Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lý

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

DH

Dạy học

GV

Giảng viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

PPDH

Phương pháp dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

SV

Sinh viên

TBDH

Trang thiết bị dạy học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên về thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh 38

Bảng 2.2. Thực trạng quản lý kế hoạch, nội dung dạy học 42

Bảng 2.3. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức

dạy học 44

Bảng 2.4. Thực trạng quản lý giảng viên và hoạt động dạy môn tiếng Anh 46

Bảng 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của sinh viên 48

Bảng 2.6. Kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên Trường CĐSP Pakse trong 2 năm gần đây 49

Bảng 2.7. Thực trạng học tập môn tiếng Anh của sinh viên 51

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh 55

Bảng 2.9. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 57

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm 81

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học 9

Sơ đồ 1.2: Hệ thống kĩ năng hình thành cho sinh viên trong dạy học môn Tiếng Anh 10

Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học 11

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Loài người đã và đang chứng kiến sự biến đổi vô cùng lớn lao của xã hội với đặc trưng là: Toàn cầu hóa, sự đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, nhu cầu học tập suốt đời đã và đang thôi thúc giúp chúng ta tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội, đưa loài người đến với nền kinh tế tri thức, bước vào nền văn minh trí tuệ. Kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước công nghiệp mới trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ rõ, trong những điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển thì ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng thực sự trở thành một công cụ, phương tiện đắc lực, là chìa khóa giúp con người mở kho tàng trí tuệ của nhân loại.

1.2. Ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy cho người học ở các cấp học và chương trình đào tạo nghề. Tuy nhiên, những đánh giá về chất lượng dạy học chưa được nghiên cứu có hệ thống, đặc biệt là năng lực sử dụng ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng của người học chưa được khẳng định trong thực tiễn.

1.3. Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse là một trong 9 trường cao đẳng sư phạm của nước CHDCND Lào có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho tỉnh Champasak. Dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Anh nói riêng giúp sinh viên có công cụ để nâng cao kỹ năng và trình độ của mình, hội nhập với thế giới.

Trên thực tế, môn Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy khá lâu và đặc biệt được quan tâm song kết quả chưa cao. Sinh viên sau khi hoàn thành môn học chưa sử dụng được tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp, chưa đọc được tài liệu chuyên ngành dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Có nhiều nguyên nhân

dẫn đến tình trạng này, đội ngũ giảng viên trình độ nhìn chung còn hạn chế, chưa đủ năng lực sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp, chưa đủ khả năng nghiên cứu tài liệu nước ngoài, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu, các phương pháp dạy và học chưa phù hợp... Để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, theo tôi nghĩ cần thiết phải đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh khả thi ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse.

Là một giảng viên giảng dạy môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào".

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, đề tài đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoat đôṇ g day

hoc

môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng

Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào còn nhiều bất câp̣ . Nếu đề xuất và áp dụng được một số biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi đối với hoạt động dạy môn tiếng Anh sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

5.3. Đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

6.2. Về khách thể khảo sát: 50 cán bộ (cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh) và 300 sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử. Đề tài sử dụng các phương pháp này để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm nước CHDCND Lào.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm sư phạm. Đề tài sử dụng các phương pháp này để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse.

7.3. Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê, phương pháp kiểm định giả thuyết. Đề tài sử dụng các phương pháp này để tính toán các số liệu định lượng trong nghiên cứu thực trạng, khảo nghiệm.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm nước CHDCND Lào.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước CHDCND Lào.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của hiệu trưởng ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước CHDCND Lào.

Ngoài 03 chương nội dung, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NƯỚC

CHDCND LÀO


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới, mọi quốc gia đều quan tâm đến phát triển giáo dục. Từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN), triết gia nổi tiếng, nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Quốc cho rằng: Để đất nước phồn vinh, yên bình thì người quản lý cần chú trọng đến 3 yếu tố: Thứ (dân công), Phú (dân giàu), Giáo (dân được giáo dục) và ông cho rằng giáo dục là cần thiết cho mọi người (hữu giáo vô loại).

Từ cuối thế kỷ XVI, vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là Comenxki (1592 - 1670), người đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên.

Dạy học là hoạt động trung tâm của quá trình giáo dục, có vai trò quyết định sự thành công của hoạt động giáo dục. Dạy học gồm hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò, đó là hai mặt luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời của phương thức tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Đó là sự tiếp nhận và chuyển hóa những kinh nghiệm của cá nhân hay nói cách khác là sự chuyển giao những kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội đặc thù, có vai trò quan trọng. Thực tiễn và lý luận về quản lý hoạt động dạy học được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.

Có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý hoạt động dạy học. Ở Việt Nam, phát triển giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, từ

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí