống kê lại đầy đủ và phân tích kết quả đánh giá HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh và Quản lý công tác trên ở trường THPT FPT, Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát online qua google drive, phỏng vấn cán bộ giáo viên, học sinh và sử dụng thống kê toán học để xử lý và định hướng kết quả nghiên cứu.

- Tác giả phỏng vấn, trao đổi sau đó tổng hợp số liệu từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ thực hiện của các nội dung cần nghiên cứu.

2.2.4. Thang đánh giá

Tác giả dùng thang đo 5 mức độ likert:

- Rất bắt buộc; Bắt buộc; Không biết; Không bắt buộc; Rất không bắt buộc

- Rất đồng ý; Đồng ý; Bình thường; Không đồng ý; Rất không đồng ý

- Rất tốt; Tốt; Bình thường; Không tốt; Rất không tốt.

2.2.5. Cách đánh giá

Tác giả căn cứ vào số lượng và phần trăm thu thập được.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở Trường Trung học phổ thông FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, học sinh về HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh

Để nắm bắt được mức độ hiểu biết của CBQL, giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đã sử dụng các câu hỏi liên quan đến cơ sở pháp lý của việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực

của người học, hiểu biết về ý nghĩa, vai trò của hoạt động, trao đổi trực tiếp với đội ngũ CBQL, giảng viên cũng như nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả thu được ở bảng 2.3 và 2.4 sau:

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tính bắt buộc phải thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh (%)


TT


Các lựa chọn

Mức độ (%)

Rất bắt buộc


Bắt buộc

Không biết

Không bắt buộc

Rất không bắt buộc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

CBQL, Giáo viên

80

100

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Học sinh

41

48.2

29

34.1

15

17.7

0

0

0

0


Nhận xét:

Toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường nhận thức được về tính bắt buộc phải thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nguyên nhân có sự chuyển biến về mặt nhận thức nêu trên là do nhà trường rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Định kỳ tổ chức tập huấn các văn bản chỉ đạo của Ngành về thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, bồi dưỡng theo chuyên đề đổi mới PPDH, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, tuyên truyền, phổ biến kế hoạch dạy học kịp thời, sâu rộng đến đội ngũ giáo viên.

Kết quả ở trên cho thấy, học sinh bước đầu đã nhận thức được tính bắt buộc của HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh khi tỷ lệ rất bắt buộc và bắt buộc lần lượt chiếm 48.2%, 34.1%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lượng học sinh không nhỏ (chiếm 17.7%) không biết về nội dung này. Như vậy, vẫn còn một bộ phận học sinh còn khá lạ lẫm, mơ hồ với khái niệm dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, chưa hiểu rõ bản chất, kết quả của HĐDH đối với sự phát triển toàn diện của bản thân các em.

Để hiểu rõ hơn nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về dạy học phát triển năng lực học sinh, tác giả tiếp tục đặt câu hỏi về vai trò, ý nghĩa của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả thu được như sau:

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí