Tình Hình Sinh Viên Và Công Tác Đoàn - Hội Trong Nhà Trường:‌

- Giữa cá nhân và xã hội có có sự phụ thuộc hỗ tương, các vấn đề của xã hội sẽ tác động đến cá nhân và ngược lại. Do đó trong khuôn khổ quyền và nghĩa vụ mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau.

- Con người có những nhu cầu chung cho sự tăng trưởng và phát triển cá nhân, song mỗi cá nhân có tính độc đáo riêng không giống ai khác, nên các vấn đề cần phải giải quyết bằng cách thức mang tính xã hội đồng thời bằng cách thức mang đặc trưng của mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng.

- Cá nhân và xã hội có tiềm năng tự biến đổi và phát triển, công tác xã hội là yếu tố tác động để tiềm năng trở thành hiện thực.

b) Nguyên tắc hoạt động:


Công tác xã hội cũng như các hoạt động khác, phải tuân thủ các quy luật hướng dẫn hành động. Các nguyên tắc này cũng không kém phần quan trọng như nền tảng triết học đối với công tác xã hội, liên qúan đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng cần giúp đỡ. Có thể nêu các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Tôn trọng đối tượng:

Mỗi đối tượng là một con người có giá trị cụ thể, có cá tính riêng biệt, do đó phải xem xét từng nét riêng tư nhằm đáp ứng nhu cầu rất riêng tư của họ.

Chấp nhận trạng thái hiện có của đối tượng:

Chấp nhận đối tượng với mọi phẩm chất và tật xấu, điểm mạnh và điểm yếu mà không tính toán, phán xét đến hành vi cụ thể dù là hành vi tội phạm. Song chấp nhận không đồng nghĩa với tha thứ cho hành vi sai phạm mà là thiện chí quan tâm đến con người với những giá trị bẩm sinh phía sau hành vi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề:

Có tham gia và là nhân vật chính trong kế hoạch và thực hiện hành động con người mới có thể thay đổi bản thân và cuộc sống. Người làm công tác xã hội là người hướng dẫn và giúp đỡ đối tượng.

Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 3

Bảo đảm quyền tự quyết:

Nguyên tác này dựa trên nền tảng triết lý về phẩm giá, giá tri của con người. Cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ mà không bị ai áp đặt, dĩ nhiên các quyết định ấy phải nằm trong phạm vi những quy định của xã hội vả không tổn hại đến xã hội cũng như bản thân đối tượng, ở một khía cạnh nào đó, sự tự quyết là một hình thức của nguyên tắc đối tượng tham gia giải quyết vấn đề. Hai nguyên tác này nếu đựơc thực hiện hiệu quả sẽ đem lại sự đổi mới bền vững nới đối tượng được giúp đỡ, tạo nên thành công của công tác xã hội.

Giữ bí mật:

Là nguyên tắc mà người làm công tác xã hội phải tôn trọng khi tiếp nhận những thông tin của đối tượng cần giúp đỡ để xử lý đúng đắn, tuyệt đối không được tiết lộ cho người khác trừ khi được phép của đối tượng.

Tự ý thức về vai trò của người làm công tác xã hội:

Người làm công tác xã hội không nên để cảm xúc vượt quá sự kiểm soát của bản thân trong mọi tình huống, đồng thời cần có cái nhìn khách quan và duy trì một mức độ suy xét độc lập để giúp đôi tượng nhìn nhận vấn đề và vạch kế hoạch thực tế.

1.2.5. Phương pháp công tác xã hội:‌


Phương pháp công tác xã hội là cách thức tiến hành các hoạt động xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các tài liệu nêu nhiều phương pháp công tác xã hội khác nhau như công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển công đồng, biện hộ, nghiên cứu khoa học, soạn thảo chính sách, quản trị xã hội...Tác giả Bùi Thế Cường đề nghị nhóm các phương pháp công tác xã hội làm 4 nhóm: Công tác xã hội với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng; Phỏng vấn/ Thảo luận/ Tư vấn; Vận dụng các nguồn lực công tác xã hội; Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội [2-55].

Công tác xã hội với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng

Nhóm phương pháp này nói đến đối tượng tác động của công tác xã hội. Có tài liệu tách.thành 3 phương pháp riêng: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng vì đối tượng khác nhau đòi hỏi những phương pháp, kỹ năng khác nhau. Song từ góc độ mục tiêu của công tác xã hội là giúp con người giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thì các

phương pháp vừa nêu trong nhóm phương pháp này có mối quan hệ biện chứng. Mỗi cá nhân không tồn tại độc lập mà tập hợp trong các nhóm, các cộng đồng.

Trong công tác xã hội cá nhân, đối tượng tác động là người cần được giúp đỡ, công cụ là mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng và mục tiêu là giúp cho đối tượng nhận thức rõ về bản thân, và những người xung quanh, biết vận dụng các nguồn lực xã hội và bản thân để thay đổi.

Trong công tác xã hội nhóm, đối tượng tác động là nhóm người cùng cảnh ngộ. Người làm công tác xã hội không chỉ quan hệ với từng đối tượng mà còn tác động và đến ảnh hường đến diễn tiên của nhóm. Công cụ chủ yếu là sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, làm thay đổi suy nghĩ và hành động của từng cá nhân cũng như cả nhóm.

Cộng đồng là môi trường xã hội thường ngày của cá nhân và nhóm, do đó công tác xã hội cần đến một phương pháp bao trùm tác động ở cấp độ cộng đồng, giúp cho từng cá nhân, nhóm trong cộng đồng ý thức về hoàn cảnh để họ tự giải quyết các vấn đề của mình.

Phỏng vấn/ Thảo luận/ Tư vấn

Nhóm phương pháp này đề cập đến các kỹ thuật liên quan đến sự tương tác giữa người làm công tác xã hội và đối tượng để tìm hiểu đối tượng và làm cho đối tượng tự hiểu bản thân, phát hiện và nhận diện vấn đề, hoạch định kế hoạch và tự giải quyết vấn đề của mình trong khuôn khổ hành vi được xã hội thừa nhận.

Vận dụng các nguồn lực công tác xã hội

Người làm công tác xã hội phải biết phát hiện và vận dụng các nguồn lực xã hội như tài chính; các tổ chức, thiết chế; chế độ, chủ trương, chính sách; các chương tình phát triển; phong tục tập quán; quan hệ xã hội... để giúp đối tượng khắc phục vấn đề.

Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội

Công tác xã hội là một chuỗi các hoạt động, do vậy phải được thể hiện như một kế hoạch, dự án hay chương trình bao gồm các bước: phát hiện vấn đề hay nhu cầu; hình thành ý tưởng và mục tiêu công tác; xác định kế hoạch, phương pháp và kỹ thuật thực hiện; tìm kiếm nguồn lực xã hội; quản lý công việc; lượng giá...

1.3. Tình hình sinh viên và công tác Đoàn - Hội trong nhà trường:‌


1.3.1. Tình hình sinh viên và công tác thanh niên sinh viên‌


a) Khái niệm sinh viên và vai trò của sinh viên hiện nay:


Khái niệm sinh viên:

Sinh viên là khái niệm để chỉ "người học ở bậc Đại học"[28-829]. Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí và xã hội hóa giáo dục của Đảng, giáo dục Đại học thực hiện cải cách trên nhiều phương diện, quy mô được mở rộng, các hệ đào tạo đa dạng. Nếu hiểu sinh viên theo khái niệm nêu trên thì quá rộng, trong phạm vi nghiên cứu, đối tượng sinh viên được hiểu thu hẹp hơn với những đặc điểm sau:

- Là người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, độ tuổi từ 18 đến 25, đang học tập ở các trường Đại học sau khi trúng tuyển các kỳ thi tuyển sinh quốc gia.

- Chưa có nghề nghiệp ổn định, đang trong quá trình được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên ngành đã chọn.

Vai trò của sinh viên hiện nay

Đây là nhóm xã hội đặc thù, là tài nguyên của quốc gia, họ là những người được đào tạo trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiên tiến, trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại; giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội. Thanh niên sinh viên có nhu cầu, nguyện vọng đa dạng; nhạy cảm, năng động trong tư duy; có hoài bão, lý tưởng và khát vọng vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống.

Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực của cá nhân thì chính sách của Đảng và nhà nước cùng với việc giáo dục định hướng giá trị đúng đắn cho sinh viên là rất cần thiết để lực lượng này có thể được khai thác, phát huy trở thành những cán bộ tốt làm chủ trong xã hội tương lai.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 4 khóa VII về công tác thanh niên nêu rõ vai trò chiến lược của công tác thanh niên sinh viên: "Thanh niên ta ngày nay là lực lương xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu, kế thừa tinh hoa truyền

thống của dân tộc và những thành quả của cách mạng. Thanh niên có mặt mạnh là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nước, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội văn minh... " [ 5-145].

Song hàng loạt các vấn đề nảy sinh từ chính sách mở cửa và mặt trái của nền kinh tế thị trường như bất bình đẳng trong phân phối dẫn đến phân hóa giàu nghèo cách biệt, tệ nạn xã hội và thất nghiệp gia tăng, sự du nhập nhiều ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa, kinh tế, xã hội làm cho lối sống đạo đức suy thoái, giá trị xã hội bị đảo lộn. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lớp thanh niên sinh viên hiện tại như Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định "Hàng triệu thanh niên chưa có việc làm, thu nhập thấp, tình trạng thất học, mù chữ tăng lên....Một bộ phận thanh niên có xu hướng chạy theo lối sống không lành mạnh, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương đạo lý, mắc nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng mê tín dị đoan tăng lên. Không ít thanh niên mang tâm lý thụ động, ỷ lại, tâm lý dao động và khả năng nghề nghiệp chưa chuyển kịp nền kinh tế thị trường" (Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 4 khóa VII) [ 5-146].

b) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh niên sinh viên


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập các tổ chức của thanh thiếu niên; Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên và Đội Thiếu niên tiền phong với mục đích "tập hợp thanh niên, giác ngộ họ và đưa họ ra tranh đấu". Luận điểm cơ bản của Người về công tác thanh niên là "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Mà Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)[12-128].

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và trước sứ mạng cao cả mà thanh niên phải đảm nhận trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước; Đảng khẳng định quan điểm: "Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vĩ vậy, vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người" [7-146]. Chính vì thế phải quan tâm công tác "đào tạo giáo dục và bồi dưỡng thanh niên sinh viên, tạo mọi điều kiện cho thanh niên sinh viên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công

dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa và nghĩa tình, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính" [5-147].

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"

1.3.2. Khái quát về tổ chức Đoàn - Hội trong nhà trường:‌


a) Khái niệm:


Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa”134-122].

Nội hàm của khái niệm này nêu rõ tính chất của tể chức Đoàn (chính trị-xã hội); khẳng định công lao sáng lập và sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ đối với thế hệ trẻ; tiêu chí của người đoàn viên (tiên tiến, tự nguyện phấn đấu); xác định mục tiêu (xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh) và con đường thực hiện mục tiêu (theo định hướng xã hội chủ nghĩa).

Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giới sinh viên Việt Nam, đoàn kết tập hợp rộng rãi mọi sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng nước Việt Nam hòa bình, dân chủ, giàu mạnh, công bằng,văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa; vì những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của sinh viên; đoàn kết hợp tác và bình đẳng với sinh viên các nước trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Về nguyên tắc, hoạt động của hai tổ chức là độc lập, vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hội Sinh viên được thể hiện qua việc hỗ trợ công tác xây dựng Hội; cho ý kiến về chủ trương công tác và nhân sự của Hội; Phối hợp xây dựng chương trình công tác vì nhiệm vụ chung của nhà trường và lợi ích của đoàn viên, hội viên, sinh viên.

b) Vai trò, chức năng , nhiệm vụ của Đoàn -Hội trong nhà trường


Vai trò:

Trong trường Đại học, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam là những tổ chức chính trị xã hội được pháp luật thừa nhận, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục sinh viên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy trong mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ với chính quyền nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, là một bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục đào tạo của Trường.

Chức năng:

Điều lệ Đoàn cũng ghi rõ các chức năng của Đoàn "là trường học Xã hội Chủ nghĩa của thanh niên; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam".

Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam có nêu Hội là tổ chức "đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên Hội Sinh viên trong học tập, rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của người sinh viên"

Nhiệm vụ trong nhà trường:

Luật Giáo dục quy định tại Điều 52 về đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường như sau: "Đoàn thể, tổ chức xã hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này"[52-38].

Trách nhiệm đó được nêu rõ ở Điều 84 (trích):


- Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;Góp phần xây dựng phong trào học tập và mội trường giáo dục lành mạnh, ngăn chăn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

- Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

- Đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực cho sự nghiệp giáo dục tùy theo khả năng của mình.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục."[52-55]

Mục 2, Điều 5 của Điều lệ trường đại học có ghi: "Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường đại học hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định".

c) Đặc điểm, nội dung công tác Đoàn - Hội trong nhà trường:


Đặc điểm:

Phương thức hoạt động Đoàn - Hội trong trường đại học là hoạt động thực tiễn nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của sinh viên, nó có những đặc điểm khác biệt so với các khu vực khác:

- Đoàn viên, hội viên có sự tương đồng về độ tuổi, trình độ nhận thức, kiến thức chuyên môn.

- Thành phần luôn được đổi mới hàng năm.

- Các chương trình hành động của Đoàn - Hội được cụ thể hóa thành các phong trào, hoạt động ngoại khóa theo mục tiêu giáo dục của của Đoàn - Hội và nhà trường.

- Là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường, tạo môi trường rèn luyện theo khả năng, sở trường nhằm hoàn thiện nhân cách cho sinh viên.

- Đoàn và Hội cùng hướng đến chung một đối tượng là sinh viên, tương đồng về chức năng , nhiệm vụ cho nên các hoạt động trong thực tế khó tách bạch một cách rạch ròi về con người và hoạt động của hai tổ chức. Song vấn đề là ở sự phối hợp hành động để vừa thể hiện vai trò tập hợp sinh viên rộng rãi của Hội vừa thể hiện bản lĩnh chính trị, tính tiên tiến và vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn.

Nội dung công tác:

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 4 khóa VII về công tác thanh niên, mục tiêu giáo dục và chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đoàn; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023