Khái Quát Về Các Trường Thpt Trà Lĩnh , Tỉnh Cao Bằng

- Nhu cầu về thị trường lao động đối với các ngành nghề tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;

- Môi trường đổi mới giáo dục của nhà trường THPT;

- Chế độ chính sách đối với giáo viên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực sẽ là cơ sở để xác định các biện pháp QLDH môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho học sinh.

Kết luận chương 1


Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận, luận văn xác định khung lý luận cơ bản:

Quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh là tác động có định hướng, kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn,...) đến hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và phát triển được năng lực của học sinh.

Quản lý dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đòi hỏi Hiệu trưởng, giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm vững Chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ của môn Tiếng Anh ứng với từng khối lớp để thiết kế và tổ chức dạy học và quản lý quá trình dạy học Tiếng Anh dựa trên chuẩn và năng lực thực tế của học sinh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh bao gồm: Các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng, các yếu tố thuộc về giáo viên và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý dạy học.

Quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ở trường THPT theo tiếp cận năng lực là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người CBQL phải có sự hiểu biết cơ bản về môn Tiếng Anh, phải nắm được định hướng đổi mới HĐDH tiếng Anh ở trường THPT đó là quan điểm đổi mới PPDH, bản chất của “tích cực hóa hoạt động học tập của HS” trong dạy học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng và dạy học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp, Đây là những lý luận cơ bản, là những nội dung thiết yếu mà CBQL cần thực hiện trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý HĐDH môn Tiếng Anh của nhà trường để đảm bảo thành công cho quá trình giáo dục.

Khung lý luận trên là cơ sở lý luận để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH‌

2.1. Khái quát về các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng

Các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng. Các trường THPT Trà Lĩnh có quy mô không lớn, số lớp mỗi trường dao động từ 09 đến 15 lớp với số học sinh của mỗi trường khoảng từ 300 đến 550 học sinh. Học sinh ở các trường chiếm hơn 95% là người dân tộc thiếu số, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, ít có điều kiện giao lưu học tập nên đa số các em không mạnh dạn, thường thụ động trong các hoạt động giáo dục.

Trong những năm gần đây, các trường THPT Trà Lĩnh có chất lượng đánh giá ở mức độ trung bình. Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 thấp (chỉ trung bình mỗi môn dự thi được 2,5 điểm là đủ điểm vào lớp 10), tỉ lệ học sinh bỏ học còn ở mức khá cao (trên 2%). Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT khoảng 90%; học sinh đỗ Cao đẳng, Đại học thấp khoảng 30%, rất ít học sinh đỗ vào các trường đại học tốp trên. Những chỉ số trên là những chỉ số trung bình so với mặt bằng chung của tỉnh.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường đủ về số lượng, nhưng không đồng bộ về cơ cấu, có môn thừa giáo viên, có môn thiếu giáo viên nên hàng năm có tăng cường qua lại của giáo viên giữa các trường. Tính ổn định của giáo viên chưa cao, giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn vững thường chuyển ra thành phố hoặc đến các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn.

Đội ngũ CBQL về số lượng (trong ba trường chỉ có 01 trường đủ 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, hai trường còn lại mỗi trường thiếu 01 Hiệu phó),trình độ quản lý chưa cao, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, chưa qua đào tạo các lớp quản lý, làm việc chủ yếu dựa nhiều vào kinh nghiệm và sự tự học hỏi của cá nhân.

Cơ sở vật chất, tài liệu, sách tham khảo của các nhà trường cơ bản đảm bảo cho các hoạt động dạy và học. Tuy nhiên thiết bị dạy học thiếu đồng bộ, chất lượng kém; còn thiếu các phòng học chức năng, thư viện còn chật hẹp,… chưa có phòng đọc phục vụ giáo viên và học sinh.

Mặc dù có những thuận lợi và khó khăn nhất định song với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của các trường trong những năm qua các trường THPT Trà Lĩnh về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ năm học.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng dạy học môn Tiếng Anh và QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng theo tiếp cận năng lực học sinh.

- Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng theo tiếp cận năng lực học sinh.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là 15 cán bộ quản lý và 34 giáo viên và một số học sinh các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

2.3.4. Phương pháp khảo sát

Điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn; tổng kết kinh nghiệm; toán thống kê.

2.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá

Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng dạy học môn Tiếng Anh và quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh

STT

Tiêu chí đánh giá

Cách cho điểm

Chuẩn đánh giá

1

Tốt

4

3,25 - 4,0

2

Khá

3

2,5 - 3,24

3

Trung bình

2

1,75 - 2,49

4

Chưa tốt

1

< 1,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 8

Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh

STT

Tiêu chí đánh giá

Cách cho điểm

Chuẩn đánh giá

1

Ảnh hưởng rất nhiều

4

3,25 - 4,0

2

Ảnh hưởng nhiều

3

2,5 - 3,24

3

Ít ảnh hưởng

2

1,75 - 2,49

4

Không ảnh hưởng

1

< 1,75

2.3. Thực trạng dạy học môn Tiếng Anh ở Trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, GV các trường THPT huyện Trà Lĩnh, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh

Stt

Nội dung

Tốt

Khá

Tr. bình

Chưa tốt


Thứ

bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cung cấp những tri thức về ngôn

ngữ Tiếng Anh

15

30,61

30

61,21

2

4.08

2

4.08

3,23

1

2

Cung cấp những tri thức về đất

nước Anh

9

18,37

19

38,78

13

26,52

8

16,33

2,59

4

3

Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm

6

12,24

17

34,69

20

40,83

6

12,24

2,47

5

4

Bồi dưỡng phẩm chất chính trị

3

6,12

17

34,69

19

38,78

10

20,41

2,27

6

5

Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức

13

26,53

20

40,82

16

32,65

0

0

2,94

3

6

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng

Tiếng Anh

16

32,65

18

36,73

15

30,62

0

0

3,02

2

Trung bình

10

20.41

20

40.82

15

30.61

4

8.16

2.73


Nhận xét:

Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện nội dung chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh thực hiện ở mức độ khá, thể hiện điểm = 2,73 (min=1; max=4).

Việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên bao gồm nhiều nội dung và các nội dung khảo sát được đánh giá thực hiện không giống nhau. Những nội dung được đánh giá tốt hơn: Cung cấp những tri thức về ngôn ngữ Tiếng Anhvới xếp bậc 1/6; Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh với = 3,02 xếp bậc 2/6… Đây là các nội dung mang tính pháp quy, thuộc về quy chế

chuyên môn bắt buộc giáo viên phải nắm vững và thực hiện đầy đủ, đúng thời gian quy định theo từng tuần học.

Các nội dung được đánh giá thấp hơn Bồi dưỡng phẩm chất chính trịvới = 2,27 xếp bậc 6/6; Rèn luyện kỹ năng làm việc nhómvới = 2,47 xếp bậc 5/6. Hai nội dung này được đánh giá thực hiện thấp nhất hơn so với các nội dung còn lại. Để khẳng định điều trên, chúng tôi đã phỏng vấn giáo viên MTH,

trường THPT Trà Lĩnh cô cho rằng:“Mục đích DH Tiếng Anh là giúp HS có thể nắm vững tri thức và giao tiếp được bằng Tiếng Anh, vì vậy trong quá trình dạy tôi chỉ quan tâm đến việc đó, chúng tôi chỉ dạy theo phân phối chương trình, sách giáo khoa”. Điều này cho thấy GV Tiếng Anh đã thực hiện tốt nội dung chương trình theo quy định, tuy nhiên việc mở rộng để qua đó rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, phẩm chất có liên quan thì chưa được coi trọng.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn em N.T.H học sinh trường THPT huyện Trà Lĩnh, em cho biết “Nội dung giáo viên dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực mà giáo viên trong nhà trường đang áp dụng thường xuyên nhất là Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, bởi vì đây là nội dung các em còn yếu nhất, mặt dù các em có kỹ năng ngữ pháp tốt, nhưng khả năng phản xạ và nói tiếng Anh của các em còn rất yếu.

Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn em T.K.H học sinh trường THPT Quang Trung, em cho biết "Thông qua việc học Tiếng Anh, các em được tiếp cận với Ngôn ngữ Anh, văn hóa và con người Anh. Tuy nhiên hiện nay nội dung dạy học tiếng Anh của giáo viên chủ yếu xoay quanh kiến thức trong sách giáo khoa, các em chưa được cập nhật những kiến thức mới, kiến thức phong phú làm cho chúng em được phát triển toàn diện”.

2.3.2. Thực trạng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng‌‌


TT


Phương pháp


Đối tượng

Mức độ thực hiện

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh Thoảng

Không thực hiện


1


Diễn giải

CBQL

10

(75%)

5

(25%)

0

(0%)

0

GV

30

(88,23%)

4

(11,76%)

0

(0%)

0


2


Đàm thoại

CBQL

3

(00%)

8

(52.33%)

4

(26.67%)

0

GV

10

(29.41%)

12

(35,29%)

12

(35,29%)

0


3


Nêu và giải quyết vấn đề

CBQL

4

(26.66%)

7

(46.67%)

4

(26.66%)

0

GV

11

(32,35%)

9

(26,47%)

14

(41,17%)

0


4


Thực hành các kỹ năng, nghe, nói, đọc, viết

CBQL

6

(40%)

9

(60%)

0

(0%)

0

GV

15

(44,11%)

17

(50,00%)

2

(5,89%)

0


5


Dạy học theo dự án

CBQL

0

1

(0.67%)

8

(53.33%)

6

(40%)

GV

0

3

(8,82%)

12

(35,29%)

19

(55,88%)


6

Dạy học theo tình huống và dạy học nghiên cứu trường hợp

CBQL

0

1

(6.67%)

9

(60%)

5

(33.33%)

GV

0

2

(5,88%)

12

(35,29%)

20

(58,82%)


7


Dạy theo đề án kịch

CBQL

0

0

0%

11

73.33%

4

26.67%

GV

0

4

11,76%

12

35,29%

18

52,94%


8


Các phương pháp khác

CBQL

0

1

(6.67%)

5

(33.33%)

9

(60%)

GV

0

2

(5,88%)

12

(35,29%)

20

(58,82%)

Kết quả điều tra trên cho thấy, đối với CBQL, trong tám phương pháp trên thì phương pháp diễn giải được ở mức cao nhất trong hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh với tỉ lệ là 75% CBQL tổng của mức rất thường xuyên và thường xuyên. Xếp cuối cùng là các phương pháp khác chỉ có 6,67 tán thành với mức thường xuyên còn lại là chỉ sử dụng thỉnh thoảng và phần lớn là không sử dụng.

Đối với đội ngũ GV thì phương pháp diễn giải và dẫn dắt đầu mỗi tiết học được đánh giá ở vị trí thứ nhất về mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên chiếm 88% tổng số GV được điều tra. Cùng với quan điểm của các CBQL, phương pháp thực hành kỹ năng nghe, nói đọc và viết được đánh giá ở vị trí thứ hai về mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên với 44,11% và 50%.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn em H.T.N học sinh trường THPT Trà Lĩnh, em cho biết "Hiện nay giáo viên dạy học môn Tiếng Anh của lớp em chủ yếu áp dụng phương pháp diễn giải trong dạy học. Dẫn đến việc học Tiếng Anh của chúng em chưa được hiệu quả, giáo viên đọc và học sinh chép. Chính vì thế chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh”.

Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn em L.T.M học sinh trường THPT Quang Trung, em nói "Chúng em rất thích học Tiếng Anh thông qua phương pháp Dạy theo đề án Kịch, tuy nhiên hiện nay phương pháp này giáo viên rất ít khi áp dụng, thường vào những dịp cuối kỳ, cuối năm hoặc theo chủ trương pháp động của nhà trường cô giáo mới sử dụng phương pháp này”.

Các phương pháp dạy học Tiếng Anh có lợi thế trong việc hình thành, phát triển năng lực nhận thức, năng lực xã hội, kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm thực hiện thường xuyên đó là các phương pháp sau đây:

Dạy học theo dự án.

Dạy học theo tình huống và dạy học nghiên cứu trường hợp. Dạy theo đề án kịch.

Như vậy có thể thấy giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT của Trà Lĩnh còn hạn chế về phương pháp dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, đây là vấn đề nhà quản lý cần quan tâm trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí