Những Quy Định, Tiêu Chuẩn Của Pháp Luật Quốc Tế Về Người Khuyết Tật Và Dạy Nghề Đối Với Người Khuyết Tật

buộc các cơ quan, tổ chức thực hiện các nghĩa vụ để đảm bảo thực thi quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, việc làm của NKT.

- Pháp luật về dạy nghề cho người khuyết tật giúp người khuyết tật hiểu rõ hơn về quyền và phương thức thực hiện bảo vệ quyền của mình và không còn mặc cảm chịu “ban ơn”

Nếu không có hệ thống những quy định rõ ràng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về dạy nghề đối với người khuyết tật thì trên thực tế người khuyết tật khó có thể biết mình sẽ được những quyền gì, sẽ được đảm bảo những gì từ phía nhà nước trong vấn đề dạy nghề để có thể tự đảm bảo cuộc sống. Không có pháp luật cụ thể, người khuyết tật sẽ có cảm giác việc dạy nghề cho họ có lẽ là việc làm thiện nguyện, “sự ban ơn” của những nhà hảo tâm, của các tổ chức, cá nhân và của nhà nước. Pháp luật về dạy nghề cho người khuyết tật giúp cho người khuyết tật thấy được quyền của mình là người được yêu cầu, người được đáp ứng và nếu không được đáp ứng theo đúng quy định thì họ có được cơ chế yêu cầu đảm bảo quyền của họ trong hoạt động đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cho các đối tượng đặc thù.

- Pháp luật về dạy nghề cho người khuyết tật có vai trò quan trọng trong việc ràng buộc và quy trách nhiệm pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, các cơ quan, nhà chức trách trong việc đảm bảo thực thi, bảo vệ, thúc đẩy các quyền của người khuyết tật trong hoạt động đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật.

Có thể nói, nếu không có hệ thống các quy định pháp luật về việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật, thì khó có thể có căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị, cơ quan và nhà chức trách trong hoạt động giáo dục, đào tạo nghề cho nhóm người khuyết tật – nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương.

Người khuyết tật là những người có những khiếm khuyết về cơ thể, ngôn ngữ... vì vậy thường có mặc cảm tự ti. Bên cạnh đó, nếu không có quy

định chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm, các tổ chức đơn vị, cá nhân thường thực hiện hoạt động đào tạo nghề hay quản lý nhà nước về lĩnh vực này theo “tinh thần” hay “lòng trắc ẩn” thậm chí vì những mục đích „tô vẽ” khác. Nhưng khi đã có pháp luật, những quy định về quyền của người khuyết tật đồng nghĩa với nghĩa vụ của những tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ đảm bảo thực thi các quyền ấy. Vì lẽ đó, họ phải có trách nhiệm thực thi vì nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.

- Pháp luật về dạy nghề cho người khuyết tật tạo cơ chế rõ ràng, thống nhất, công khai trong việc huy động một cách hiệu quả nguồn lực xã hội cho hoạt động giáo dục, đào tạo nghề cho người khuyết tật.

Có thể nói, khi những quy định về dạy nghề cho người khuyết tật được công khai, rõ ràng, thống nhất chắc chắn sẽ tạo được niềm tin và đồng thuận xã hội trong việc huy động nguồn lực và thực hiện xã hội hóa các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề cho người khuyết tật.

Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình, nhưng lại có nhiều người khuyết tật do những hậu quả nặng nề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chiến tranh và tai nạn giao thông. Rõ ràng, ngân sách là không thể đủ đáp ứng cho việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật, nhất là đảm bảo cuộc sống của họ. Vì vậy, huy động nguồn lực xã hội, xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo nghề cho người khuyết tật là cần thiết. Trong bối cảnh đó, pháp luật có vai trò quan trọng thiết lập cơ chế pháp lý cho xã hội yên tâm tham gia vào lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

1.4. Những quy định, tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về người khuyết tật và dạy nghề đối với người khuyết tật

1.4.1. Những quy định, tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về người khuyết tật và dạy nghề đối với người khuyết tật

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 6

Phụ nữ, trẻ em và NKT đều là những đối tượng thuộc nhóm người yếu thế, tuy nhiên trên phương diện pháp lý, cho đến trước năm 2007 chưa có điều

ước quốc tế nào quy định riêng về NKT, thậm chí không có những điều khoản riêng về quyền của NKT trong Công ước quốc tế các quyền về chính trị, dân sự và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong khi đã có các điều về quyền của trẻ em, phụ nữ và người thiểu số trong hai công ước này. Duy nhất trong số các điều ước quốc tế về quyền con người trước năm 2007 có Công ước về quyền trẻ em (1989) đề cập đến việc bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật.

Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm các quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mỗi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến gì khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác… [25, Điều 2].

Mặc dù vậy, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và các điều ước quốc tế trên lĩnh vực này đã khẳng định nguyên tắc tất cả mọi người đều được hưởng các quyền con người một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên các cơ sở cụ thể như dân tộc, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính… Do đó NKT cũng được hưởng các quyền con người theo quy định trong các văn kiện pháp lý này. Theo Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, việc không có một điều ước riêng hay những điều khoản cụ thể liên quan đến vấn đề quyền của NKT trong hai công ước cơ bản về quyền con người là do nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề này chứ không phải là sự lãng quên các quyền con người của NKT [54]. Nhận định này hoàn toàn đúng khi trên thực tế, từ đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, Liên hợp quốc đã thông qua khá nhiều văn kiện không ràng buộc pháp lý nhằm thúc đẩy vấn đề quyền của NKT có liên quan đến vấn đề việc làm cho đối tượng này, trong đó

tiêu biểu là: chương trình hành động thế giới về người tàn tật (1982), Các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hóa cơ hội cho NKT (1993)… Ngoài ra Liên hợp quốc đã lấy năm 1981 là “Năm quốc tế về người khuyết tật”. Những nỗ lực quốc tế vận động cho việc thúc đẩy các quyền của NKT càng trở nên mạnh mẽ hơn khi bước vào thể kỷ XXI. Liên tiếp trong các năm 2004, 2005 Ủy ban quyền con người của Liên hợp quốc đã thông qua hai nghị quyết về quyền con người của NKT, trong đó thúc giục các quốc gia ngăn ngừa và cấm tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại NKT, đồng thời thành lập Ủy ban lâm thời để soạn thảo một điều ước quốc tế về vấn đề quyền con người của NKT.

Công ước quốc tế về quyền của những NKT được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 13/12/2006 là điều ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc trong thế kỷ XXI, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cho quyền của NKT trên thế giới. Được xây dựng như một văn bản bảo vệ quyền con người, bao gồm một cách rõ ràng một tầm vóc về phát triển xã hội, Công ước đưa ra một định nghĩa rộng về người tàn tật và khẳng định lại rằng tất cả những người sống với bất kể khiếm khuyết nào đều được hưởng toàn bộ quyền con người và tự do cơ bản. Công ước nêu rõ và giải thích tất cả những phạm trù của luật pháp áp dụng cho người tàn tật và chỉ ra trong lĩnh vực nào cần phải có sự cải biên phù hợp để người tàn tật có thể có được hưởng toàn bộ quyền của mình. Thông qua cách liệt kê những quyền con người có ý nghĩa quan trọng đối với NKT và yêu cầu các quốc gia thành viên phải thừa nhận và thực thi những biện pháp thích hợp để bảo đảm thực hiện các quyền đó, trong đó có quyền được giáo dục; quyền bình đẳng về lao động, việc làm, quyền được hỗ trợ để hòa nhập vào cộng đồng là có ý nghĩa quan trong đối với việc dạy nghề cho NKT. Tính đến ngày 07/01/2011, đã có 147 quốc gia ký và 97 nước phê chuẩn. Việt Nam là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước vào ngày 22/10/2007.

Mặc dù các công ước về nhân quyền trước đó đều có tiềm năng đáng kể thúc đẩy và bảo vệ quyền của NKT, nhưng cũng thấy rõ rằng tiềm năng này đã không được sử dụng. Trên thực tế, NKT vẫn tiếp tục bị từ chối các quyền của họ và bị gạt ra bên lề xã hội trên toàn thế giới. Việc NKT không ngừng bị phân biệt đối xử đã làm nổi bật sự cần thiết phải thông qua một công cụ luật pháp để thiết lập những nghĩa vụ về luật pháp đối với các quốc gia nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của NKT. Tuy không có điều luật quy định riêng về dạy nghề đối với NKT, Công ước cũng đã đề cập đến vấn đề này trong quy định về giáo dục (khoản 5 Điều 24) và công việc và nghề nghiệp (điểm d khoản 1 Điều 27). Theo đó công ước tiếp tục khẳng định nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử là một cơ sở quan trọng trong việc dạy nghề cho NKT. Cụ thể là quốc gia thành viên phải cam kết đảm bảo rằng NKT có thể tiếp cận được với giáo dục nghề nghiệp mà không có sự phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Công ước cũng đề ra biện pháp nhằm đạt được mục tiêu này đó là các quốc gia này phải cam kết đảm bảo cung cấp những điều chỉnh phù hợp cho NKT. Bên cạnh đó, quốc gia thành viên phải tạo điều kiện để NKT tiếp cận một cách có hiệu quả tới các chương trình hướng dẫn học nghề và kỹ thuật nói chung, các dịch vụ sắp xếp việc làm và chương trình đào tạo và bổ túc nghề; qua đó nâng cao cơ hội có việc làm và sự thăng tiến trong sự nghiệp của NKT trong thị trường lao động, cũng như hỗ trợ trong việc tìm việc làm, nhận được việc làm, duy trì việc làm và trở lại làm việc.

Như vậy, dù không đưa ra một điều luật riêng nhưng những nội dung chủ yếu về quyền của NKT trong lĩnh vực dạy nghề đã được đưa ra trong quy định về các lĩnh vực khác có liên quan như giáo dục và việc làm. Có thể nói đây là điều ước quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền con người của NKT nói chung và quyền học nghề của NKT nói riêng, là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền học nghề của NKT.

1.4.2. Những quy định, tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về người khuyết tật và dạy nghề đối với người khuyết tật

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức liên chính phủ được thành lập vào năm 1919 theo quyết định của Hội nghị hòa bình Pari họp tại Vecxay (Cộng hòa Pháp). Hoạt động chính của ILO là xác lập các tiêu chuẩn lao động thông qua việc ban hành các công ước, khuyến nghị về các vấn đề trong lĩnh vực lao động. ILO đã đưa quan điểm của mình về nhiều vấn đề trong lĩnh vực lao động như độ tuổi lao động tối thiểu, an toàn lao động vệ sinh lao động, an sinh xã hội, thương lượng tập thể... Hướng nghiệp đào tạo nghề cũng là một trong những lĩnh vực mà ILO rất quan tâm bởi đây chính là nhân tố quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực. Trong 185 công ước và 193 khuyến nghị mà ILO ban hành có tới khoảng gần một chục công ước và nhiều khuyến nghị đã trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết đều được quy định chung với các công ước và khuyến nghị về việc làm chỉ có hai công ước quy định trực tiếp về vấn đề đào tạo nghề. Đó là Công ước số 142 "Công ước về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực" được Hội nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế thông qua năm 1970 và có hiệu lực từ 19/7/1974 gồm 13 điều và công ước số 159 "Công ước về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật" được thông qua ngày 20/6/1983 gồm 17 điều.

Các khuyến nghị quy định trực tiếp về đào tạo nghề bao gồm: Khuyến nghị về hướng nghiệp 1949, Khuyến nghị về đào tạo nghề 1962. Bên cạnh đó còn có 6 công ước gián tiếp quy định về vấn đề đào tạo nghề. Trên cơ sở các công ước và khuyến nghị đó, ILO đã đưa ra quan điểm của mình về đào tạo nghề và khuyến cáo các nước thành viên tuân thủ các quy định này. Tuy nhiên dạy nghề cho NKT chỉ được đề cập tại hai công ước đó là Công ước số 142 và Công ước số 159.

Tại Điều 1 của Công ước số 142 có quy định các chính sách về hướng nghiệp, đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia phải khuyến khích và giúp đỡ mọi người trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử ở đây sẽ bao gồm giữa những lao động với nhau, giữa lao động nam và lao động nữ và đặc biệt là đối với lao động tàn tật. Đối với những NTT, triển vọng tìm được một việc làm thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp đều rất khó do sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Chính vì vậy, việc tái thích ứng nghề nghiệp cho người lao động tàn tật nhằm tránh sự phân biệt đối xử là một vấn đề cần thiết phải đặt ra đối với các quốc gia. ILO đã có Công ước số 159 quy định về vấn đề này. Theo đó, ILO khuyến cáo các nước thành viên phải coi mục đích tái thích ứng nghề nghiệp là làm cho NTT có thể tìm được và duy trì một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ được về mặt nghề nghiệp, và do đó được dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội [48, Điều 1, Khoản 2].

Chính sách về tái thích ứng nghề nghiệp đối với NKT phải trong tầm sử dụng của mọi NKT và phải thúc đẩy được những cơ may có việc làm của NKT trên thị trường lao động. Một trong những biện pháp đảm bảo tái thích ứng nghề nghiệp cho NKT mà các quốc gia phải thực hiện là cung ứng các dịch vụ hướng nghiệp, đào tạo nghề [46, Điều 7]. Đồng thời các quốc gia cần cố gắng đào tạo cho những cán bộ làm việc trong lĩnh vực tái thích ứng nghề nghiệp cho NKT có trình độ nghiệp vụ và kiến thực về hướng nghiệp, đào tạo nghề, sắp xếp việc làm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Người khuyết tật mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhưng họ là một bộ phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong suốt một thời gian dài, có quan niệm cho rằng tình trạng bất lợi, thiệt thòi của người khuyết tật là hậu quả không tránh khỏi của sự sút kém về tinh thần, thể chất của người khuyết tật. Theo đó các chính sách và quy định của pháp luật thường nghiêng nhiều về khía cạnh bảo trợ xã hội với đối tượng rủi ro, bất hạnh cần được nâng đỡ và trợ giúp. Các quy phạm pháp luật về người khuyết tật nằm rải rác ở nhiều loại văn bản pháp quy thuộc các lĩnh vực khác nhau (dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, giáo dục, đào tạo…) Đến nay, cùng với sự thay đổi của cộng đồng quốc tế trong nhận thức và hành động, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định tương thích có hiệu lực cao để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật dưới góc độ quyền con người. Từ khi Luật Người khuyết tật 2010 ra đời, với sự ghi nhận một cách chính thức khái niệm "Người khuyết tật" so với khái niệm "người tàn tật" trong Pháp lệnh trước đây đã thể hiện có bước tiếp cận mới trong cách nhận thức về NKT, không chỉ đảm bảo tính nhân văn của Đảng và Nhà nước, mà còn hàm chứa đầy đủ hơn đối tượng áp dụng cũng như tiếp cận phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Việc làm rõ đặc điểm, dạng tật, mức độ khuyết tật cũng như những đặc thù, ý nghĩa xã hội và sự cần thiết của pháp luật dạy nghề đối với NKT có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và các chính sách với NKT phù hợp với quan niệm mới của thời đại cũng như thông lệ quốc tế.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí