Giá Trị Hiện Tại Của Các Khoản Tiền Khác Nhau Trong Tương Lai

phẩm. Sự tiến bộ của khoa học, công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận mạo hiểm. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đế quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

4.1.5. Giá trị theo thời gian của tiền

Giữa tiền và thời gian có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó thông qua lãi suất và lãi suất lại phụ thuộc vào thời gian. Một khoản tiền đầu tư lúc này, sau một thời gian thu về số tiền lớn hơn. Ngược lại, một khoản tiền có được trong tương lai tuy lớn về danh nghĩa nhưng giá trị của nó tính theo sức mua của đồng tiền chưa hẳn đã bằng giá trị của khoản tiền ban đầu đã bỏ ra.

Đầu tư là việc bỏ tiền ra ở thời điểm hiện tại với hy vọng trong tương lai sẽ thu được số tiền lớn hơn. Do tác động của yếu tố lãi suất nên cần phải tìm hiểu thấu đáo mối quan hệ giữa tiền và thời gian trước khi ra các quyết định đầu tư. Trong môn học này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng cách tính lãi kép trong việc xem xét giá trị của tiền theo thời gian.

4.1.5.1. Giá trị tương lai của tiền

Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai, bao gồm số vốn gốc và toàn bộ số tiền lãi đến thời điểm đó.

FVn = PV x (1 + i)n (4.1)


Trong đó: FVn: số tiền trong tương lai của n kỳ PV: số tiền ở hiện tại

i: lãi suất

n: số kỳ tính lãi

Đại lượng (1 + i)n gọi là giá trị tích lũy, biểu thị giá trị tương lai của một đồng với lãi suất năm là i sau n năm.

Ví dụ: Đầu tư 100 triệu đồng vào một dự án trong 5 năm, hàng năm được lãi 10% nhưng để lại tiếp tục tái đầu tư vào dự án. Vậy sau 5 năm sẽ thu được cả gốc và lãi là:

FV5 = 100 x (1 + 0,10)5 = 161,051 (triệu đồng)

4.1.5.2. Giá trị hiện tại của tiền tương lai

Phần trên đã nghiên cứu giá trị tương lai của khoản tiền hiện tại và đã thấy giá trị đó lớn hơn về danh nghĩa so với khoản tiền hiện tại. Mặt khác, cũng dễ nhận thấy rằng

một đồng có được trong tương lai nếu tính đổi về thời điểm hiện tại (thời điểm đầu tư ban đầu) thì không thể bằng khoản tiền ban đầu là một đồng được.

Chẳng hạn ta có một đồng đem cho vay với lãi suất i một năm thì sau 1 năm sẽ được (1 + i) đồng, tức là giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai (1 + i) đồng là 1 đồng. Vậy nếu sau 1 năm thu được 1 đồng thì giá trị hiện tại của nó là bao nhiêu?

1 đồng hiện tại → (1 + i) đồng tương lai x ? ← 1 đồng tương lai

x = 1/(1+i) → x nhỏ hơn 1

Như vậy, lãi suất càng cao, thời gian càng dài thì giá trị hiện tại của khoản tiền quy về thời điểm hiện tại càng nhỏ.

Ta tính được giá trị hiện tại của một khoản tiền tương lai như sau:


n

PV = FVn (1+i)

(4.2)


Đại lượng 1/(1+i)n gọi là hệ số chiết khấu hay hệ số hiện tại hoá, thể hiện giá trị hiện tại của một đồng trong tương lai.

Vậy: Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại một thời điểm trong tương lai là giá trị của khoản tiền đó được tính đổi về thời điểm hiện tại bằng một lãi suất nhất định.

Ví dụ: Có một khoản vốn đầu tư đem đầu tư với điều kiện: Lãi suất thu được: 10% một năm (i)

Thời gian đầu tư: 5 năm (n)

Sau 5 năm thu về được số tiền 150 triệu đồng (FV5)

Vậy giá trị hiện tại (giá trị ban đầu PV) của khoản tiền 150 triệu đồng là:


5

PV = 150

(1+0,1)

= 93,13 (triệu đồng)


4.1.5.3. Giá trị hiện tại của các khoản tiền khác nhau trong tương lai

Trên thực tế, khi đầu tư vào một dự án người ta thu được các khoản tiền khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong tương lai. Những khoản tiền ở thời điểm khác nhau ấy cần quy về cùng một thời điểm ban đầu (thường là thời điểm bỏ vốn đầu tư) để so sánh giá trị của tiền thu về và tiền chi ra xem hiệu quả ra sao.

Sử dụng hệ số hiện tại hoá, có thể xác định được giá trị hiện tại của các khoản tiền khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong tương lai như sau:

PV =


Trong đó:

FV1 (1+i)1 +

FV2 (1+i)2


+….

FVn (1+i)n


(4.3)

- FV1, FV2, ...FVn là giá trị các khoản tiền ở các thời điểm cuối năm thứ 1, 2,...n

- PV: là giá trị hiện tại của các khoản tiền khác nhau trong tương lai

4.1.5.4. Giá trị hiện tại của các khoản tiền giống nhau trong tương lai

Trường hợp cá biệt các khoản tiền trong các thời điểm khác nhau đều bằng nhau (tức FV1 = FV2 =... FVn = A ) thì công thức xác định giá trị hiện tại của các khoản tiền tương lai đó có dạng sau:

A

PV = +

A A

+….

(1+i)1 (1+i)2 (1+i)n


1 - 1 in

→ PV = A x

i

(4.4)


4.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Khi xem xét một dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là những lợi ích trong tương lai thu được có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không? Để đánh giá được lợi ích của đầu tư phải xuất phát từ mục tiêu của đầu tư.

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, thì mục đích hàng đầu trong hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Vì thế, việc đầu tư của doanh nghiệp là nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp hướng tới hiệu quả cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng không phải tất cả các khoản đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc, đầu tư cho việc bảo vệ môi trường... đều vì mục đích lợi nhuận. Trong chương này, chúng ta chủ yếu xem xét các dự án đầu tư dưới góc độ doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận.

Sau khi xác định mục tiêu đầu tư và xem xét tình hình kinh doanh hiện tại, những yếu tố, dữ kiện liên quan đến khả năng đầu tư trong tương lai cần phải tiến hành lập các phương án để giải quyết nhiệm vụ kinh tế được đặt ra cho đầu tư. Việc lập dự án đầu tư là quá trình hoạt động phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn ở các phòng, ban của doanh nghiệp như các kỹ sư, nhà kinh tế, tài chính, kế toán v.v.. Về phương diện tài chính, mỗi dự án đầu tư cần phải xác định:

- Dự toán về vốn để thực hiện phương án đầu tư.

- Số lợi nhuận khi thực hiện đầu tư đưa lại.

Sau khi các dự án đầu tư được lập, vấn đề đặt ra là phải chọn được một dự án đầu tư tối ưu nhất. Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau.

Để lựa chọn dự án cần sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và áp dụng phương pháp lựa chọn nhất định.

4.2.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) của khoản đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt thời gian thực hiện dự án. Chỉ tiêu này cũng có thể được xác định là giá trị hiện tại của dòng tiền ròng trong thời gian thực hiện của dự án.

Thực chất của chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần là xét xem tổng thu nhập của dự án đầu tư có lớn hơn tổng chi phí cho dự án đầu tư không sau khi quy hai dòng tiền này về cùng một thời điểm ban đầu (hiện tại hoá dòng tiền).

Cách tính giá trị hiện tại ròng:



n

NPV

t0

PVBt

(1 i)t


n

t0

PVCt

(1 i)t


n

t1

CFt (1 i)t

CF0


(4.5)


Trong đó: NPV: giá trị hiện tại ròng của khoản đầu tư CFt: dòng tiền ròng năm thứ t

PVBt: dòng tiền vào ở năm thứ t

PVCt: dòng tiền ra ở năm thứ t

n: vòng đời của khoản đầu tư (số năm đầu tư)

i: tỷ lệ chiết khấu, thường là chi phí sử dụng vốn t: thứ tự năm

Thực chất của công thức tính này là:



NPV =

Tổng thu nhập của dự án (đã hiện tại hoá theo năm)

Tổng chi phí của dự án

-

(đã hiện tại hoá theo năm)


Sau khi xác định được giá trị hiện tại thuần của từng dự án thì so sánh chúng với nhau để lựa chọn. Có thể có các trường hợp sau đây khi so sánh:

- NPV <0: loại bỏ dự án.

- NPV = 0: Có thể chọn dự án hoặc loại bỏ (trường hợp chọn nếu là dự án độc lập và rất cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp).

- NPV > 0: Có thể chọn dự án, nhưng cần chú ý: nếu chỉ có 1 khả năng lựa chọn (dự án độc lập) thì có thể chọn. Trường hợp có nhiều dự án để chọn (dự án loại trừ nhau) thì nên chọn dự án có NPV lớn nhất và điều kiện của doanh nghiệp cho phép thực hiện dự án.

Dùng chỉ tiêu NPV để đánh giá hiệu quả dự án cần chú ý tới các mặt ưu điểm và hạn chế của chỉ tiêu này.

- Ưu điểm:

+ Có tính tới giá trị thời gian của tiền nên thấy được thực chất hơn hiệu quả tài chính của dự án.

+ Đo lường trực tiếp được giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra.

- Hạn chế:

+ Không cho thấy rò mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.

+ Không thể hiện được mối quan hệ giữa mức sinh lời với chi phí sử dụng vốn.

Ví dụ: Công ty A: lập 2 dự án đầu tư vào một dây chuyền công nghệ để chọn một dự án thực hiện.

- Dự án (1) bỏ ra 1.200 triệu đồng ngay từ đầu để mua thiết bị. Thiết bị sử dụng trong 10 năm, tạo ra thu nhập hàng năm gồm lợi nhuận sau thuế và tiền khấu hao. Riêng năm cuối cùng có thêm khoản thu về thanh lý thiết bị. Vốn đầu tư vay ngân hàng, lãi suất 12% một năm. Tính ra NPV của dự án này là 400 triệu đồng.

- Dự án (2) cũng bỏ ra 1.200 triệu đồng làm 2 đợt: đợt đầu 200 triệu để xây nhà xưởng ngay từ đầu năm. Đợt 2 bỏ ra 1.000 triệu đồng vào cuối năm để mua thiết bị. Dự án cũng sử dụng vốn vay với lãi suất 12% một năm và hoạt động trong 5 năm, sau 5 năm giá trị thanh lý thiết bị dự thu 50 triệu đồng. Dự án tạo ra dòng tiền vào như sau:

DÒNG TIỀN VÀO CỦA DỰ ÁN

Đơn vị tính: triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu


1


2


3


4


5

1. Khấu hao

240

240

240

240

240

2. Lợi nhuận trước thuế

185

231

277

369

277

3. Lợi nhuận sau thuế

144

180

216

288

216

4. Thu về thanh lý thiết bị





50

5. Cộng thu: (5) = (1) + (3) + (4)

384

420

456

528

506

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 14

( chỉ tiêu 3 - Lợi nhuận sau thuế tính 78% vì nộp thuế TNDN 22% )

Trên cơ sở dữ liệu đã có, có thể thấy rằng: dự án (1) đã xác định được NPV, cần xác định NPV của dự án (2) để so sánh, lựa chọn:

NPV (2) =

384

(1+0,12)1 +

420

+

(1+0,12)2

456

(1+0,12)3

528

+ (1+0,12)4

506

+ (1+0,12)5


- [200 +

1.000

(1+0,12)1

] = 432 (triệu đồng)

So sánh:

NPV (1) = 400 triệu đồng

NPV (2) = 432 triệu đồng

Dự án (2) có giá trị hiện tại ròng lớn hơn nên được chọn.

4.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

Phương pháp sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dựa trên giá trị hiện tại của tiền đề so sánh giữa tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án với một lãi suất chiết khấu nào đó đã chọn.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án đầu tư (còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ - Intenal Rate of Return = IRR) là một lãi suất mà với mức lãi suất đó thì giá trị hiện tại của các khoản thu do đầu tư mang lại trong tương lai bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư (tức NPV = 0). Thực chất IRR cũng là một tỷ lệ chiết khấu để NPV = 0.

Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định IRR:

- Phương pháp thử và xử lý sai số.

Theo phương pháp này, cần phải giả định một lãi suất bất kỳ nào đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm ra NPV và điều chỉnh dần tỷ lệ chiết khấu đó cho tới khi NPV = 0 thì tỷ lệ chiết khấu đó chính là IRR cần tìm. Việc đó có thể thực hiện qua hai bước:

Bước 1: Chọn một lãi suất nào đó làm tỷ lệ chiết khấu và dùng tỷ lệ chiết khấu đó để tính giá trị hiện tại ròng của dự án dựa trên các dữ liệu dòng tiền dự án đã có.

Bước 2: Nếu tính ra NPV > 0 thì phải thử lại bằng cách nâng tỷ lệ chiết khấu tự chọn lên. Nếu tính ra NPV < 0 thì hạ lãi suất tự chọn xuống. Tiếp tục phép thử cho đến khi NPV xấp xỉ bằng 0 (hoặc = 0) thì lãi suất tự chọn đó chính là IRR cần tìm.

- Phương pháp nội suy:

Theo phương pháp nội suy, cách làm cũng tương tự như phương pháp thử nói trên, song có thể dùng toán tài chính để lựa chọn IRR như sau:

Bước 1: Chọn 2 mức lãi suất r1 và r2 với các điều kiện sau: r1< r2

r2 – r1<5%

r1 cho NPV1> 0 r2 cho NPV2< 0

Bước 2: Tìm IRR là lãi suất nằm trong khoảng r1 và r2 bằng công thức:

IRR = r1

NPV1r2 − r1

1 2

+ NPV - NPV

(4.6)


Dùng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để đánh giá và lựa chọn dự án có thể xảy ra 3 khả năng sau:

- Nếu IRR < chi phí sử dụng vốn (i): chẳng hạn nếu phải vay vốn để đầu tư với lãi suất là 12% một năm mà tỷ lệ hoàn vốn nội bộ chỉ đạt 10% thì loại bỏ dự án vì không có hiệu quả.

- Nếu IRR = i: tuỳ theo sự cần thiết của dự án mà có thể lựa chọn hay không lựa chọn dự án.

- Nếu IRR > i: lựa chọn dự án nhưng phải cân nhắc điều kiện:

+ Dự án độc lập: chấp nhận

+ Dự án loại trừ nhau: chọn dự án có IRR cao nhất. Ví dụ:

Công ty A có dự kiến bỏ vốn đầu tư một lần vào một dự án 100 triệu đồng. Dự án tạo ra thu nhập trong 3 năm như sau:

Năm thứ nhất: 40 triệu đồng Năm thứ hai: 50 triệu đồng Năm thứ ba: 60 triệu đồng

Chi phí sử dụng vốn là 20% một năm (lãi vay ngân hàng). Hãy dùng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ để đánh giá, lựa chọn hay không dự án này. (Sử dụng phương pháp nội suy).

Bước 1: Chọn lãi suất r1 sao cho với r1 thì NPV > 0 (giả sử r1 = 21%)


NPV1 =

40

(1+0,21)1 +

50

+

(1+0,21)2

60

(1+0,21)3


- 100 = 1,03 (triệu đồng)


Chọn r2> r1 để NPV < 0 (giả sử r2 = 22%)

NPV2 =

40

(1+0,22)1 +

50

+

(1+0,22)2

60

(1+0,22)3


- 100 = -0,54 (triệu đồng)

Bước 2: Tìm IRR


IRR=0,21+


1,03x (0,22-0,21)

1,03 - 0,54 ≈0,217 hay 21,7%

Như vậy, dự án có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là 21,7% lớn hơn chi phí sử dụng vốn (lãi vay ngân hàng) 20% nên có thể chọn dự án.

Sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư có ưu, nhược điểm sau đây:

- Ưu điểm:

+ Xác định được mức độ sinh lời của dự án có tính đến yếu tố theo thời gian của tiền tệ.

+ Thấy được quan hệ so sánh giữa mức sinh lời với chi phí sử dụng vốn đầu tư.

- Nhược điểm:

+ Khi tính toán có giả định thu nhập hàng năm của dự án đầu tư lại được đầu tư tiếp vào dự án (tái đầu tư) với lãi suất như tỷ lệ hoàn vốn của dự án là ít thực tế nhất là

trong trường hợp doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cao. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất rẻ hơn để tiếp tục đầu tư có lợi hơn.

+ Không chú trọng tới quy mô đầu tư lớn hay nhỏ nên dẫn đến kết luận có thể chưa thoả đáng.

4.2.3. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư (T)

Phương pháp này sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư để đánh giá và lựa chọn dự án. Dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh nhất sẽ có cơ hội được lựa chọn.

Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết để dự án tạo ra dòng tiền thu nhập thuần bằng với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đó.

Về nguyên tắc, thời gian hoàn vốn đầu tư phụ thuộc vào hai yếu tố là vốn đầu tư và thu nhập hàng năm do dự án đầu tư mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế thu nhập hàng năm có thể bằng nhau nhưng cũng có thể khác nhau. Vì vậy cách xác định thời gian hoàn vốn đầu tư có khác nhau.

4.2.3.1. Trường hợp dự án có thu nhập bằng tiền hàng năm bằng nhau

Trường hợp này thời gian hoàn vốn đầu tư được tính như sau:


T = Vốn đầu tư(4.7) Thu nhập thuần hàng năm


4.2.3.2. Trường hợp dự án có thu nhập bằng tiền hàng năm không bằng nhau

Trường hợp này xác định thời gian hoàn vốn đầu tư được tính qua hai bước: Bước 1: Tính số năm cần để hoàn vốn:

Xác định số năm bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi trừ đi số thu nhập của năm (gồm lợi nhuận ròng và số khấu hao của dự án) ở thời điểm cuối năm. Khi số vốn đầu tư chưa thu hồi nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp thì chuyển sang tính số tháng còn lại (bước 2).

Bước 2: Tính số tháng còn lại.

Tính số tháng còn lại bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi hết ở bước 1 chia cho số thu nhập bình quân 1 tháng ở năm kế tiếp.

Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư là tổng số năm và số tháng ở cả hai bước, nhưng để phản ánh đúng thực tế thời gian hoàn vốn đầu tư kể từ khi bỏ vốn đầu tư thì phải công cả thời gian thi công của dự án.

- Ví dụ:

Công ty A cần đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất với dự kiến:

+ Vốn đầu tư: 1.000 triệu đồng

+ Thời gian thi công: 6 tháng

Có 2 dự án được chào để công ty lựa chọn với chi tiết như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022