(10) Luận án Tiến sỹ kinh tế“Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn Kinh tế Quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam”, Vũ Trường Khá (2017), Học viện Tài chính [66]. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về vốn đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, luận án cũng đã xây dựng các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế Quốc phòng. Luận án đã phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế Quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam. Luận án đã chỉ ra rằng do cơ chế cấp phát, thanh toán ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản đối với nguồn cấp qua Bộ Quốc phòng hằng năm chưa thực hiện hết được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau chính vì vậy làm cho các Đoàn KTQP ỷ lại và cho rằng không thực hiện hết cũng vẫn được chuyển sang năm sau chi tiếp dẫn đến không đẩy nhanh tiến độ thanh toán vốn đầu tư XDCB. Mặt các đặc thù vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội được kiểm soát, thanh toán qua Bộ Quốc phòng và qua Kho bạc Nhà nước, đồng thời trong quá trình thanh toán một số Đoàn KTQP chưa bám sát tiến độ thực hiện các hạng mục dự án công trình hoàn thành cho nên có dự án thừa vốn do không có khối lượng giải ngân để thanh toán song lại có dự án lại rơi vào tình trạng thiếu vốn thanh toán khi đã triển khai xong. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, gồm: (i) hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong đó tập trung đẩy nhanh việc giao kế hoạch vốn; (ii) cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phải trên cơ sở hợp đồng và chỉ tiêu vốn được phân bổ, đề cao trách nhiệm của các chủ đầu tư trong giám sát thi công, quản lý chất lượng công trình, công tác nghiệm thu thanh toán khối lượng; (iii) không cho chuyển vốn số không thực hiện hết sang năm sau mà trừ vào kế hoạch năm sau đối với nguồn đầu tư tập trung cấp qua KBNN, không cấp lại chỉ tiêu vốn đã bị mất kế hoạch do lỗi của chủ đầu tư, quy định rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với các chủ đầu tư chấp hành không nghiêm các quy định về thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
(11) Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Lan Hương (2018), Học viện Tài chính, Hà Nội [64]. Luận án đã thu thập, phân tích số liệu chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên
lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 2011-2017, kết quả cho thấy việc phân bổ và giao dự toán còn chậm và chưa sát thực tế, đã ảnh hưởng đến việc triển khai các thủ tục về đấu thầu, thực hiện, thanh toán vốn của các dự án, quy trình triển khai qua nhiều khâu, nhiều bước; công tác giải ngân chậm, tình trạng nợ đọng XDCB vẫn tiếp tục tiếp diễn, số dư vốn ứng chưa có nguồn hoàn trả lớn, các vi phạm kỷ luật quản lý NSNN cho ĐTXDCB vẫn diễn ra phổ biến. Nguyên nhân do công cụ quản lý chi NSNN cho ĐTXDCB còn phức tạp, tồn tại nhiều kẽ hở gây lãng phí, thất thoát lớn; việc ứng trước vốn kế hoạch đầu tư công còn không thống nhất và thiếu tiêu chí lựa chọn các dự án đủ điều kiện; Tổ chức bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB chưa phù hợp, việc quy định 2 cơ quan thực hiện công tác lập, phân bổ, thực hiện ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó cơ quan KH&ĐT là cơ quan chủ trì, cơ quan tài chính là cơ quan phối hợp còn nhiều bất cập, chồng chéo làm giảm hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp về phân cấp quản lý, đổi mới quy trình quản lý, đẩy nhanh thời gian phân bổ dự toán ngân sách, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và tăng cường kỷ luật tài chính.
(12) Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản lý vốn đầu tư XDCB tại các Quân khu”, Bùi Thanh Huyền (2018), Học viện Hậu cần, Hà Nội [65]. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội, bao gồm khái niệm, chức năng, vai trò, đặc điểm, nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội, phân tích các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong Quân đội. Đồng thời, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số đơn vị trong quân đội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các đơn vị quân đội . Trên cơ sở lý luận,nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB tại các Quân khu thuộc BQP giai đoạn 2012-2016, luận án nêu được quan điểm, định hướng và yêu cầu quản lý vốn đầu tư XDCB tại các Quân khu thuộc BQP đến năm 2020 tầm nhìn 2030, đồng thời đề xuất được hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB tại các Quân khu thuộc BQP. Tuy nhiên, luận án đã nghiên cứu ở tất cả các Quân khu, vốn đầu tư XDCB từ tất cả các nguồn và rút ra các chỉ số bình quân. Vì vậy, việc đánh giá mang tính khái quát, chưa phản ánh hết các đặc thù, đặc điểm riêng có của quân, binh chủng trong
thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến quyết toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản
(13) Đề cập đến nội dung quyết toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong nghiên cứu của Vũ Quang Phiến (2019) Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng”, Học viện Tài chính, Hà Nội [70]. Luận án nghiên cứu tương đối toàn diện về vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước trong Quân đội. Luận án cũng đã trình bày các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó luận án đã tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp từ các công trình đã công bố, từ các báo cáo quyết toán của Quân khu 3 có nguồn gốc tin cậy để phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng và ngân sách địa phương. Từ đó, đánh giá những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Quân khu 3 trong những năm gần đây. Đối với công tác quyết toán, luận án đã chỉ ra rằng khâu lập, tổng hợp hồ sơ quyết toán còn chậm, chất lượng quyết toán không cao, nguyên nhân do (i) các chủ đầu tư nhận thức về công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành chưa đúng, chấp hành chưa nghiêm quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; công tác hạch toán theo dõi TSCĐ chưa chặt chẽ, mang tính hình thức; ý thức chấp hành chưa nghiêm túc, coi nhẹ khâu quyết toán khi công trình đã hoàn thành; (ii) có hiện tượng một số chủ đầu tư, nhà thầu tăng khối lượng trình duyệt quyết toán so với giá trị thực hiện thực tế; (iii) việc thẩm tra quyết toán chủ yếu dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình duyệt, công tác kiểm tra thực tế tại các công trình còn chưa được chú trọng nên chậm phát hiện ra những sai sót, chưa có chế tài đủ mạnh đối với chủ đầu tư và các nhà thầu khi tổng hợp sai lệch khối lượng quyết toán. Khi bị phát hiện và xuất toán, mới chỉ cắt giảm phần khối lượng tăng lên mà không xử phạt đối với hành vi đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện quyết toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, gồm: (i) tăng cường kiểm tra đôn đốc cơ quan Tài chính các cấp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quy định, là cơ quan chủ trì tham mưu cho chủ đầu tư trong việc quản lý vốn và thực hiện thẩm tra tổng
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 1
- Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Định Hướng Nghiên Cứu Của Luận Án;
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Ngân Sách Nhà Nước Trong Quân Đội
- Đặc Điểm Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong Quân Đội
- Mục Tiêu Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong Quân Đội
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
hợp quyết toán, nhằm xác định đúng giá trị vốn đầu tư XDCB của dự án, công trình hoàn thành và đúng thời gian quy định; (ii) Rà soát lại các dự án đã nộp hồ sơ quyết toán thuộc thẩm quyền Quân khu phê duyệt, chỉ đạo các cơ quan thẩm tra khối lượng Quân huấn, Công binh (công trình bí mật) hoặc thuê Kiểm toán tập trung làm dứt điểm, quy định rõ thời gian hoàn thành để cơ quan Tài chính Quân khu thẩm tra, báo cáo Tư lệnh Quân khu phê duyệt đúng thời gian quy định.
(14) Trên phương diện nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây dựng trong ngành công an, Nguyễn Văn Thập (2019) [82] đã chỉ ra rằng quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an thường bị chậm, diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình quyết toán: lập quyết toán của nhà thầu, xác nhận của chủ đầu tư và thẩm định của cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chậm quyết toán dự án hoàn thành là do chưa có quy định xử phạt tính theo ngày chậm đối với trường hợp CĐT gửi báo cáo quyết toán chậm và trường hợp đơn vị chủ quản thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm. Không có chế tài đủ mạnh để buộc các chủ đầu tư báo cáo quyết toán kịp thời, chủ đầu tư cùng với nhà thầu nghiệm thu, thanh toán tăng giá trị khối lượng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước nhưng vì không được quyết toán kịp thời nên khó có thể phát hiện và xử lý. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất nhóm giải pháp về hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, gồm:
(i) mở rộng phân cấp và ủy quyền quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp 2 trong việc phê duyệt quyết toán đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư nhỏ để việc quyết toán vốn đầu tư được tiến hành nhanh gọn hơn không phải chờ đợi thời gian phê duyệt từ các cơ quan của Bộ; (ii) đối với các dự án đầu tư XDCB đã được KTNN hoặc kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính thì không bắt buộc phải qua khâu xác nhận khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành tại Cục Quản lý XDCB và doanh trại để rút ngắn thời gian thẩm tra phê duyệt; (iii) cần có chế tài chặt chẽ hơn về việc quyết toán chậm ví dụ cần có quy định CĐT được quyền đưa vào hồ sơ mời thầu, hợp đồng với nhà thầu điều khoản phạt khi nhà thầu lập và gửi quyết toán khối lượng chậm, sai dẫn đến việc CĐT chưa có cơ sở để lập quyết toán vốn đầu tư XDCB; (iv) cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình; (v) ban hành văn bản mới hướng dẫn quy
định cụ thể các đặc điểm đặc thù cho các dự án mang tính đặc thù của ngành, quy định về các cơ quan thẩm tra, thời gian, nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành trình các cơ quan thẩm tra, phê duyệt.
1.1.5. Các nghiên cứu liên quan đến kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản
(15) Luận án Tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Bình (2010), Học viện Tài chính [4]. Luận án đã hệ thống, bổ sung, làm rõ lý luận về dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và quản lý tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước, làm rõ các vấn đề về thanh tra tài chính, thanh tra tài chính các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước; làm rõ những tồn tại, hạn chế trong cơ chế hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam. Từ đó luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp với 18 giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn và khả thi để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước; trong đó có các giải pháp mang tính chất khả thi cao, sát thực tiễn như: (i) Phân định rõ nhiệm vụ, phạm vi đối tượng và mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. (ii) Tăng cường tính độc lập tương đối trong hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm. (iii) Các chủ đầu tư cần tăng cường công tác tự kiểm tra dự án và thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư. (iv) Các cơ quan thanh tra cần tăng cường theo dõi, giám sát từ xa đối với tình hình thực hiện dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước; chủ động phối hợp bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo ngay từ xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm. (v) Tăng cường kiểm soát chất lượng, hiệu quả thanh tra tài chính dự án ĐTXD; thành lập bộ phận kiểm soát chất lượng thanh tra tại các cơ quan thanh tra. (vi) Bổ sung chế tài và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư nhà nước. (vii) Công khai, minh bạch kết quả thanh tra và kết quả chấp hành kết luận thanh tra tài chính dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước. (viii) Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước.
(16) Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Võ Văn Cần (2014). Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở Việt Nam” [31]. Luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, làm rõ những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở đó luận án đã phân tích hạn chế yếu kém trong các tổ chức bộ máy kiểm tra, giám sát; xác định rõ những tồn tại, hạn chế trong hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Từ đó, đã đề xuất các giải pháp thích hợp hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế nhà nước quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những Luận án tiến sỹ kinh tế trên, còn một số Luận án cũng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB như: Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Thịnh Văn Vinh (2001) với đề tài “Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành”, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội [86], đã nghiên cứu công tác kiểm soát báo cáo quyết toán với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước và công trình chỉ định thầu. Tác giả đã phân tích làm rõ về thực trạng quản lý và kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành hiện nay và chỉ ra những hiện tượng gian lận thường gặp trong quản lý và kiểm toán đầu tư XDCB, thông qua đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của thực trạng và tác động của nó đến việc xác định nội dung, xây dựng trình tự và phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành. Tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và không ngừng tăng tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành nói riêng trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
1.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố
Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu liên quan giải quyết cần
được kế thừa trong nghiên cứu của tác giả:
- Về lý luận: Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm sáng tỏ được hệ thống lý thuyết về quản lý đầu tư XDCB, về vốn đầu tư XDCB, phân cấp quản lý vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước hoặc quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở một số Bộ ngành, quân khu, tập đoàn kinh tế quốc phòng; các nguyên tắc, nội dung quản lý tiếp cận theo chu trình ngân sách, gắn với các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư. Một phần lý thuyết về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở các công trình nghiên cứu đã nêu sẽ được tác giả kế thừa trong nghiên cứu luận án của mình. Đồng thời các nghiên cứu cũng đã đưa ra một chỉ số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB là những gợi ý cho tác giả nghiên cứu đưa hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân. Các nội dung kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB cũng đã được các công trình nghiên cứu đề cập ở một mức độ nhất định.
- Về đánh giá thực trạng: Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đánh giá thực trạng chi NSNN cho đầu tư XDCB và quản lý chi NSNN cũng như quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở các phạm vi nghiên cứu khác nhau như: các tỉnh, các Bộ, quân khu, tập đoàn kinh tế quốc phòng theo các giai đoạn đầu tư cũng như theo chu trình quản lý chi NSNN ở những giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Từ những đánh giá thực trạng của các công trình nghiên cứu đó, giúp nghiên cứu sinh có được những kiến thức kinh nghiệm để đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng.
- Về các đề xuất, kiến nghị:
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp liên quan đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó như: Hoàn thiện (tăng cường) quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB của các tỉnh, các bộ, của các quân khu, tập đoàn kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Hoàn thiện (tăng cường) kiểm tra, kiểm soát, phân cấp quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở các đơn vị nghiên cứu đã nêu.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu trên
cho thấy mỗi công trình nghiên cứu có mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau và các công trình nghiên cứu đó được thực hiện trong giai đoạn 2010 -2020 nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở một đơn vị trong quân đội như Quân chủng Phòng không - Không quân, gắn với các đặc điểm, đặc thù riêng của Quân chủng về đầu tư XDCB. Phương thức quản lý, kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng được thực hiện kiểm soát thanh toán qua hệ thống tài chính Quân đội và qua hệ thống Kho bạc Nhà nước gắn với nhiều đặc thù nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng Không - Không Quân” là có cơ sở khoa học, cần thiết cấp bách và không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được áp dụng trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB tại Quân chủng Phòng Không - Không Quân và là tài liệu tham khảo cho các đơn vị khác trong Bộ Quốc phòng.
1.2.2. Định hướng nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
1.2.2.1. Định hướng nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án đã được xác định là xác lập quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng. Do vậy, định hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Về lý luận: Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết trong đó tập trung luận giải làm rõ 05 nội dung quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB đó là: Phân cấp quản lý, lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, kiểm tra và kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB và đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB theo 5 nội dung quản lý cụ thể đã nêu.
- Về phân tích đánh giá tình hình thực tiễn: Nghiên cứu phân tích, đánh giá chi tiết, đầy đủ, khách quan thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015-2020 theo năm nội dung trên. Từ đó chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế