432 | 401 | 303 | |
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ | 2,45% | 1,8% | 1,19% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Nhnt Vn
- Tình Hình Dư Nợ Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Nhnt Năm 2006
- Định Hướng Hoạt Động Tín Dụng Trung Dài Hạn Của Nhnt Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Đa Dạng Hoá Danh Mục Đầu Tư Tín Dụng
- Thiết Lập Hệ Thống Kiểm Soát Và Quản Lý Rủi Ro Trên Toàn Hệ
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo hội nghị giám đốc năm 2004-2006 của NHNT VN
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của NHNT qua ba năm 2004-2006 đã giảm dần, từ 2,45% năm 2004 xuống 1,8% năm 2005 và đến năm 2006 là 1,19%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2006 là 4-5%. Đây là kết quả từ những nỗ lực của NHNT trong việc xử lý nợ xấu.
Bảng 10: Tình hình nợ khoanh chờ xử lý của NHNT
Đơn vị: tỷ đồng
2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng dư nợ TDH | 17 635 | 22 274 | 25 459 |
Nợ khoanh TDH | 169 | 107 | 79 |
Tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ | 0,96% | 0,48% | 0,31% |
Nguồn: báo cáo thường niên 2004-2006
Nợ khoanh chờ xử lý là những khoản nợ chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước, sau khi xem xét thấy các doanh nghiệp cần có thêm thời hạn để thu hồi và tiền chi trả đầy đủ cho Ngân hàng, Ngân hàng cho phép khoanh khoản nợ đó trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp buộc phải trả hết nợ cho Ngân hàng và trong thời gian đó Ngân hàng sẽ không tính lãi cho doanh nghiệp.
Dựa vào bảng trên ta thấy tình nợ khoanh chờ xử lý của NHNT qua 3 năm cũng đã giảm, về giá trị tuyệt đối giảm từ 169 tỷ đồng năm 2004 xuống 79 tỷ đồng năm 2006, với tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ giảm từ 0,96% năm 2004 xuống 0,31% năm 2006.
Tuy nhiên, đối với các NHTM nói chung và NHNT nói riêng thì các khoản nợ khoanh mà theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là những khoản nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì khả năng thu hồi lại vốn là rất thấp. Trên thực tế trong cho vay tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, hơn nữa NHNT đã thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đồng thời chuyển các khoản lãi chưa thu được ra theo dõi trên các tài khoản ngoại bảng, nên các khoản nợ khoanh mới phát sinh là rất nhỏ, phần lớn các khoản nợ khoanh hiện nay của NHNT đều là các khoản nợ từ năm trước để lại, mà chủ yếu là các khoản nợ cho vay theo chế độ, theo chính sách.
Trong năm 2006 NHNT cũng đã tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn góp phần giảm tỷ lệ quá hạn và tỷ lệ nợ khoanh xuống thấp như hiện nay, các khoản nợ NHNT đã thu được toàn bộ phần nợ gốc quá hạn như Công ty Tài Trung với số tiền là 700 triệu VND gốc quá hạn và gần 45 triệu VND lãi quá hạn, Công ty Đại Hoàng Sơn thu hồi được 100 triệu VND quá hạn, Công ty Đay Nam Định vẫn đang trong thời gian khoanh… Như vậy trong thời gian tới NHNT cần tiếp tục có các biện pháp để thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh đồng thời có các biện pháp tích cực và hữu hiệu hơn để hạn chế những khoản nợ này tiếp tục phát sinh.
2.2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Ngay từ khái niệm của rủi ro tín dụng là: “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng” đã cho thấy rủi ro tín dụng là vốn có, là tồn tại song song cùng các khoản cho vay, khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng bất kỳ một NHTM nào cũng xác định sẽ có thể gặp rủi ro và để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra một biện pháp hiện nay đang được các NHTM thực hiện, đó là trích lập dự phòng rủi ro.
Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng.
Tại NHNT việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo đúng quy định 493/2005/QĐ-NHNN, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNT như sau:
Bảng 11: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHNT VN qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
trích lập dự phòng rủi ro | Dự phòng rủi ro/tổng dư nợ | Nợ quá hạn/ tổng dư nợ | |
2004 | 366 | 2,08% | 6,8% |
2005 | 548 | 2,46% | 3,1% |
2006 | 104 | 0,41% | 1,96% |
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003-2006 của NHNT VN
Căn cứ quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành “quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng” việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHNT đã được thực hiện triệt để trong năm 2005, tại thời 31/12/2006 tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ là 1,96% giảm hơn nhiều so với năm 2005, do đó trong năm 2006 NHNT chỉ phải trích 104 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng trung dài hạn, giảm nhiều so với năm 2005 (548 tỷ đồng). Với việc trích lập dự phòng rủi ro như vậy NHNT có thể dùng các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ tồn đọng như nợ quá hạn khó đòi, nợ chờ xử lý. Đối tượng xử lý là các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm quá hạn từ 721 ngày và các khoản nợ có tài sản đảm bảo quá 721 ngày và các khoản nợ không có tài sản đảm bảo quá 361 ngày trở lên.
2.3. Những thành tựu mà NHNT đã đạt được trong thời gian qua
2.3.1. Những biện pháp mà NHNT đã thực hiện trong thời gian qua
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh, NHNT đã có một loạt các biện pháp nhằm cải thiện dần chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Có thể kể đến một số biện pháp sau:
Để đảm bảo công tác quản lý rủi ro và bảo toàn vốn được thực hiện được đúng hướng và hiệu quả, NHNT đã thành lập các uỷ ban phụ trách trong công tác quản lý rủi ro theo thông lệ Ngân hàng quốc tế. Về cơ bản, mô hình tổ chức quản lý rủi ro của NHNT được phân chia như sau:
Uỷ ban quản lý rủi ro (RMC): trực thuộc hội đồng quản trị, được thành lập theo quyết định số 455/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001, chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng các chính sách quản lý rủi ro.
Uỷ ban quản lý tài sản có/tài sản nợ (ALCO): trực thuộc tổng giám đốc, được thành lập theo quyết định số 456/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001. ALCO có trách nhiệm giám sát rủi ro.
Hội đồng tín dụng TW: Trực thuộc Tổng Giám đốc, được thành lập theo quyết định 409/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 nhằm mục đích nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chính sách tín dụng, xét duyệt giới hạn tín dụng và triển khai chính sách quản lý rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm ngặt việc thế chấp tài sản: NHNT luôn lấy tính hiệu quả của dự án làm cơ sở hàng đầu để xét duyệt cho vay. Song trong cho vay trung dài hạn với những đặc trưng vốn có của nó, để phòng ngừa rủi ro không lường trước được cho Ngân hàng và để ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả thì NHNT luôn yêu cầu
khách hàng của mình phải có tài sản thế chấp, việc thẩm định hiện trạng của tài sản, các giấy tờ cần thiết cũng như định giá khi cho vay đều được thực hiện một cách chặt chẽ và hợp lý. Nhờ vậy, doanh nghiệp luôn cố gắng kinh doanh tốt để trả nợ cho Ngân hàng tránh trường hợp phải dùng tài sản để xiết nợ.
Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý bao gồm những nội dung chính sau:
- Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.
- Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi, áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.
- Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.
NHNT đã và đang xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế bao gồm:
Xây dựng và ban hành các công cụ, văn bản quản lý nội bộ như: giới hạn tín dụng đối với khách hàng, phân định khu vực đầu tư, thành lập các hội đồng tín dụng, phân cấp thẩm quyền phù hợp với năng lực cán bộ, xây dựng quy trình thống nhất, xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thông tin báo cáo trực tuyến…
Công tác kiểm tra, giám sát cũng được đề cao trong mô hình tổ chức với vai trò tích cực của Hội đồng quản trị, tính độc lập của hệ thống kiểm tra nội bộ, sự quản lý của các phòng chức năng tại Hội sở chính, riêng về mô hình tổ chức theo khuyến nghị của tư vấn quốc tế (ING Group - Hà
Lan) NHNT đã triển khai áp dụng thí điểm phương thức quản lý tín dụng mới được thiết lập trên nguyên tắc tách biệt ba chức năng trong hoạt động tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp, tức là hình thành bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ, nhằm tăng cường tính hiệu quả của từng khâu đồng thời đảm bảo sự giám sát lẫn nhau giữa các khâu thông qua việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng.
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Triệt để thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng thông qua việc tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, chuyển tài sản gán nợ xiết nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - công ty con trực thuộc NHNT được thành lập 27/03/2002, chuyên quản lý nợ và khai thác tài sản đảm bảo nợ vay.
NHNT đã tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Thực hiện đề án tái cơ cấu
NHNT đã xây dựng Đề án tái cơ cấu NHNT giai đoạn 2001-2005 được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 162/2001/QĐ-TTG ngày 23 tháng 10 năm 2001. Mục tiêu cơ bản của Đề án tái cơ cấu bao gồm: nâng cao năng lực tài chính; mở rộng hoạt động kinh doanh; hiện đại hoá công nghệ và phát triển sản phẩm mới; xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
2.3.2. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tại NHNT VN
2.3.2.1. Những kết quả đã đạt được
Trong năm vừa qua với những nỗ lực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng NHNT đã đạt được một số kết quả như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn đã giảm hơn so với những năm trước, nợ quá hạn trung dài hạn chỉ chiếm 1,96% so với tổng dư nợ trung dài hạn. Thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn bình quân của các NHTM Nhà nước hiện nay là 4-5% và thấp hơn chỉ tiêu mà NHNT đặt ra (3%).
Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn trên tổng dư nợ dài hạn cũng giảm, năm 2006 tỷ lệ này chỉ còn là 1,19%. Trong đó nợ khoanh chờ xử lý chỉ chiếm 0,31% tổng dư nợ trung dài hạn.
Những kết quả trên có được là nhờ những biện pháp tích cực và hợp lý mà NHNT đã thực hiện trong thời gian qua:
Đưa ra chính sách tín dụng hợp lý. Với chính sách tín dụng mà NHNT áp dụng, chất lượng của các khoản cho vay trung dài hạn của NHNT ngày càng được nâng cao, nhờ đó mà tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn giảm.
Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu.
Áp dụng mô hình tín dụng mới với việc hình thành bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng, do một khoản cho vay được thẩm định kỹ càng, đồng thời hạn chế tình trạng cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng.
Trong năm 2006, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đã xử lý dứt điểm được 10 trong số 11 tài sản tồn tại ở thời điểm đầu năm 2006 với tổng số tiền thu được đạt 140,5 tỷ đồng.
Việc tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN giúp cho Ngân hàng giám sát chặt chẽ tới từng khách hàng, nhờ đó đưa ra các biện pháp phù hợp kịp thời nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được khách hàng một cách toàn diện, đầy đủ và trên cơ sở điểm tín dụng mà khách hàng đạt được để đưa ra các quyết định cho vay chính xác hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng.
2.3.2.2. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, vẫn còn những tồn tại mà NHNT cần được giải quyết:
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao.
Những kết quả trên là rất tốt so với tình hình của NHNT những năm trước đây, tỷ lệ xấu của NHNT đã có nhiều chuyển biến rất tốt, thấp hơn rất nhiều so với những năm trước và thấp hơn so với các NHTM nhà nước. Tuy nhiên, nếu so với tỷ lệ nợ xấu của NHNT so với các NHTM cổ phần và nhóm Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ này vẫn là cao, trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của nhóm các NHTM cổ phần là 1-2% và nhóm các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 0,1%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của NHNT trong cho vay trung dài hạn trong năm qua là 3,06%. Hơn nữa đó là đánh giá theo quyết định của Việt Nam, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa nếu đánh giá theo các chuẩn mực quốc tế (theo đánh giá của IMF nợ xấu của NHNT có lẽ phải lên tới 5-6%).
Thứ hai, các hình thức xử lý nợ xấu mà NHNT áp dụng vẫn chưa phải là biện pháp xử lý triệt để nhất.
Hiện nay, có rất nhiều cách thức xử lý một khoản nợ xấu phát sinh trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, có ba cách phổ biến nhất là (1) Bán tài sản đảm bảo hay kiện ra toà xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; (2) Bán khoản nợ này cho các công ty xử lý nợ (AMC), phần tổn thất cũng dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; (3) Dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tính sau. Với hai cách đầu, nợ xấu sẽ được xử lý một cách triệt để, các Ngân hàng