Hiện Trạng, Biến Động, Thành Phần Sinh Vật Nổi

động đồng hoá các chất trong nước của VSV. Hàm lượng DO phụ thuộc quá trình khuyếch tán oxy từ không khí vào nước, nhiệt độ nước, quá trình sinh – hoá trong nước, nguồn ô nhiễm. Điều này cho thấy DO cũng biến động theo mùa, đặc biệt là nguồn ô nhiễm chảy vào Đầm Và.

Hàm lượng DO đo được lần lượt qua 3 lần lấy mẫu là 6,3-3,2-4,9 (mgO2/l). Nồng độ trung bình là 4,8. Ta có thể thấy, tại điểm tiếp nhận nước của Mương Đất thì DO thấp, cho thấy mức độ ô nhiễm của Đầm Và xuất phát từ hoạt động của KCN Quang Minh là điều tất yếu.

2.4. Tổng N (T-N)

N, P là nguyên tố cần thiết tạo sinh khối của TSTV. Trong tự nhiên, N, P thường cao đối với khu vực nước mặt bị ô nhiễm. Chỉ số T-N được thể hiện lượng N làm phát sinh các ion nitrite/nitrate và các hợp chất chứa N và là chỉ số ô nhiễm quan trọng. Thông thường lượng NH4+ giới hạn mức 0,05mg/l và NO3- giới hạn 5mg/l. Ở giới hạn này sinh vật thuỷ sinh sử dụng tốt nguồn dinh dưỡng tạo sinh khối. Tuy nhiên vượt quá sẽ gây hiện tượng phì (phú) dưỡng trong nước mặt.

Kết quả khảo sát T-N tại các thời điểm lần lượt là 0,12 - 0,23 và 0,22 mgN/l. Nếu đánh giá mức độ cho phép thì nồng độ các hợp chất N trong Đầm Và là cao, thể hiện mức độ ô nhiễm.

2.5. Tổng P (T-P)

Tổng lượng photpho bao gồm các dạng tồn tại của P trong đó ortho photphat luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Photphat có thể ở dạng hòa tan trong nước. Phốt pho là một yếu tố cần thiết cho cuộc sống. Sinh vật sống, bao gồm cả con người, sở hữu một số lượng nhỏ và yếu tố này rất quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng của tế bào. Dư thừa phốt pho từ các cánh đồng và bãi cỏ ở ngoại ô các thành phố xuống các ao, hồ, sông, suối là nguyên nhân chính để tảo phát triển, sau đó chúng đi vào các nguồn nước và làm giảm chất lượng nước. Ô nhiễm phốtpho gây nguy hiểm cho cá và các loại thủy sinh khác cũng như các loài động vật và con người, những sinh vật sống phụ thuộc vào nguồn nước sạch. Nồng độ T-P theo tiêu chuẩn cho phép nhỏ hơn 0,025 mgP/l (Theo Khan và Asari, 2005).

Kết quả phân tích tại các thời điểm cho thấy T-P có các giá trị là 0,14 - 0,18 và 0,08mgP/l. Như vậy, có thể thấy P trong Đầm Và đang ở mức cao, nước Đầm Và đang ô nhiễm.

2.6. Nhu cầu oxy hoá học (COD)

Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Đây cũng là chỉ số đánh giá mức độ ô nhiễm. Giá trị COD có thể dao động trong giới hạn từ 40-60mgO2/l (Theo QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt) tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng như cấp nước sinh hoạt nhưng phải có công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn sinh vật thủy sinh; tưới tiêu thủy lợi hoặcgiao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.

Kết quả phân tích chất lượng nước Đầm Và qua 3 lần lấy mẫu lần lượt là 45 - 61 và 65mgO2/l. Kết quả này cho thấy nồng độ COD là tương đối cao, nước đang có nguy cơ ô nhiễm.

2.7. Hàm lượng kim loại

Hàm lượng kim loại được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Hàm lượng kim loại trong nước Đầm Và



Chỉ tiêu


Đơn vị


Kết quả

QCVN 08: 2008/BTNMT

Cột B1

Ngày 22/04/2012




As

mg/l

<0,001

0,05

Zn

mg/l

4,09

1,5

Fe

mg/l

1,61

1,5

Cr3+

mg/l

0,3

1

Ngày 22/05/2012




As

mg/l

0,0013

0,05

Zn

mg/l

1,2

1,5

Fe

mg/l

1,68

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Cr3+

mg/l

0,18

1

Ngày 15/09/2012




As

mg/l

0,0015

0,05

Zn

mg/l

1,09

1,5

Fe

mg/l

1,52

1,5

Cr3+

mg/l

0,84

1

Ghi chú:

B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác nếu có yêu cầu tương tự về chất lượng hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Nhận xét: Hàm lượng kim loại phổ biến (Fe, As, Cr, Zn) cho thấy Fe, Zn là 2 kim loại có nồng độ vượt mức cho phép tuy không nhiều.

Kết luận chung: Hiện Đầm Và đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi các thành phần dinh dưỡng (N-P) và 1 phần nhỏ thành phần kim loại. Vì vậy, cần phải xử lý các thành phần này.

3.1.3. Hiện trạng, biến động, thành phần sinh vật nổi

3.1.3.1. Thành phần loài

Theo Báo cáo khảo sát xả thải tại KCN Quang Minh do Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), thành phần sinh vật nổi ở Đầm Và bao gồm các ngành tảo chính như tảo Silic (Bacillariaphyta)(1), tảo Lục (Chlorophyta)(2), vi khuẩn lam (Cyanophyta)(3), tảo Lông 2 roi (Crytophyta)(4), tảo Mắt (Euglenophyta)(5)… Đông nhất là loài (1) và (2) đại diện là các chi Scennedemus, chi Closterium, chi Flagilaria... Các loài này thường xuất hiện ở vùng nước giàu dinh dưỡng gây hiện tượng nở hoa (Thuỷ triều đỏ).

Động vật sống nổi chủ yếu là Trùng Bánh xe (Rotatoria), Giáp xác, ấu trùng giáp xác, thân mềm…

3.1.3.2. Số lượng, mật độ

Có thể thấy vi khuẩn lam là loài chiếm ưu thế vì chúng sống trong môi trường ưa nhiệt độ và ánh sáng, tại khu thuỷ vực giàu chất dinh dưỡng như Đầm Và. Các loài này sống trôi nổi, hình dạng không ổn định. Số lượng vi khuẩn lam tăng mạnh về

mùa hè vì vậy thường xảy ra hiện tượng tảo nở hoa, xú uế do các loài này hoạt động mạnh.

Ngược lại mùa mùa Đông khi nhiệt độ xuống thấp, số lượng loài này cũng giảm sút, ta cũng thấy tình trạng xú uế ít hơn.

Mật độ các loài động vật sống nổi cũng giống như các ngành tảo là nhiều về mùa Hè và ít về mùa Đông.

3.1.3.3. Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật nổi và chất lượng nước

Có thể nhận thấy, chất lượng nước Đầm Và (Thể hiện qua các chỉ số sinh hoá như phần trên đã đề cập) có mối quan hệ mật thiết đến quần xã sinh vật. Điều này cũng dễ hiểu bởi nước mặt là nơi sinh sống (Môi trường sống) của các loài. Ngược lại các loài sử dụng chất dinh dưỡng trong nước bằng quá trinh đồng hoá các chất hữư cơ, kim loại, các thành phần khác có trong nước để tạo sinh khối.

Mối tác động này thể hiện sự tương tác qua lại giữa chất lượng nước Đầm Và và các loài. Quan hệ này là quan hệ cộng sinh. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi các yếu tố khác như nhiệt độ, ánh sáng… thì quan hệ này có thể bị “cản trở” hoặc gián đoạn. Điều này được thể hiện qua biến động các loài theo mùa. Như trên đã đề cập, các loài như vi khuẩn lam và động vật sống nổi có mật độ cao vào mùa hề. Đây là loài thích nghi với nhiệt độ và ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối vì môi trường sống (Chất lượng nước mặt) chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa (Ví dụ như pH). Nếu pH quá cao (Môi trường kiềm) hay quá thấp (Môi trường axit) thì ngay lập tức sẽ ngăn cản hoạt động và sự phát triển của các loài thực vật cũng như sinh vật sống nổi.

3.1.3.4. Mối quan hệ giữa TSTV và chất lượng nước

Cũng giống quần xã sinh vật trong nước Đầm Và, TSTV cũng có quan hệ mật thiết đến chất lượng nước mặt Đầm Và. Một mặt, TSTV là các giá thể để sinh vật sống nổi (Phù du), sinh vật sống chìm và dưới đáy sinh sống. TSTV chịu tác động bởi các yếu tố như nhiệt độ, môi trường sinh - hoá của nước Đầm Và.

Nước mặt của Đầm Và là môi trường để thuỷ sinh thực vật sinh sống. TSTV hút các chất dinh dưỡng trong nước để tạo ra sinh khối. Khi gặp môi trường nước thuận

lợi (pH nằm trong ngưỡng từ 6,5-7,5), không có các chất độc thì thực vật thuỷ sinh phát triển và ngược lại.

Quá trình đồng hoá chất dinh dưỡng trong nước góp phần làm sạch nguồn nước. Khi TSTV phát triển, các loại VSV cũng phát triển tạo cho việc xử lý ô nhiễm nước Đầm Và nhanh hơn. Vì vậy, cần tìm hiểu đặc tính sinh trưởng và phát triển của TSTV trong xử lý ô nhiễm.

3.1.4. Hiện tượng phú dưỡng và vi khuẩn lam độc

Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N. Sự phát triển mạnh mẽ của tảo trong quá trình sinh trường và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá; đồng thời quá trình này là hoạt động của các loài vi sinh vật đồng hoá các chất hữu cơ gây mùi khai thối do thoát khí H2S .v.v...

Như trên đã trình bày, vi khuẩn Lam chiếm ưu thế, đặc biệt xuất hiện vi khuẩn

Lam độc thuộc chi Microcystis. Hiện tượng phú dưỡng xảy ra trong các điều kiện sau:

Nồng độ chất ô nhiễm, đại diện là COD, T-N, T-P, DO, kim loại cao hơn mức độ cho phép.

Nhiệt độ môi trường nước dao động từ 180C - 32,50C tương đương các tháng từ 4-9 khi nhiệt độ không khí từ 270C - 360C.

Môi trường nước mặt có pH thích hợp từ 5,5 - 9.

Mật độ vi khuẩn lam, vi sinh vật trong nước cao

Với điều kiện này thì vi khuẩn Lam sẽ sinh trưởng nhanh, quang hợp và tạo váng hoa nở. Như vậy kết hợp nhiều yếu tố, hiện tượng phú dưỡng có quan hệ mật thiết tới vi khuẩn lam độc.

Tại khu vực Đầm Và, theo ý kiến của các hộ dân thì đã từng xảy ra tình trạng phú dưỡng này dẫn đến xung đột giữa người dân và KCN Quang Minh. Có thể nhận thấy là do bị bồi lắng, rác thải gây ô nhiễm, nước Đầm Và luôn có nguy cơ xảy ra hiện tượng phú dưỡng.

3.1.5. Hiện trạng, biến động các thành phần và số lượng thuỷ sinh vật‌

Qua quá trình quan sát thực địa tại Đầm Và vào các thời điểm trong năm 2012, có thể nhận thấy các loài TSTV xuất hiện tại đây có nhiều loài. Chiếm ưu thế là ngổ Trâu, rau Muống, sen, súng, bèo Tây, bèo Cái…

Số lượng của các loài trên phụ thuộc theo mùa và sự tác động của con người. Về mùa Hè, các loài như ra Muống, sen chiếm ưu thế. Một phần do mọc tự nhiên, một phần do dân trồng (rau Muống, sen). Những khu vực khác thì chủ yếu Lục bình, bèo Tấm mọc hoang dại. Mùa Đông, khi rau Muống và sen tàn thì chủ yếu là ngổ Trâu (Khu vực cạn), bèo Tấm.

Do tình trạng bồi lắng, nên phần lớn khu vực được cải tạo để trồng cây nông nghiệp như sen, lúa, ngổ, khoai nước. Phần còn lại là TSTV hoặc bán thuỷ sinh hoang dại như ngổ Trâu, bèo Hoa dâu, bèo Tai chuột, bèo Cám, Lục bình, rau Mương, rau Trai...

3.1.6. Đặc điểm tài nguyên nước thuỷ vực Đầm Và

Đầm Và là Đầm tự nhiên rất khó xác định vị trí gianh giới trên bản đồ cũng như diện tích của nó. Điểm khởi đầu của Đầm Và bắt nguồn từ các kênh dẫn nước Sông Cà Lồ thuộc bờ trái tại Thị trấn Quang Minh, dẫn qua các kênh tưới tiêu của Thị trấn và mở rộng tại khu vực xã Tiền Phong (Từ Ấp Tre, Ấp Giữa, Do Thượng, khu đô thị Quang Minh).

Hình dạng của Đầm Và có hình nhỏ ở phía Tây Bắc phình to ở giữa và kết thúc khu vực giáp Đầm Vân Trì (Đông Anh. Chiều dài của Đầm Và khoảng 15km chảy qua 2 huyện Mê Linh và Đông Anh của TP. Hà Nội.

Độ sâu trung bình của Đầm Và khoảng 1,2-1,5m tuỳ theo mùa. Đầm Và bị bồi lắng mạnh và bị khai thác để trồng cây nông nghiệp (rau mầu) tại Thị trấn Quanh Minh, xã Tiền Phong và một phần của huyện Đông Anh.

Hình 3.3. Ảnh bồi lắng tại khu dân cư

xã Tiền Phong (Ảnh chụp ngày 15/09/2012)

Hình 3.4. Ảnh bồi lắng trên đường về thị

trấn Quang Minh (Ảnh chụp ngày 15/09/2012)



Anh.


Minh.

Nhiệm vụ chính của Đầm Và là:

- Cấp nước tưới tiêu cho khu vực huyện Mê Linh và 1 phần huyện Đông


- Tiêu thoát nước cho Sông Cà Lồ vào mùa lũ, phòng lũ cho Sông Cà Lồ.

- Nuôi trồng thuỷ sản.

- Duy trì hệ sinh thái khu vực thuộc phạm vi Đầm Và và khu vực lân cận.

- Tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và toàn bộ KCN Quang


- Điều tiết chế độ thuỷ văn cho khu vực.

Đầm Và không có giá trị nhiều về giao thông, du lịch, nhưng có giá trị to lớn về mặt thuỷ lợi khu vực huyện Mê Linh. Sự phát triển của ngành nông nghiệp của huyện Mê Linh phụ thuộc rất lớn Đầm Và.

Là khu vực trũng của huyện Mê Linh, Đầm Và là nơi lưu chứa nước thải, nước mưa cho toàn bộ khu vực. Nguồn nước bổ sung của Đầm Và được các trạm bơm bổ sung từ Sông Cà Lồ vào mùa kiệt (Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) để theo các kênh mương thuỷ lợi nội đồng tưới tiêu cho khu vực sau đó chảy vào Đầm Và. Về mùa mưa, lượng nước Đầm Và được bổ cập bằng lượng nước mưa với lượng mưa trung bình khoảng 1.900mm/năm.

Có thể thấy, lượng nước Đầm Và có sự biến động theo mùa rất lớn. Mùa mưa, lượng nước dồi dao, diện tích Đầm Và mở rộng rò rệt; vào mùa khô, diện tích suy giảm, nông dân huyện Mê Linh sử dụng 1 phần đất không ngập nước để đất nông nghiệp trồng mầu và trồng hoa.

Đầm Và chảy qua KCN Quang Minh được xác định từ thị trấn Quang Minh, qua Ấp Trung, Ấp Giữa, đến trung tâm xã Tiền Phong. Dòng chảy Đầm Và chủ yếu chảy qua đất nông nghiệp, một phần chảy qua khu dân cư (Đoạn Cầu Đầm Và thuộc Trung tâm xã Tiền Phong).

3.1.7. Xác định mức độ và dự báo nguy cơ ô nhiễm

Căn cứ vào nguồn thải có thể xác định các nguồn ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm chất hữu cơ từ hoạt động sinh hoạt, ô nhiễm dầu mỡ từ hoạt động khai thác nước tưới, từ hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, như đã trình bày thì Đầm Và chủ yếu ô nhiễm từ nguồn thải của KCN, các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt của người dân.

Căn cứ theo hiện trạng các thành phần trong nước Đầm Và có thể nhận thấy nước Đầm Và đã và đang bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ, kim loại (không nhiều) và vi sinh vật. Tình trạng ô nhiễm có xu hướng gia tăng khi Đầm Và bị bồi lắng, ngày càng thu hẹp và sử dụng vào mục đích khác. Xuất hiện hiện tượng phú dưỡng trong Đầm Và cùng các hiện tượng ô nhiễm nước thải công nghiệp như cây trồng chết, sinh vật chết… Ngoài ra, ô nhiễm có thể nhận biết bằng cảm quan như mùi khó chịu, xú uế, hiện tượng tảo nở hoa, sinh vật chết vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao. Tình trạng này đã dẫn tới xung đột môi trường và cần có biện pháp xử lý.

Dự báo nguy cơ ô nhiễm của Đầm Và: Hiện nay, KCN Quang Minh đang trong quá trình mở rộng giai đoạn II. Dự kiến giai đoạn II diện tích sẽ được mở rộng lên tới 850ha, với 10.000 lao động. Tổng lượng nước thải dự kiến là 7.000m3/ngày- đêm, gấp 2,4 lần so với hiện nay. Như vậy, tải lượng các thành phần ô nhiễm trong Đầm Và sẽ tăng lên. Nguy cơ gây ô nhiễm là rất cao. Mặt khác, quá trình khai thác nước ngầm và sử dụng nước của Đầm Và vào mục đích thuỷ lợi cũng ảnh hưởng

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí