Tổ Chức Cho Học Sinh Tiến Hành Triển Lãm Sưu Tầm Tài Liệu, Hiện Vật Lịch Sử Gắn Liền Với Chủ Đề Biển, Đảo

như Vịnh Hạ Long, bãi biển Đồ Sơn, cảng Hải Phòng, .... nên nhà trường có thể tiến hành tổ chức cho HS tham quan trong phạm vi thời gian và điều kiện cho phép, tùy theo nội dung của từng cấp học.

3.2.3. Tổ chức cho học sinh tiến hành triển lãm sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo

* Mục đích biện pháp:

Đây là hình thức hoạt động GDNGLL về lịch sử địa phương cơ bản nhất, phức tạp, khó khăn nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

Sưu tầm tài liệu là một yêu cầu quan trọng để bồi dưỡng lòng yêu thích và sự say mê học tập, nghiên cứu lịch sử cho HS. Qua công tác sưu tầm, các em thấy rõ hơn mối quan hệ giữa biển, đảo và lịch sử, địa lí của dân tộc, của đất

nước, từ đó để lại trong các em ấn tượng sâu sắc về con người và cuộc sống

trên biển, đảo, những biểu tượng sinh động làm nẩy nở tình yêu biển, đảo quê hương. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn, là dịp để các em kiểm nghiệm lí luận của mình. Để làm tốt công tác này,

trước tiên GV hướng dẫn cho các em biết về nguồn tài liệu, nguyên tắc khai

thác và xử lí tài liệu.

* Nội dung biện pháp:

Việc sưu tầm được tiến hành qua nhiều hình thức. GV cần tổ chức cho HS tiến hành triển lãm sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo.

Hướng dẫn HS sưu tầm qua bố mẹ, họ hàng, những người làm công tác văn hóa xã, những người hiểu biết phong phú về biển, đảo, từng tham gia chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, sưu tầm qua các cuộc thăm quan biển, đảo.

Phải tiến hành sưu tầm theo trình tự nội dung liên quan tới biển, đảo, yêu cầu của chương trình triển lãm theo các chủ đề như: cảnh trí biển, đảo, con người lao động trên biển,…. Trước khi vào năm học mới, GV phải lên kế hoạch

để HS sưu tầm các tài liệu có liên quan đến biển, đảo, nâng dần yêu cầu và chất lượng sưu tầm đối với HS năm tiếp theo.

* Cách thức thực hiện:

Để tiến hành hoạt động này cần thực hiện theo các bước.

- Lập kế hoạch hoạt động.

Kế hoạch hoạt động GDNGLL về giáo dục tình yêu biển, đảo cần nằm trong kế hoạch dạy học của cả năm học. Nó được xây dựng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục trong việc triển khai nhiệm vụ năm học. Đồng thời nó cũng phải tính đến những đặc điểm riêng của nhà trường. Kế hoạch hoạt động GDNGLL về giáo dục tình yêu biển, đảo cần nằm trong kế hoạch chung của GV và tổ bộ môn, song nó cần cụ thể hóa với từng hình thức hoạt động, đồng thời thực hiện tính thống nhất của toàn bộ nội dung hoạt động. Hoạt động sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn với chủ đề biển, đảo của nhà trường có liên quan đến tất cả các hình thức hoạt động GDNGLL khác, không chỉ được tiến hành trong năm học mà qua nhiều năm để ngày càng hoàn chỉnh.

- Tổ chức và tiến hành.

Xác định chủ đề sưu tầm. Chủ đề phải phù hợp với nội dung quy định trong chương trình từng lớp. Đối với HS lớp 6, 7, 8 chủ đề là: tìm hiểu, sưu tầm những tranh ảnh về cảnh trí biển, đảo, hiện vật lịch sử, văn hóa gắn liền với danh thắng biển, đảo. Đối với HS lớp 9 là lớp lớn hơn, ngoài việc hoàn chỉnh vốn hiểu biết ở những di tích, hiện vật trên, các em sưu tầm những nguồn tài liệu khác ở địa phương theo một chủ đề chính, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc trong quá trình khai phá và chinh phục biển, đảo.

Sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử ở trường. Sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử địa phương ở trường phổ thông phải được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch và phù hợp với trình độ của từng khối lớp. Cần hướng dẫn cho HS bước đầu tiếp xúc với di tích, hiện vật lịch sử (xác định địa điểm của di tích, hiện vật và giữ gìn, bảo quản di tích, hiện vật). Đi sâu vào tìm hiểu nội dung, giá trị của

di tích, hiện vật lịch sử của địa phương (lập hồ sơ lí lịch của di tích, hiện vật; vẽ sơ đồ, ghi chép). Xác định trách nhiệm đối với di tích, hiện vật lịch sử có liên quan tới chủ đề biển, đảo (tôn trọng, bảo quản, giải thích cho mọi người hiểu ý

nghĩa của việc giữ gìn, bảo quản di tích,…)

- Tiến hành các loại bài tập có liên quan. Đối với HS THCS, GV hướng dẫn vẽ bản đồ, sơ đồ, đồ họa phác thảo lược đồ các danh thắng, di tích biển, đảo quốc gia; trả lời những câu hỏi về tìm hiểu di tích, danh thắng biển, đảo. GV cũng cần đặt ra những yêu cầu cụ thể cho HS về nội dung và thời gian thực hiện, đồng thời có kế hoạch kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. Khi giao nhiệm vụ, bài tập cho HS, GV phải giải thích cho các em hiểu rõ về mục đích và ý nghĩa của công việc, động viên tính tích cực, tự giác và hứng thú hoạt động của HS.

Sau đây là mẫu kế hoạch hoạt động sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo ở một trường THCS:

Kế hoạch tổ chức sưu tầm tài liệu, hiện vật theo chủ đề biển, đảo


Khối

lớp

Nhiệm vụ chính

tìm hiểu

Địa bàn

Thời gian

thực hiện

Cơ quan

phối hợp

GV phụ

trách


Khối 6

Những tranh ảnh, hiện vật lịch sử về danh thắng, di tích

về chủ đề biển, đảo

Trong xóm, thôn của HS

- Từ đầu năm học đến cuối năm học.


- Tổ chức sơ kết vào cuối học

kỳ I.


- Cuối năm tổ chức tổng kết.


- Chính quyền địa phương (xóm, thôn, xã).


- Cơ quan văn hóa, nghiên cứu

lịch sử huyện.


GV phụ trách giảng dạy lớp nào phụ trách lớp đó tiến hành nhiệm vụ.


Khối 7

Lập sơ đồ và hồ sơ lí lịch di tích, hiện vật lịch sử.

Trong xã của HS


Khối 8

Hoàn chỉnh sơ đồ và lí lịch di tích, hiện vật lịch sử.

Hoàn

chỉnh của một xã


Khối 9

- Sưu tầm, thu thập những tài liệu, hình ảnh, hiện vật của

lịch sử

- Ghi chép dưới dạng hồi ký.

Tại nơi ở của những nhân chứng về lịch sử địa

phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 12

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Đề thực hiện biện pháp này cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các nhân chứng lịch sử ở địa phương, những cá nhân, tập thể có liên quan. Vì thế việc thiết kế kế hoạch GV cần tổ chức dưới dạng dự án dài hơi, thường sẽ kéo dài trong 1 đến 2 chủ điểm sinh hoạt GDNGLL.

Các tài liệu mà HS tiến hành triển lãm, sưu tầm phải đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cao và phải được sử dụng hợp lí.

3.2.4. Khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo

cho cho hoc sinh Trung học cơ sở

* Mục đích biện pháp:

Đọc sách là một hình thức hoạt động GDNGLL mới mẻ, có hiệu quả trong việc cung cấp kiến thức về chủ đề biển, đảo cho HS trong giờ không chỉ

thế nó còn góp phần rèn luyện cho HS về mặt tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, kĩ năng, thói quen hứng thú học tập và cả tình cảm đối với quê hương đất nước. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dục tình

yêu quê hương đất nước nói chung và tình yêu biển, đảo nói riêng.

* Nội dung biện pháp:

Cần hướng dẫn HS trong bước đầu khai thác hình thức đọc sách và tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS.

Tiến hành thực hành việc đọc sách và tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS.

Xây dựng bầu không khí thân thiện, thoải mái, chia sẻ trong hoạt động đọc sách và tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS.

* Cách thức thực hiện:

Đầu tiên, GV giúp HS lập danh mục cần đọc cho mỗi khóa trình trong năm học. Trong danh mục nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, tức là những loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.

Tiếp đó để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kì và lòng ham hiểu biết cái mới của HS, GV có thể tóm tắt sơ lược nội dung cuốn sách. Để việc giới thiệu có hiệu quả nên dẫn một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn

để khơi dậy hứng thú tìm đọc tiếp của các em. Có rất nhiều sách tư liệu về biển, đảo Việt Nam mà GV có thể giới thiệu để HS tìm đọc nhằm giáo dục tình yêu biển, đảo cho các em, song GV phải biết lựa chọn và hướng dẫn HS cách sưu tầm tài liệu và cách đọc sách khoa học phù hợp với khả năng và thời gian cho phép của HS.

Để việc đọc sách đạt kết quả tốt, ngoài việc giới thiệu về cuốn sách, GV cần hướng dẫn HS cách ghi chép theo mẫu sau:

- Tên sách;

- Tác giả;

- Thời gian đọc;

- Nội dung chủ yếu của sách theo từng phần, từng chương, ghi chép những câu thích thú;

- Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách (những vấn đề liên quan đến bài học, vấn đề thích nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng những kiến thức đã thu được sau khi đọc sách).

Tất cả những vấn đề trên có thể để cho HS ghi vào “hồ sơ học tập” của mình để có thể mang ra trao đổi với GV và các bạn trong giờ hoạt động GDNGLL.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện biện pháp này, cần có sự hỗ trợ của nhà trường trong việc sưu tầm tư liệu, sách, chuyên đề để HS có đủ sách để tìm hiểu, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Cần thiết phải xây dựng mỗi nhà trường một tủ sách về chủ đề biển, đảo để giúp cho cả GV và HS đọc và nghiên cứu.

Người GV phải có kĩ năng đọc sách cơ bản và kĩ năng tổ chức cho HS đọc sách, từ đó giúp cho HS có thể nảy mầm lên những xúc cảm về tình yêu biển, đảo của tổ quốc.

3.2.5. Kết hơp

chăt

chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho hoc

* Mục đích biện pháp:

sinh Trung học cơ sở.

C.Mác từng viết rằng: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [9,tr.89]. Điều đó khẳng định rằng, sự phát triển nhân cách, phát triển của mỗi con người chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường sống, môi trường xã hội, trong đó gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội là những thành tố cơ bản. Do đó, mục tiêu biện pháp là huy động sự tham

gia có hiêu

quả, thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục như gia đình, nhà

trườ ng, xã hội trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho HS.

* Nội dung biện pháp:

Xác định rõ vai trò của từng thiết chế giáo dục như gia đình, nhà trường,

xã hội trong viêc

giáo duc

tình yêu biển, đảo cho HS cho hoc

sinh khi thông

qua hoạt động GDNGLL.

Xây dựng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp, chịu trách nhiệm giữa các lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tổ chức giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL.

* Cách thức thực hiện:

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS, trước mắt cần giải quyết tốt một số điểm sau đây:

Giữa gia đình, nhà trường, xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Có như vậy thì chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục tình yêu biển, đảo mới không

ngừng được nâng cao. Gia đình và xã hội phải có những hiểu biết nhất định về các yêu cầu của nhà trường trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS và phải thường xuyên quan tâm đến công tác này. Trên thực tế, có một số gia đình do thiếu thông tin, hiểu biết không đầy đủ về nội dung và hình thức giáo dục tình yêu biển, đảo ở nhà trường nên đã cản trở con cái tham gia một số phong trào hoạt động có tính chất chính trị - xã hội, do Đội TNTP Hồ Chí Minh hoặc lớp tổ chức, điều này có ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho HS là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS.

Thực tiễn công tác GD&ĐT những năm qua cho phép chúng ta khẳng định rằng ở đâu và lúc nào Đảng ủy, BGH các trường THCS huyện Tứ Kỳ quan tâm đến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, đến quyền lợi chính đáng của HS, thường xuyên phối hợp với gia đình và chính quyền địa phương trong công tác quản lí, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS, thì ở đó, lúc

đó HS ít vi phạm kỉ luật, định hướng chính trị được giữ vững, phong trào học

tập, mọi hoạt động sẽ đi vào nề nếp ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Mọi sự hạ thấp hay buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của BGH và các tổ chức đoàn thể khác như Đội TNTP, sẽ dẫn đến nguy cơ

chệch hướng trong giáo dục, xa rời mục tiêu phát triển GD&ĐT đã được đề ra.

Ngoài sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội, ngay bản thân các thầy cô giáo, các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, xóm, khu phố cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Trên thực tế, sự kết hợp này ở một số trường nhiều lúc, nhiều nơi làm chưa tốt, tư tưởng phó thác cho các thầy cô và nhà trường vẫn còn. Do đó, làm cho mọi

người nâng cao ý thức được trách nhiệm trong công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS là vô cùng cần thiết.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Đòi hỏi cần có công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giáo dục tình yêu biển, đảo, đạo đức, lối sống, sự hình thành nhân cách cho HS.

Cần có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá sự kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Việc thực hiện công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL là một quá trình. Quá trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: nhận thức của các lực lượng giáo dục, năng lực của giáo viên, tính tích cực và chủ động của học sinh,... các điều kiện để việc thực hiện hoạt động giáo dục này một cách có hiệu quả.

Giữa các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL ở trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau. Đồng thời giữa các biện pháp còn có sự ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có một vai trò nhất định trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS cụ thể là:

Các biện pháp “Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo cho HS ở các trường THCS”; “Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho HS về chủ đề biển, đảo”; “Tổ chức cho HS tiến hành triển lãm sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo” và “Khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS” đều là những biện pháp có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động

GDNGLL, mỗi biện pháp là một cách thức hiệu quả nhằm giúp nhà trường và GV phong phú và đa dạng hóa các hình thức giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí