Giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 - 5

Thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Mỹ và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO cho phép phía đối tác nước ngoài được thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất phim tại Việt Nam, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài trong liên doanh tối đa đến 51% vào năm 2006 sẽ tạo ra nguồn vốn tăng thêm do thành lập cơ sở liên doanh hoạt động điện ảnh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài:


+ Các nguồn vốn hợp tác đầu tư để sản xuất từng bộ phim theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, nguồn vốn của đối tác nước ngoài thành lập liên doanh phát hành và phổ biến phim tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh khi thị trường điện ảnh mở ra và hoạt động ổn định, đồng thời khi tỷ lệ góp vốn của nước ngoài trong liên doanh quy định tối đa đến 51% vào năm 2006 khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nguồn vốn này sẽ nâng mức chi phí sản xuất phim, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phim Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao năng lực con người cả về nghệ thuật và kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong nước.

Trước mắt, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh như trường quay, thiết bị sản xuất phim giai đoạn tiền kỳ theo hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam rất nhỏ vì vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và khó thu hồi, nhưng khi các Hãng phim trong nước thành lập nhiều, lĩnh vực đầu tư này sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vì đối tác nước ngoài có lợi thế về thiết bị kỹ thuật hiện đại, đội ngũ chuyên gia cao cấp có thể thu lợi lớn về cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao cho khu vực sản xuất phim trong nước.

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ tăng rất nhanh và khối lượng đầu tư rất lớn sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nguồn vốn này có thể thay thế hẳn các nguồn vốn ngân sách đầu tư hiện đại hoá rạp chiếu phim ở các thành phố lớn. Khi thị trường điện ảnh Việt Nam có sự thông thoáng, mở cửa và bình đẳng trong đối xử quốc gia, tao nên sức hấp dẫn rất lớn đối với các hãng phim nước ngoài nhất là Mỹ, nguồn vốn này sẽ tạo ra các cụm rạp hiện đại bậc nhất Việt Nam đồng thời vốn đầu tư sản xuất phim truyện hợp tác cũng sẽ tăng cao vì chi phí sản xuất phim trong nước tạo lợi thế so sánh rất lớn cho các nhà sản xuất phim và phổ biến phim quốc tế.

Nguồn vốn viện trợ từ Chính phủ các nước ODA; nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI; hiện tại nguồn vốn này rất nhỏ, trước mắt ít có khả năng phát triển.

1.3.2.3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến việc đầu tư của nhà nước cho phát triển điện ảnh Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế nhanh là yếu tố tác động thứ nhất tạo điều kiện tăng các nguồn lực tiềm năng cho điện ảnh mà trước hết là nguồn lực tài chính, vì quy mô của vốn ngân sách đầu tư cho điện ảnh là phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và tỷ trọng thu ngân sách trong GDP. Giả thiết các yếu tố khác không đổi, nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, tỷ lệ thu ngân sách trong GDP tăng thì dẫn đến quy mô ngân sách cũng gia tăng và ngược lại. Như vậy, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao sẽ ảnh hưởng đến tăng khả năng huy động vốn ngân sách cho đầu tư phát triển điện ảnh.

Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nền điện ảnh Việt Nam theo hướng dân tộc và hiện đại nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, hải đảo nhằm giảm chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá nói chung và điện ảnh nói riêng giữa thành phố với các vùng miền...Các nhân tố này có tác động tích cực đến mức tăng ngân sách thực hiện mục tiêu tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và con người theo hướng hiện đại hoá ngành điện ảnh nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, kể từ năm 1995, sự phát triển nội tại của điện ảnh Việt Nam đã tạo những bước đổi mới, sự mở cửa hội nhập cùng với chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá đã đem lại cho điện ảnh Việt Nam những cơ hội nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức khi mở cửa, hội nhập và hiện đại hoá ngành. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tạo tiền đề quan trọng cho việc tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như các nguồn vốn trong nước khác. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất phim, phương tiện phổ biến phim, rạp chiếu phim để thực hiện chính sách phát triển ngành.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho điện ảnh Việt Nam được quyết định bởi nguồn vốn đầu tư chung cho phát triển ngành văn hoá của đất nước. Những năm trước đây, mức đầu tư cho văn hoá hàng năm dựa trên khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, khi ngân sách khó khăn, việc cắt giảm đầu tiên là nhằm vào ngân sách đầu tư cho văn hoá, vì vậy đã tác động trực tiếp đến nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển điện ảnh. Từ sau Hội nghị Trung ương 10 khoá IX của Đảng đã khẳng định ngân sách đầu tư cho văn hoá sẽ đạt tỷ lệ 1,2% và tiến tới đạt 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước đến năm 2010, đây là yếu tố tác

Giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010 - 5

động trực tiếp và ổn định mức tăng đầu tư cho phát triển điện ảnh, vì vậy hy vọng mức đầu tư phát triển điện ảnh hàng năm sẽ được tăng dần theo mức tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước.

Đầu tư cho phát triển điện ảnh là đầu tư công nghệ cao, thiết bị đắt tiền, vốn đầu tư rất lớn đồng thời đòi hỏi đầu tư phải đồng bộ. Đầu tư đồng bộ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ với đầu tư cho con người khai thác và sử dụng, đầu tư đồng bộ về kỹ thuật công nghệ cao với năng lực sáng tạo (kỹ thuật phải gắn liền với sáng tạo nghệ thuật). Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư lớn với khả năng vốn đầu tư cho điện ảnh có hạn vì vậy bất kỳ một khâu đầu tư nào trong quá trình sáng tác và sản xuất phim thiếu đồng bộ đều dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình đầu tư phát triển điện ảnh; đó là chưa tính đến yếu tố duy ý chí trong ý chí hoặc mong muốn đốt cháy giai đoạn của các cấp quản lý ngành đều tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.

1.3.3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam và các chỉ tiêu đánh giá


1.3.3.1. Sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh


Nghiên cứu về sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh là xem xét các vấn đề sau:


Thứ nhất, các nguồn vốn đầu tư được phân bổ hợp lý cho các công đoạn trong quy trình sản xuất và phổ biến phim. Xuất phát từ đặc điểm của quy trình sản xuất và phổ biến, mỗi khâu đòi hỏi tính chất đầu tư khác nhau, những khâu sản xuất phim đóng vai trò quyết định và chiếm một tỷ lệ đầu tư nhiều nhất. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong khâu phổ biến phim, nhất là khâu chiếu phim lại đóng vai trò quan trọng để sản phẩm điện ảnh đi đến với người tiêu dùng, đây là khâu cuối cùng để thu hồi các nguồn vốn đầu tư từ khâu sản xuất phim, thể hiện hiệu quả kinh tế trong hoạt động.

Thứ hai, các nguồn vốn đầu tư cho điện ảnh được sử dụng như thế nào trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm điện ảnh, điều này thể hiện việc cân đối sử dụng hợp lý vốn đầu tư trong các khâu cụ thể của quá trình sản xuất phim điện ảnh và phổ biến sản phẩm điện ảnh đến người tiêu dùng.

Vốn đầu tư trong khâu sản xuất phim gồm các bộ phận cấu thành sản phẩm từ khâu kịch bản phim, đạo diễn, hoạ sĩ thiết kế, quay phim, diễn viên, bối cảnh, đạo cụ, phục trang hoá trang, phim sống...vốn đầu tư cơ bản và đặc biệt quan trọng để chuyển hoá các yếu tố trên thành phim. Bộ phận vốn thiết bị và công nghệ sản xuất phim tiền kỳ và hậu

kỳ, để chuyển hoá các yếu tố sáng tạo trên thành phim, các yếu tố này bao gồm máy quay phim, thiết bị âm thanh và ánh sáng, thiết bị dựng phim và hoà âm, thiết bị in và tráng phim, trường quay, thiết bị chiếu phim...cần đầu tư hợp lý để khai thác sử dụng có hiệu quả.

Vốn đầu tư trong lĩnh vực phát hành phim bao gồm: Vốn xây dựng cải tạo rạp, cụm rạp nhiều phòng chiếu, thiết bị chiếu phim, thiết bị lồng tiếng và các thiết bị phụ trợ khác; vốn mua phim trong nước và nhập khẩu phim nước ngoài cũng phải cân đối, đồng bộ với việc đầu tư cho sản xuất và nhập khẩu phim để phổ biến có hiệu quả.

1.3.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh


a/ Khái niệm về hiệu quả đầu tư


Hiệu quả là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Đánh giá hiệu quả trong đầu tư được phân tích trên hai lĩnh vực là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế thể hiện trên hai mặt là định tính và định lượng. Định lượng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để thực hiện một nhiệm vụ kinh tế xã hội; Tổng lượng thu được lớn hơn chi phí bỏ ra là có hiệu quả, chênh lệch thu được càng lớn hiệu quả càng cao. Định tính thể hiện trình độ quản lý, sự đạt được do sự nỗ lực của mỗi khâu công việc, mỗi thành viên trong hệ thống để đạt được mục tiêu chính trị - xã hội đặt ra.

Hiệu quả xã hội thể hiện mục đích đạt được của xã hội mà ta hướng tới là nâng cao mức sống vật chất, văn hoá tinh thần và sự phát triển toàn diện của người dân trong xã hội hay là sự nâng cao chất lượng cuộc sống trong mọi lĩnh vực của xã hội.

b/ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư


+ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế thể hiện mối tương quan giữa thu và chi trong hoạt động điện ảnh theo hướng tối đa hoá khoản thu trong sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim đồng thời tối thiểu hoá khoản chi đầu tư trong các lĩnh vực tương ứng. Tiêu chuẩn này thể hiện mục đích hoạt động của ngành điện ảnh trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước qua phân tích các chỉ tiêu như năng suất lao động, thời gian hoàn vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và đóng góp nguồn thu cho ngành và ngân sách từ hoạt động điện ảnh…

+ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh là kết quả đạt được do đáp ứng yêu cầu lợi ích của xã hội đặt ra cho ngành như nâng cao đời sống tinh thần của người dân từ việc hưởng thụ sản phẩm điện ảnh; giảm dần mức chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị; giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tuyên truyền đường lối chính sách nâng cao dân trí, giải quyết việc làm cho người lao động.

Là ngành nghệ thuật có tác động rộng lớn về mặt xã hội vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực điện ảnh coi trọng hiệu quả kinh tế nhưng cần nhấn mạnh hơn việc đánh giá hiệu quả xã hội. Sử dụng vốn đầu tư trong hoạt động điện ảnh đạt hiệu quả khi đồng thời bảo đảm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao gắn liền với hiệu quả xã hội rộng lớn, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và tạo môi trường xã hội lành mạnh.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư trong điện ảnh:


Cũng như các hoạt động đầu tư khác, hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn đầu tư điện ảnh được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận đạt được trên vốn đầu tư cho sản xuất phim, phát hành phim hoặc chiếu phim; thời gian hoàn vốn đầu tư...các chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả kinh tế có thể tính riêng cho từng dự án đầu tư cho sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim hoặc tính chung cho cả một thời kỳ bỏ vốn nhất định từ đầu tư vốn thiết bị công nghệ cho sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim theo chu trình kinh doanh khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.

Đánh giá hiệu quả xã hội của đầu tư trong điện ảnh:


Khi đất nước có chiến tranh nhiều bộ phim đã phản ảnh lịch sử hào hùng về truyền thống lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc, phim là mắt nhìn chứa đựng hình ảnh lịch sử và ký ức của dân tộc. Với vai trò phản ảnh hiện thực cuộc sống, hướng dẫn và dự báo xã hội, sức cảm thụ lớn của điện ảnh đã góp phần hun đúc tâm hồn bao thế hệ người Việt Nam về khát vọng tự do và độc lập dân tộc, vì vậy trong chiến tranh cách mạng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam đã mang ý chí quật cường ra trận đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Điện ảnh trong hoà bình đã thể hiện vai trò chức năng giáo dục chính trị tư tưởng và thẩm mỹ, xây dựng tâm hồn, tình cảm, nhân cách của con người Việt Nam luôn vươn tới ước mơ khát vọng về tình yêu cuộc sống, yêu nước thương nòi. Đồng thời với hiệu quả

xã hội về giáo dục tư tưởng thẩm mỹ, giáo dục nhân cách, sản phẩm điện ảnh còn là nhu cầu giải trí lành mạnh, là loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần, giao tiếp cộng đồng của mọi tầng lớp công chúng trong xã hội, nâng cao dân trí.

Phim về đề tài lịch sử truyền thống góp phần giáo dục truyền thống, về tính tự tôn dân tộc, lòng nhân ái thông qua những tấm gương về lòng quả cảm quên mình vì đất nước, gương người tốt, việc tốt trong phim...được người xem cảm nhận, tạo thành tiềm thức, hành động, đức tính tốt trong mỗi con người và trong toàn xã hội.

Phim thời sự tài liệu là những bộ phim ghi lại lịch sử dân tộc bằng hình ảnh động chân thực, giúp khán giả hiểu được truyền thống dân tộc, đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình phát triển, định hướng cho hành động tốt đẹp cho mỗi người, mang lại lợi ích cho đất nước và cộng đồng trong tương lai.

Phim có đề tài về nông nghiệp giúp bà con nông dân những kỹ năng trong lao động sản xuất, biết cách nghĩ, cách làm, phát triển nuôi trồng, phòng chống thiên tai, thâm canh tăng năng xuất, chất lượng, đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo…

Phim có đề tài về xây dựng nông thôn mới: Vấn đề về hiện đại hoá nông thôn, điện, đường, trường, trạm... giúp người nông dân nhận thức mới, tạo dựng cuộc sống văn minh, giảm dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị về mọi mặt.

Phim có đề tài về xây dựng nền văn hoá mới có tác dụng giáo dục đạo đức, lối sống, hướng dẫn nếp sống đẹp giữa con người với con người, giữ đạo lý giữa Cha-Mẹ Vợ-Chồng-Con; tình làng nghĩa xóm, tạo môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh.

Phim có đề tài về thiếu nhi có nội dung về tình yêu thiên nhiên, yêu ông bà, cha mẹ, kính trên, nhường dưới...là điểm xuất phát từ bé thơ của mỗi con người cho tình yêu Tổ quốc, non sông...thành tiềm thức đến khi trưởng thành ở mỗi con người.

Trong quan hệ quốc tế, nhiều tác phẩm điện ảnh có giá trị cao được trình chiếu giới thiệu ở nước ngoài đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, phong phú đa dạng về bản sắc văn hoá, đang ngày một vươn lên làm giàu về của cải, vật chất và trí tuệ; nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế được trao cho các tác phẩm điện ảnh Việt Nam, nhiều nghệ sĩ tài năng, có tên tuổi, có uy tín nghề nghiệp trong nước và quốc tế được tôn vinh.

1.3.4. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam

Sự cần thiết phải tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam được xuất phát từ những căn cứ chủ yếu sau đây:

1.3.4.1. Sự gia tăng nhu cầu đầu tư phát triển điện ảnh

Ngành điện ảnh Việt Nam hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cả về quy mô và chất lượng. Những nhu cầu đó xuất phát từ các yếu tố sau:

Thứ nhất: S- đòi h/i nâng cao ch1t lư3ng ho+t đ,ng đi n nh

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu “Tăng nhanh mức đầu tư của nhà nước và của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hoá”. Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người, đầu tư cho toàn xã hội. Nhiều năm qua điện ảnh Việt Nam đã đạt được những thành tích trong nước, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên điện ảnh vẫn đang trong tình trạng đầy khó khăn thách thức về sự tụt hậu đối ngành truyền hình và với chính sự đòi hỏi của điện ảnh trong nước và quốc tế.

Đảng và nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho ngành, luôn coi điện ảnh là một công cụ sắc bén nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, nâng cao dân trí. Khán giả Việt Nam vẫn ưu ái dành tình cảm cho điện ảnh dân tộc, nhưng khán giả cũng đòi hỏi điện ảnh phải vươn lên tương xứng với tầm vóc dân tộc và thời đại, tạo rađược những tác phẩm điện ảnh lớn, những bộ phim hấp dẫn, có giá trị tư tưởng nghệ thuật cao; với công nghệ sản xuất phim tiên tiến, hệ thống rạp chiếu phim hiện đại.

Điện ảnh đích thực phải được thể hiện trên chất liệu phim nhựa, vì thế thiết bị sản xuất và chuyển tải tác phẩm đến khán giả phải được đổi mới để tăng sức cảm thụ nghệ thuật đến người xem. Khán giả đến rạp xem phim để thưởng thức nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu giao lưu xã hội, chiêm ngưỡng những công trình văn hoá lớn, hoà đồng vào xã hội, người xem được tiếp cận với sự văn minh, tiến bộ của nhân loại...

Nâng cao chất lượng hoạt động điện ảnh là những cơ hội và đòi hỏi chính đáng bức thiết của khán giả mà ngành điện ảnh, trước hết là các nghệ sĩ và các nhà quản lý điện ảnh phải trăn trở, phải nỗ lực, phải tìm được sự bứt phá quyết liệt mới mong vượt lên, đòi hỏi phải đầu tư nhiều mới đáp ứng được nhu cầu phát triển. Sử dụng mọi nguồn lực, nâng cao

chất lượng hoạt động điện ảnh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển là yêu cầu và trách nhiệm lớn của nhân, của đất nước đối với ngành.

Công chúng là người nuôi dưỡng điện ảnh nhưng chính họ là người làm cho điện ảnh lụi tàn. Qua thực tế khảo sát khán giả tại các địa phương khác nhau, nhất là khán giả ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 75% dân số cả nước), đều thừa nhận rằng: Họ thích phim Việt Nam; công chúng không quay lưng lại với phim ảnh nước nhà, có điều họ đòi hỏi điện ảnh Việt Nam phải làm được những bộ phim hay không chỉ ở tính tư tưởng nghệ thuật mà phải có sức hấp dẫn, thể hiện tâm tư tình cảm, khát vọng của con người Việt Nam đương đại, phong phú về thể loại, đáp ứng được nhu cầu đa dạng lành mạnh và ngày càng cao của công chúng.

Thứ hai: Nh4ng ti!n b, khoa h7c k8 thu9t c:a đi n nh th! gi;i

Điện ảnh là ngành nghệ thuật ra đời dựa trên tiền đề là kỹ thuật điện ảnh. Trong giai đoạn kỹ thuật công nghệ thế giới phát triển đột biến, kỹ thuật điện ảnh thế giới cũng tiến bộ không ngừng. Công nghệ sản xuất phim trên thế giới đã sử dụng hầu hết thiết bị kỹ thuật số trong quay phim, dựng phim, xử lý âm thanh, quay thu đồng bộ hình và tiếng trong phim. Khán giả không chỉ xem phim nhựa chất lượng cao mà còn thưởng thức các loại hình cao cấp khác trong điện ảnh như xem phim hình ảnh nổi, rạp chiếu phim hình cầu, điện ảnh đồng cảm (Xinelax), phim kỹ xảo, phim 3D... điện ảnh Việt Nam bước đầu tiếp cận ở trình độ thấp, nhiều loại sản phẩm mới lạ như phim hình ảnh nổi, rạp chiếu phim hình cầu, phim đồng cảm (Xinelax) ta chưa có thiết bị sản xuất và các loại sản phẩm điện ảnh này chưa có mặt tại Việt Nam.

Nếu muốn tiến kịp điện ảnh thế giới, nâng cao nhu cầu hưởng thụ điện ảnh cần phải đầu tư hiện đại hoá điện ảnh Việt nam, tiếp thu nhanh nhất tiến bộ kỹ thuật của điện ảnh thế giới, điều đó là hoàn toàn phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đất nước của Đảng và Chính phủ và sự đòi hỏi của khán giả.

Xác định phương hướng đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam để đạt mục tiêu đến năm 2010 điện ảnh Việt Nam sẽ có những bước tiến vượt bậc về mặt nghệ thuật, kỹ thuật

- công nghệ sản xuất phim; xác định bước đi thích hợp phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước; tập trung đầu tư, tăng cường thu hút mọi nguồn đầu tư giúp điện ảnh Việt Nam tránh tụt hậu so với phát triển của điện ảnh khu vực và thế giới.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí