Việc điều tra sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức độ và thang đo điểm như sau:
+ Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm.
+ Cần thiết/Khả thi: 2 điểm.
+ ít cần thiết/ít khả thi: 1 điểm
Xử lý định lượng ý kiến đánh giá đối với CBQL và GV.
3.4.4. Nội dung và kết quả khảo nghiệm
3.4.4.1. Nội dung
Các biện pháp đã đề xuất và được trình bày trong luận văn; nội dung cụ thể 6 biện pháp; chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá về hai vấn đề: Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp.
3.4.4.2. Kết quả
Hình 3.1: Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh
* Về mức độ cần thiết
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Biện pháp | Mức độ cần thiết |
| ||||||
Rất Cần thiết | Cần thiết | Ít Cần thiết | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn | 25 | 71,43 | 8 | 22,86 | 2 | 5,71 | 2,66 |
2 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 25 | 71,43 | 6 | 17,14 | 4 | 11,43 | 2,60 |
3 | Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 24 | 68,57 | 9 | 25,71 | 2 | 5,71 | 2,63 |
4 | Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 25 | 71,43 | 5 | 14,29 | 5 | 14,29 | 2,57 |
5 | Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 22 | 62,86 | 6 | 17,14 | 7 | 20,00 | 2,43 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành
- Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 15
- Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
* Về mức độ khả thi
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khi thi của các biện pháp quản lý
hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Biện pháp | Mức độ cấp thiết |
| ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Ít khả thi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn | 21 | 60,00 | 8 | 22,86 | 6 | 17,14 | 2,43 |
2 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 19 | 54,29 | 10 | 28,57 | 6 | 17,14 | 2,37 |
3 | Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 22 | 62,86 | 11 | 31,43 | 2 | 5,71 | 2,57 |
4 | Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 19 | 54,29 | 12 | 34,29 | 4 | 11,43 | 2,43 |
5 | Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 20 | 57,14 | 8 | 22,86 | 7 | 20,00 | 2,37 |
Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 62,86 đến 77,14% CBQL, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp
quản lý HĐTN là rất khả thi và từ 54,29% đến 62,86% cho rằng rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” = 2,57) cho là rất cấp thiết; còn biện pháp “Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh” = 2,57) cho cho rằng rất khả thi. Và vẫn còn khoảng từ 5,71% đến 20,0% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi và có từ 5,71% đến 20% các biện pháp ít có tính cần thiết do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và cần thiết có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức quản lý hoạt
động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Tiểu kết chương 3
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận ở chương 1 và khảo sát thực trạng ở chương 2 về quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đó là:
Biện pháp 1: Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn.
Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng qua khảo sát có tính cần thiết và khả thi cao. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn đã nghiên cứu và đạt được kết quả chính sau:
Các khía cạnh lý luận về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS: Vị trí, vai trò môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS; Tầm quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS (yêu cầu; nội dung; phương pháp; hình thức; kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS)
Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều vấn đề cần quản lý như: Mục tiêu quản lý; Nội dung quản lý; Hình thức quản lý; Phương pháp quản lý; công tác quản lý việc dạy và học; Công tác kiểm tra, đánh giá dạy học môn Ngữ văn… Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động DH, QLGD. Đặc biệt, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn cũng đã trình bày được nội dung và kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động DH và quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các biện pháp được đề xuất đều được xây dựng trên các cơ sở thực hiện tuân thủ các nguyên tắc như; Đảm bảo tính kế thừa; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện; Đảm bảo tính hiệu quả; Đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp được đề xuất đều được khảo nghiệm về ính cần thiết và tính khả thi, và nhận được những đóng góp tích cực của CBQL, GV dạy môn Ngữ văn. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và có độ tin cậy để vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhằm mang lại những kết quả và chất lượng như mong muốn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở giáo dục đào tạo và phòng giáo dục TP Móng Cái
- Quản lý, giám sát, chỉ đạo quyết liệt và chặt chẽ các nhà trường về việc xây dựng phát triển chương trình nhà trường, tổ chức dạy học hướng vào sự phát triển đối với HS.
- Tăng cường công tác chỉ đạo cũng như tổ chức hội thảo cấp cụm trường, triển khai các đợt tập huấn nghiêm túc, thiết thực dành cho GV.
- Liên kết, tranh thủ và huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.
- Không ngừng thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học, đặc biệt với GV dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.2. Đối với các trường THCS
- Cần thường xuyên và nghiêm túc rà soát các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cũng như của ngành GD nhằm không ngừng tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến toàn thể GV và HS. Chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc thiết kế, xây dựng và vận dụng bài dạy môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả, thiết thực.
- Tích cực tham mưu, đề xuất để tăng cường CSVC, TBDH, đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, sinh hoạt chuyên môn, trải nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.3. Đối với giáo viên
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chỉ đạo
- Nắm chắc, hiểu sâu nội dung chương trình môn học, cấp học; xác định rõ mục tiêu DH bộ môn; nắm được đặc thù môn học đảm nhận.
- Tích cực đổi mới, cải tiến HTTC, phương pháp DH, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong DH, sử dụng có hiệu quả phương tiện DH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng tư duy và hứng thú trong học tập môn Ngữ văn cho HS.
2.4. Đối với học sinh trường THCS
- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Ngữ văn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách bản thân.
- Tích cực học tập, trau dồi, tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá. Phát triển các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
- Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động. Phát triển năng lực trong học tập nói chung, trong nghiên cứu và học tập môn Ngữ văn nói riêng.