Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục

kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới sát với mục đích yêu cầu của môn học, trong từng thời điểm.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh (Xác định rõ thành phần, đối tượng, số lượng tham gia công tác kiểm tra, đánh giá)

- Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Công cụ kiểm tra, đánh giá là cái giúp người kiểm tra, đánh giá thu thập được những thông tin chính xác nhất về kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo kế hoạch, bằng các công cụ đã xây dựng. Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia, các nhà khoa học.

- Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin đến giáo viên cùng các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức chung cũng như các kiến thức mà học sinh lĩnh hội được từ các HĐTN, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình. Kiểm tra, đánh giá để biết được tinh thần

thái độ, ý thức tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên của học sinh.

Tóm lại quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở trường THCS là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của chu trình quản lý hoạt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ QLGD và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Khi cán bộ QLGD, giáo viên trường THCS đã có nhận thức đúng đắn thì sẽ có những quan tâm chỉ đạo và biện pháp quản lý phù hợp, nỗ lực trong thiết kế, tổ chức để nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm môn học của nhà trường và ngược lại.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD. Với người QL có năng lực, được đào tạo cơ bản thì dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh, đưa hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh của nhà trường tiến lên trạng thái mới về chất và ngược lại.

- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên: Trình độ chuyên môn của giáo viên, đặc biệt là năng lực thiết kế các bài dạy trải nghiệm

là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học của người cán bộ quản lý. Người giáo viên thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của cán bộ quản lý. Nếu người giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ các mệnh lệnh quản lý thì hoạt động quản lý của nhà trường đạt được hiệu quả, chất lượng giáo dục được đảm bảo. Ngược lại, nếu trình độ chuyên môn của giáo viên yếu kém, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật không tốt thì hiệu quả quản lý nhà trường sẽ rất thấp. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng mà người cán bộ quản lý phải hết sức coi trọng.

- Ý thức, thái độ, động cơ học tập của học sinh: Ý thức học tập, sự nỗ lực vươn lên của học sinh trong học tập, rèn luyện cùng với chất lượng đầu vào cao của học sinh cũng là yếu tố then chốt để quá trình đổi mới giáo dục và hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh đạt hiệu quả đề ra.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương. Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội tác động tới chất lượng hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh của nhà trường. Người Hiệu trưởng phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền; sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình.

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường

Đối với các trường THCS chịu sự chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND các cấp. Trong công tác quản lý hoạt

động dạy học nói chung và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh nói riêng, sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng của các hoạt động giáo dục. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điểu chỉnh bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh của nhà trường đạt được những mục tiêu đề ra.

- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Để quản lý tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, giữa các tổ chức trong tập thể nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh, sự đoàn kết.

Hiệu trưởng phải biết sử dụng tốt đội ngũ cốt cán như phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng và các thành viên trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả; coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, sự phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường, đặc biệt là phụ huynh học sinh giúp cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả hơn.

- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường: Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS nói chung và nhất là ở các trường vùng nông thôn, miền núi, dân tộc, hải đảo nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh sẽ góp phần đem lại kết quả tích cực cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các nhà trường.

Kết luận chương 1


Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới là việc giáo viên tổ chức cho học sinh tương tác với đối tượng trải nghiệm trong các chủ đề của môn khoa học tự nhiên nhằm phát huy vốn hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh, giúp học sinh chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân đáp ứng mục tiêu của môn học, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS là tổ hợp những cách thức tác động của người CBQL đến đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh, góp phần hình thành ở người học những phẩm chất và năng lực cốt lõi được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, theo chức năng nhiệm vụ của mình, người quản lý giữ vai trò quyết định trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động nhà trường nhất là việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

+ Chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm: Nhận thức của cán bộ QLGD và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh; Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD; Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên; Ý thức, thái độ, động cơ học tập của học sinh; Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương; Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường; Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường; Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Những vấn đề lý luận được trình bày trong chương 1 sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

2.1.1.1. Đặc điểm giáo dục huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Vân Đồn là một huyện đảo, kinh tế, văn hoá và các mặt xã hội phát triển chậm so với các khu vực trong đất liền. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.... Toàn huyện có 2 trường THPT, 11 trường THCS, 11 trường Tiểu học và 11 trường Mầm non. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 04/NQTU năm 2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh các cấp học, các trường học trong toàn huyện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tuy nhiên do điều kiện về kinh tế của nhân dân còn hạn hẹp cho nên cơ sở vật chất của các nhà trường đa số chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn, đến nay có 12 đơn vị trường THCS và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân trong toàn huyện.

2.1.1.2. Đặc điểm của các trường THCS huyện Vân Đồn

Những năm qua sự nghiệp giáo dục của huyện Vân Đồn đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.

Huyện Vân Đồn có 11 trường trung học cơ sở. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố dải đều trên các đảo đảm bảo đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân địa phương.

Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS



Năm học


Số trường


Số lớp


Số HS

Bình quân hs/lớp

Học sinh lưu ban (%)

Học sinh bỏ học (%)

Tỷ lệ huy động vào lớp 6

(%)

2016-2017

11

95

2428

25.55

1.38

0.0027

100

2017-2018

11

95

2504

26.35

0.12

0.009

100

2018-2019

11

95

2645

27.84

0.1

0.0041

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 8

(Nguồn: Phòng GD & ĐT Vân Đồn)

Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Từ năm học 2002 - 2003 Bộ GD&ĐT đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGĐT về quy chế đánh giá xếp loại HS trung học, do đó công tác đánh giá xếp loại HS được thực hiện nghiêm túc và thực chất hơn. Đặc biệt h- ưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ GD&ĐT, những năm học vừa qua, hoạt động giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường nói chung, việc đánh giá xếp loại HS nói riêng được toàn ngành triển khai đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của HS hơn.

* Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS huyện Vân Đồn ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các HĐ ở trường, lớp và các HĐ văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2023