Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành

vui, thiếu hứng thú học tập, thiếu sự mong muốn tự mình tìm tòi tri thức, thiếu niềm tin vào chính mình. Khi có được động lực tự học, với sự cố vấn, dẫn dắt của GV, học sinh dần hình thành khả năng tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh, kỹ năng thảo luận nhóm, tiến đến hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.

- GV chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức trải nghiệm gắn với thực tế nội dung môn học.

- Đổi mới phương tiện dạy học sao cho hiệu quả. Khuyến khích GV dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới sử dụng các phiếu học tập, tăng cường vận dụng CNTT, dạy học đa phương tiện vào phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao.

- GV Ngữ văn cần làm bật các chủ đề, định hướng HS trong việc trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

* Đối với học sinh

HS cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm môn học, đặc biệt cần tranh thủ cơ hội tham gia trải nghiệm để phát triển năng lực nhận thức nói chung, năng lực học tập môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này để xây dựng triển khai kế hoạch, tổ chức chỉ đạo quản lý thực hiện một cách có hiệu quả, sát sao.

- Hiệu trưởng cần có sự năng động, sáng tạo trong việc đưa ra các hình thức thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

- Hiệu trưởng cần xây dựng các chính sách và chế độ khuyến khích giáo viên dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách xứng đáng, tạo ra động lực bên trong của họ về đổi mới phương pháp DH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Hiệu trưởng phải đảm bảo điều kiện tối thiểu cho thực hiện đổi mới phương pháp DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới và cần có được sự đồng thuận, ủng hộ của các lực lượng liên quan đến hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 13

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV biết cách phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện; tạo chuyển biến trong nhận thức của học sinh về sự cần thiết của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo các hướng: Xây dựng bộ ngân hàng đề để sử dụng khi cần thiết; Cán bộ quản lý theo dõi, kiểm tra việc GV môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện kiểm tra, đánh giá HS theo phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy của cá nhân.

- Hiệu trưởng phải xác định được mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS so với mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn qua kiểm tra HS thể hiện theo các phương diện: Về kiến thức đảm bảo mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, mức độ vận dụng. Về kỹ năng biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá, nhận định, tổng hợp về một vấn đề, một tình huống, một sự kiện trong bài học, trong cuộc sống hàng ngày và trước những vấn đề xã hội. Về thái độ thể hiện sự trung thực, hợp tác, chính kiến cá nhân, cẩn thận khi làm bài, trong nhận diện các vấn đề của cuộc sống.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với cán bộ quản lý

- Hiệu trưởng cần đặt trọng tâm kiểm tra vào những nội dung lên quan đến vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế cuộc sống và các vấn đề nảy sinh trong xã hội, đánh giá cao sự sáng tạo của HS trong việc vận dụng kiến thức kỹ năng vào những tình huống mới của cuộc sống.

- Hiệu trưởng chỉ đạo đa dạng hoá loại hình kiểm tra nhằm tạo điều kiện có thể đánh giá một cách toàn diện giảng dạy của GV Ngữ văn và hệ thống kết quả của HS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn họp thảo luận rút kinh nghiệm căn cứ vào kết quả điểm bài kiểm tra chất lượng của HS thể hiện qua bốn lần: giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cả năm; hình thức kiểm tra đánh giá tập trung theo quy định hiện hành.

- Hiệu trưởng cần kết hợp đánh giá với tư vấn GV nhằm giúp GV tự phân tích, đánh giá được khả năng dạy học của mình, từ đó rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn

-Tham gia xây dựng bộ ngân hàng đề cập đến quá trình học của HS học tập môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của HS theo các kỳ và cuối năm học.

- GV tự phân tích, đánh giá được khả năng dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của HS theo các kỳ và cuối năm học.

* Đối với học sinh

Chủ động học tập môn ngữ văn, tìm tòi các phương pháp học tập hiệu quả, tạo hứng thú cho bản thân

Thực hiện các hình thức kiểm tra môn học theo học kỳ,năm học với kết quả cao nhất có thể.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra từ đầu năm học, thông báo cho GV tổ ngữ văn trong trường;

- Hiệu trưởng phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá và có hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật đối với kết quả kiểm tra dạy học GV theo chương trình phổ thông mới.

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động của tổ ngữ văn thông qua việc duy trì được cơ cấu bộ máy hợp lý, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy, quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ để từng thành viên trong tổ chuyên môn cho

giáo viên hiểu rõ nội dung công việc mình phải thực hiện. Đống thời giúp GV nhận thức rõ các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo và trực tiếp rà soát, điều chỉnh kế hoạch quản lý hoạt động các tổ ngữ văn, có đủ năng lực đánh giá hoạt động dạy môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS theo quy định.

Hiệu trưởng tuyên truyền, hướng dẫn để CBQL và tổ trưởng chuyên môn nắm vững các quan điểm về vai trò của công tác quản lý đối với việc đánh giá kết quả dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với cán bộ quản lý

- Yêu cầu nộp kế hoạch dạy học đầu năm đúng hạn

- Thành lập ban kiểm tra giám sát quá trình dạy học

- Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của một giờ giảng dạy học môn ngữ văn chương trình GDPT mới.

Hiệu trưởng hoàn thiện được các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo động lực làm việc, thúc đẩy GV tích cực học tập, phát triển để tự hoàn thiện bản thân.

* Đối với tổ chuyên môn

- Tăng cường các biện pháp quản lý đối với tổ ngữ văn nhằm giúp họ phát huy được năng lực sở trường công tác và cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục và phát triển của nhà trường.

- Hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế chỉ đạo, phối hợp trong công tác đánh giá kết quả dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS từ tổ, triển khai tới từng GV.

- Hàng năm thực hiện đánh giá các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của GV trong trường về việc tham gia dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS.

* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn

Phối hợp tích cực với TTCM, Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ giáo viên dạy môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới

Có quyền và nghĩa vụ trong quá trình đề cử, ứng cử GV và bản thân tham gia trong bộ máy tổ chức quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp

Hiệu trưởng triển khai và thực hiện tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm đội ngũ CBQL và tổ trưởng chuyên môn, GV tham gia tổ ngữ văn ở trường học.

Phối hợp chặt chẽ các thành viên của tổ ngữ văn nhà trường.

Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên trong các hoạt động dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới.

3.2.5. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Huy động nguồn lực tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong việc huy động các nguồn lực hỗ trợ quá trình dạy học.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng tập trung xây dựng kế hoạch từng năm học và lâu dài về cơ sở vật chất và thiết bị dạy hoc để phục vụ cho hoạt động dạy học, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề, tập trung giải quyết các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho việc đáp ứng cho việc dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng tăng cường xây dựng mối quan hệ của nhà trường để vận động các cơ quan đơn vị và các nhân góp phần xây dựng bổ sung cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học của nhà trường.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với cán bộ quản lý

- Hiệu trưởng không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nói chung, DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt để GV Ngữ văn nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng, cần thiết của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo học đi đôi với hành. Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học một cách chặt chẽ. Yêu cầu cán bộ thư viện phải có sổ theo dõi, ghi chép việc mượn, trả đồ dùng, thiết bị dạy học của GV môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể khai thác, sử dụng phương tiện dạy học như tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng phương tiện dạy học mới, hiện đại, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng cần chủ động đầu tư cho thư viện nhà trường có đủ các loại sách tham khảo, báo, tạp chí, băng, đĩa,... cho giáo viên và học sinh phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn theo yêu cầu.

- Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế, sử dụng có hiệu quả tối đa các thiết bị dạy học nói riêng và cơ sở vật chất của nhà trường nói chung.

- Ban Giám hiệu giám sát chặt chẽ việc mua sắm, sữa chữa của nhà trường theo kế hoạch định kỳ, kết hợp với kiểm tra đôn đốc trong suốt quá trình giảng dạy để kịp thời đưa ra các kế hoạch điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn

- Thực hiện quy chế, sử dụng có hiệu quả tối đa các thiết bị dạy học nói riêng và cơ sở vật chất của nhà trường nói chung.

- Chủ động tích cực sử dụng, ứng dụng CNTT trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới;

- Khai thác, tìm kiếm nguồn tài liệu mở để nâng cao kiến thức, kỹ năng dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới;

- Tìm kiếm các lực lượng tài trợ về tài chính, cơ sở vật chất,…cho nhà trường.

- Phản ánh kịp thời các khó khăn trong quá trình tiếp cận cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Đối với học sinh

- Nhà trường tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong GV và HS.

- Chủ động tìm nguồn tài liệu mở để nâng cao kiến thức, phương pháp học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Hiệu trưởng cần tổ chức, sắp xếp đảm bảo có các phòng học bộ môn, phòng học đa năng phục vụ yêu cầu tối thiểu cho việc dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng cần năng động trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành, tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, của các tổ chức, cá nhân về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường.

- Đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn nói riêng cần nhận thức được vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, từ đó có ý thức trong khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.

- Hiệu trưởng coi trọng việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng phần mềm, khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào tiêu chuẩn thi đua, đánh giá xếp loại GV hàng năm.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong tình hình hiện nay, theo chúng tôi, việc xây dựng, đề ra các biện pháp quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Mỗi biện pháp đi sâu trình bày các vấn đè có tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Tất cả các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; biện pháp 1 là cơ sở để thực hiện các biện pháp cơ bản cho biện pháp 2,3; biện pháp 4,5 là biện pháp hỗ trợ bổ sung. Để từng bước nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của cán bộ quản lý ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, thì cần đòi hỏi các biện pháp quản lý phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng của từng bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

và của nhà trường. Những biện pháp đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ góp phần khai thông, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh hiện nay đối với hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuy nhiên, CBQL phải biết dựa vào đặc điểm, mục tiêu của môn học, điều kiện cụ thể của địa phương, của từng nhà trường để tham khảo và tìm ra những biện pháp bổ ích, sát thực trong quá trình quản lý để đưa hoạt động dạy học môn Ngữ văn của từng nhà trường ngày càng có chất lượng và đi vào chiều sâu.

Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, có kế hoạch, đồng thời triển khai một cách sâu rộng, giám sát chặt chẽ nhằm đạt được hiệu quả thiết thực

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm kiểm chứng thông qua các ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất; trên cơ sở đó có thể đề ra những biện pháp cụ thể để công tác quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đi vào thực tiễn, có chiều sâu và hiệu quả hơn.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến thông qua khảo sát và phỏng vấn đối với CBQL và GV dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 35 người (CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV).

3.4.3. Cách tiến hành

- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát.

- Xin ý kiến chuyên gia.

- Tổ chức tiến hành khảo sát đối với GV và CBQL.

- Thu thập phiếu, xử lý bằng phần mềm excel, công thức toán học.

- Xác định số liệu, phân tích và nhận xét.

- Tổng kết chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023