Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tiền Phong, Huyện Mê

Việc KTĐG các hoạt động CM của TCM, của GV được TTCM, BGH thực hiện đầy đủ.

2.7. . iểm yếu

Việc chủ động đổi mới giáo dục theo hướng phát triển NLDH nhằm tiếp cận phát triển NL HS thực hiện chưa thực sự tốt, một số GV thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu lệ.

Các hoạt động: đổi mới PPDH; đổi mới sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học; DH tích hợp, liên môn; viết SKKN; nghiên cứu khoa học của GV và HS; xây dựng một môi trường học tập, một tổ chức biết học hỏi, một tập thể sư phạm đoàn kết; đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận NL HS... đã thực hiện, nhưng còn mang nhiều tính hình thức mà chưa đi sâu vào từng nội dung, từng vấn đề. Việc thực hiện các hoạt động chủ yếu thông qua các hoạt động thao giảng, thi GV dạy giỏi các cấp, báo cáo các chuyên đề hiệu quả chưa thực sự cao, một số GV không thực sự làm.

BGH chỉ đạo TCM, GV kiểm tra, đánh giá HS theo quá trình, đánh giá theo sự tiến bộ của HS chưa thật sự hiệu quả, GV vẫn kiểm tra và đánh giá theo từng bài kiểm tra riêng biệt trong những ma trận dùng chung được xây dựng từ trước mà không đánh giá được sự tiến bộ của HS. Việc sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học, sinh hoạt CM qua internet, thực hiện các tiết dạy thí điểm, tiết dạy mẫu còn nặng hình thức và né tránh thực tế. Việc quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá đáp ứng phát triển năng lực HS, đánh giá thái độ, phẩm chất của HS trong cả quá trình học tập, dạy học tích hợp liên môn chưa thực sự sát sao, hiệu quả không được như kỳ vọng.

Kết luận chương 2

Thông qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM ở Trường THPT Tiền Phong, tác giả thấy rằng việc quản lý hoạt động TCM của nhà trường đã có nhiều ưu điểm, hiệu quả về cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục. Nhà trường đã thực hiện và triển khai có hiệu quả một số biện pháp quản lý hoạt động TCM, các biện pháp này cần tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều điểm chưa làm được, hạn chế như việc tổ chức các hoạt động: các chuyên đề phát triển NLDH, đổi mới PPDH, dạy tích hợp liên môn, đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS, đổi mới sinh hoạt CM dựa trên nghiên cứu bài học, nghiên cứu khoa học của GV và HS xây dựng một môi trường học tập, một tổ chức biết học hỏi, tập thể sư phạm đoàn kết, … các hoạt động này còn mang nhiều tính hình thức và mới chỉ dừng lại ở việc triển khai và thực hiện với mục đích khuyến khích nên hiệu quả chưa cao … Hoạt động thực tiễn hiện nay đặt ra vấn đề cần có những biện pháp tăng cường quản lý hoạt động TCM ở Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển NLDH để tiếp tục đưa nhà trường phát triển ngày càng đi lên đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng ở chương 2, những đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học ở Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội sẽ được làm rõ trong nội dung chương 3.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TIỀN PHONG,‌

HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 12


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. ảm bảo tính khoa học

Khi đề xuất ra các biện pháp quản lý phải tuân thủ theo quy luật phát triển, cách tính chất của khoa học quản lý giáo dục. Hiện nay, đang trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì việc xây dựng, xác định những cách thức quản lý hiệu quả là yêu cầu tất yếu và cấp bách.

Hiện nay vừa giảng dạy theo chương trình hiện hành, vừa thực hiện theo yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, cộng với sự thay đổi các thành tố của chương trình giáo dục mới, của nhu cầu của xã hội. Vì vậy, các biện pháp được đề xuất phải vừa đáp ứng được mục tiêu hiện hành, vừa đáp ứng được mục tiêu lâu dài, mục tiêu trong tương lai, phải đảm bảo được sự hiệu quả trong từng giai đoạn.

3.1. . ảm bảo tính đồng bộ

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của TCM phải được đồng bộ từ các cấp quản lý, theo sự chỉ đạo của Bộ, của Sở, của các cấp lãnh đạo tác động tới các thành tố của quá trình quản lý như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, KTĐG các hoạt động của TCM.

Việc quản lý hoạt động của TCM của người TTCM, của Hiệu trưởng phải được đồng bộ, thống nhất, liền mạch xuyên suốt cả quá trình.

3.1.3. ảm bảo tính kế thừa

Mục tiêu giáo dục phổ thông đã thay đổi dẫn đến việc quản lý hoạt động của TCM phải thay đổi theo. Chương trình giáo dục mới đã có những thay đổi nhưng vẫn đảm bảo theo các nguyên tắc kế thừa những nội dung hiện hành, phát huy những mặt tích cực của PPDH, hình thức tổ chức dạy học, nội

dung kiến thức … trong đó tập trung hơn vào đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ đông, sáng tạo của HS, tăng cường thực hành, kết nối kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống.

Không thể nào phủ nhận những thành công của công tác quản lý giáo dụng trong thời gian trước đây, chính vì vậy khi đề xuất các biện pháp quản lý cần đảm bảo tính kế thừa những ưu điểm, thành tựu trước đó cũng như nhận thấy những điểm thay đổi, những điểm mới để có được những biện pháp thay đổi, biện pháp mới hiệu quả và phù hợp với lộ trình đổi mới mục tiêu, chương trình giáo dục.

3.1.4. ảm bảo tính khả thi

Các biện pháp khi được đề xuất phải phù hợp với bối cảnh của Trường THPT Tiền Phong, được kiểm chứng, được đối chiếu, có đầy đủ căn cứ khoa học, căn cứ khách quan, có thể ứng dụng ngay tại đơn vị. Các biện pháp phải giải quyết được những hạn chế, những tồn tại, những khó khăn hiện có, đem đến hiệu quả nâng cao NLDH của GV cũng như phát triển năng lực cho HS.

3.1.5. ảm bảo tính hiệu quả

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của TCM tác động vào quy trình quản lý của đơn vị làm cho hoạt động giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn hiện hành.

Tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất phải làm thuận lợi hơn cho GV và HS, làm cho việc quản lý hoạt động dạy và học của nhà trường hiệu quả hơn.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học của giáo viên ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên phát triển năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Giúp cán bộ, GV có hiểu biết đầy đủ, chi tiết về chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục trong giai đoạn mới hiện nay.

Giúp cán bộ, GV nắm bắt được những phẩm chất, năng lực của bản thân cần đạt được trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiến tới xây dựng được lộ trình tiếp cận với xu thế đổi mới giáo dục đã và đang diễn ra hiện nay, đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển, nâng cao NLDH của GV, nâng cao chất lượng học tập của HS.

Tạo cơ hội GV được học tập, trao đổi, chia s nhằm phát triển NLDH cho GV để đạt được những mục tiêu giáo dục mới, giáo dục định hướng phát triển năng lực HS.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Phổ biến đầy đủ các công văn, văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở về chương trình giáo dục phổ thông 2018, đổi mới giáo dục cấp THPT hiện nay tới toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường.

Có kế hoạch phân công học tập, nghiên cứu, tổ chức các chuyên đề phổ biến các hoạt động đổi mới giáo dục, nâng cao NLDH cho GV cũng như xây dựng, tổ chức được những nội dung hoạt động có ý ngh a thiết thực, thúc đẩy GV không ngừng tự học, sáng tạo phát triển NLDH. Các chuyên đề có thể được thực hiện như: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực lập trình cơ bản; Vận dụng dạy học theo dự án để phát triển năng lực tự học môn ngữ văn 11; Vận dụng dạy học tình huống để phát triển năng lực tính đạo hàm; Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn…

Tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể để CB, GV, NV tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực CM, năng lực quản lý, kỹ năng giáo dục… CB, GV, NV sau khi được cử đi tham dự các lớp trên cần tổng hợp báo cáo lại BGH nhà trường, những nội dung cần thiết có thể tổ chức lại thành các hoạt động, chuyên đề phổ biến, hướng dẫn lại cho CB, GV, NV nhà trường.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường thành lập nhóm nghiên cứu các văn bản, các hướng dẫn liên quan đến đổi mới giáo dục THPT của các Ban, Ngành đang

triển khai thực hiện đồng thời triển khai tới các tổ, nhóm CM nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của m i tổ, nhóm và của từng GV trong việc đồng lòng, góp sức, tích cực, chủ động học tập, chủ động đổi mới không ngừng nâng cao NLDH đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

Cử CB, GV, NV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng … trong đổi mới giáo dục hiện nay rồi về tập huấn, triển khai tới TCM, nhóm CM, hay toàn bộ GV để nắm bắt kịp thời những yêu cầu của đổi mới GD cũng như giúp các CB, GV biết được mình đang ở đâu còn thiếu sót những gì, cần bổ sung ra sao…

BGH nhà trường tổ chức các chuyên đề nhằm phổ biến, tập huấn tới toàn bộ CB, GV, NV các chủ trương đường lối đổi mới giáo dục hiện nay về các nội dung như: mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, PPDH, phương tiện dạy học, phương pháp KTĐG … định hướng phát triển năng lực cho HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Căn cứ vào những văn bản, hướng dẫn về đổi mới giáo dục hiện nay yêu cầu BGH xác định mục tiêu giáo dục mới của đơn vị cùng với đó là thể hiện cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động của nhà trường như: kế hoạch hoạt động CM; kế hoạch sinh hoạt CM; hoạt động dạy học tích hợp; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới PPDH; đổi mới KTĐG…

Nhà trường tạo hành lang pháp lý và mọi điều kiện thuận lợi có thể để CB, GV có thể nắm bắt đầy đủ chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng như được học tập, trao đổi, chia s nhằm nâng cao NLDH cho GV. Tiến tới xây dựng được lộ trình tiếp cận với xu thế đổi mới giáo dục đã và đang diễn ra hiện nay, đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển, nâng cao NLDH của GV, nâng cao chất lượng học tập của HS.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

BGH có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của Bộ, Ngành về chương trình giáo dục phổ thông 2018, lộ trình đổi mới mục tiêu, nội dung, đổi mới các thành tổ của chương trình giáo dục.

Nghiêm túc thực hiện và thực hiện có hiệu quả việc phân công, học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của CBQL, GV, NV trong việc tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn cũng như trong việc phổ biến lại cho đơn vị. Xây dựng được cơ chế, tạo được điều kiện thuận lợi để CB, GV, NV có thể thực hiện được những hoạt động yêu cầu trong đổi mới giáo dục của nhà trường, bắt nhịp với những yêu cầu đổi mới của ngành.

Nhà trường xây dựng được môi trường học tập, trao đổi, nghiên cứu không ngừng phát triển NLDH.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Bồi dưỡng NL cho đội ngũ TTCM, và GV về ý ngh a, vai trò và tầm quan trọng của TCM trong nhà trường. Làm cho đội ngũ TTCM cũng như GV thấy được vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục đồng thời xác định sự cần thiết phải không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, NL của bản thân trong bối cảnh giáo dục hiện nay.

Bồi dưỡng nâng cao NL quản lý của người TTCM để có thể quản lý hoạt động của TCM một cách hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong nhà trường muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần đặc biệt quan tâm đến phát triển NLDH cho GV. Mà muốn phát triển NLDH cho GV thì cần thực hiện các hoạt động bồi dưỡng NL QL cho TTCM.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Hoạt động bồi dưỡng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển NL quản lý cho đội ngũ TTCM, nâng cao NLDH cho GV và dần đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển NL cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, tập trung nhấn mạnh các yêu cầu về đổi mới giáo dục, về nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ năm học theo văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở giáo dục, Bộ giáo dục.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của TCM, kế hoạch của GV.

+ Người TTCM cần xác định việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM là công việc rất mực quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động TCM, nhằm xác định được hệ thống mục tiêu, nội dung các hoạt động của TCM, các biện pháp cần xây dựng để đạt được kết quả, mục tiêu mong muốn. Kế hoạch hoạt động của TCM là nền tảng, cơ sở, là quyết định lựa chọn, là định hướng để đạt được mục đích trong các hoạt động của TCM.

+ Người GV trong TCM phải bám sát và song hành cùng với kế hoạch hoạt động của TCM từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân một cách hiệu quả, phù hợp với đặc thù riêng của từng khối, từng lớp, từng đối tượng HS.

- TTCM tổ chức các hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, coi các hoạt động CM này là nhu cầu tất yếu để hoạt động giáo dục của nhà trường được không ngừng cải thiện, nâng cao.

3.2.2.3. Cách thực hiện

BGH triển khai và quán triệt các văn bản chỉ đạo hướng dẫn nâng cao NL quản lý của TTCM và NLDH của GV.

Cử CB, GV tham gia đầy đủ các buổi học tập, tập huấn sau đó phổ biến tới toàn thể đơn vị các hoạt động như: bồi dưỡng NL quản lý cho TTCM; đổi mới mục tiêu dạy học theo hướng phát triển NL HS; dạy học tích hợp liên môn; vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống xã hội; đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp KTĐG phát huy ưu điểm của các phương pháp truyền thống cũng như vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

BGH chỉ đạo TTCM quản lý công tác bồi dưỡng không ngừng nâng cao NL cho từng GV trong tổ hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo, tổ chức,

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí